Phân vùng chức năng và đặc trưng của các vùng chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ (Trang 51 - 57)

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH PHÚ THỌ

2.5. Phân tích nhu cầu phân vùng chức năng phục vụ quản lý và sử dụng đất của

3.1.2. Phân vùng chức năng và đặc trưng của các vùng chức năng

Theo các tiêu chí và nguyên tắc phân vùng nêu trên, và dựa vào đặc thù về điều kiện tự nhiên, cơ cấu kinh tế, hiện trạng, biến động sử dụng đất đến 2020, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, toàn bộ lãnh thổ tỉnh Phú Thọ được phân chia thành 14 tiểu vùng chức năng (hình 3.1: Bản đồ phân vùng chức năng) với các đặc trưng được mô tả cụ thể (bảng 3.1).

Bảng 3.1 Đặc trƣng các tiểu vùng chức năng tỉnh Phú Thọ

Stt Tiểu vùng Đặc trƣng

1

Tiểu vùng bảo tồn núi cao trung bình Xuân Sơn (I).

Tiểu vùng có chức năng chính là phịng hộ đầu nguồn, bảo tồn các hệ sinh thái, thảm thực vật và các loài động vật quý hiếm. Đây là vùng núi có độ cao trung bình từ 200 - 500m nằm ở phía Tây Nam của tỉnh. Lớp thổ nhưỡng ở đây là các loại đất màu đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Thực vật chủ yếu là rừng đặc dụng với hệ sinh thái đa dạng với nhiều rừng già, đặc biệt Vườn quốc gia Xuân Sơn, là khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

2

Tiểu vùng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên núi cao trung bình Yên Lập - Thanh Sơn (II).

Địa hình núi cao rất phức tạp, xen lẫn núi đá, đồi đất, tiểu vùng này tập chung chủ yếu là đất lâm nghiệp (rừng sản xuất, rừng phịng hộ). Khống sản trữ lượng lớn tập trung ở khu vực huyện Yên Lập - Thanh Sơn. Độ cao trung bình từ 200 - 500m so với mặt nước biển. Lớp phủ thổ nhưỡng đặc trưng chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất. Khí hậu đa dạng, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên một số khoáng sản giàu trữ lượng, cảnh quan ở một số nơi đẹp và kỳ thú,…

3

Tiểu vùng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên núi trung bình thấp Hạ Hịa - Đoan Hùng - Phù Ninh (III)

Tiểu vùng này nằm ở khu vực núi thấp phía Bắc trải dài sang phía Đơng Bắc của tỉnh, khu vực từ các huyện Hạ Hòa, Đoan Hùng, Phù Ninh. Tiểu vùng có lớp thổ nhưỡng chủ yếu là đất màu đỏ vàng trên đá sét xen đất vùng gò đồi thấp và một số loại đất phù sa không được bồi trải dải ven sơng Lơ. Tài ngun khống sản có trữ lượng khá. Tiểu vùng được sử dụng cho trồng các loại cây lâu năm, rừng sản xuất và cây nông nghiệp, cây ăn quả,...

4

Tiểu vùng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên núi

Với độ cao trung bình từ 150 - 300m, đây là nơi tập chung các loại đất đỏ vàng trên đá sét nằm trải từ phía Nam huyện Tam Nơng xuống đầu phía Bắc của huyện Thanh Thủy. Nguồn khống sản trữ lượng khá. Hiện tại, tiểu

Stt Tiểu vùng Đặc trƣng

5

Tiểu vùng sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trên đồi phù sa cổ Cẩm Khê (V)

Không gian tiểu vùng bao phủ tồn bộ vùng đồi gị thấp sát đồng bằng khu vực huyện Cẩm Khê ven sông Hồng. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm diện tích chủ yếu. Các loại hình sử dụng đất đặc trưng là đất nông nghiệp, trồng cây ăn quả lâu năm và chăn ni gia súc. Trong tiểu vùng có các làng nghề sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp truyền thống.

6

Tiểu vùng sử dụng đất nông nghiệp và phi nơng nghiệp gị đồi phù sa cổ ven sơng Hồng (VI).

Tiểu vùng có hệ thống gị đồi thấp, có các hồ đầm xen kẽ nằm ven sơng Hồng ở khu vực huyện Tam Nông. Đất nâu vàng trên phù sa cổ chiếm diện tích chủ yếu. Tiểu vùng hiện được sử dụng cho phát triển nơng nghiệp, trong đó diện tích lớn nhất là lúa và cây cơng nghiệp ngắn ngày.

7

Tiểu vùng sử dụng đất nông nghiệp trên đồi phù sa cổ Thanh Thủy (VII).

Tiểu vùng có lớp thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa loang đỏ vàng, đất thung lũng xen đất màu vàng đỏ trên phù sa cổ, khu vực huyện Thanh Thủy. Địa hình thấp ở vùng gị đồi nằm ven sơng Đà. Loại hình sử dụng đất chủ yếu là đất trồng lúa, có nguồn nước mặt và ngầm với trữ lượng khá.

8

Tiểu vùng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên đồi phù sa cổ Thanh Thủy (VIII).

Tiểu vùng phân bố ở vùng núi trung bình phía Nam của huyện Thanh Thủy với các loại đất thung lũng trũng dưới núi và đất màu nâu vàng trên phù sa cổ. Loại hình sử dụng đất chính trong tiểu vùng bao gồm các loại cây trồng đặc trưng là cây lâu năm, cây nông nghiệp và trồng lúa.

9

Tiểu vùng sử dụng đất phi nông nghiệp trên đồng bằng phù sa (IX).

Tiểu vùng nằm ở khu vực đồng bằng có loại đất chính là phù sa bồi đắp ven lưu vực sông Hồng, sông Đà và sơng Lơ, có thành phố Việt Trì là trung tâm giao lưu văn hóa, kinh tế xã hội. Tiểu vùng có hệ thống hạ tầng giao thơng kỹ thuật thuận lợi, điều kiện kinh tế xã hội phát triển; cùng các điểm di tích lịch sử nổi tiếng.

Stt Tiểu vùng Đặc trƣng

10

Tiểu vùng sử dụng đất phi nông nghiệp trên đồng bằng đất phù sa được bồi đắp ven hệ thống sông Hồng khu vực thị xã Phú Thọ (X).

Tiểu vùng có địa hình thấp với các nhóm đất chính là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gị nằm ở ven sơng Hồng. Loại hình sử dụng đất chủ yếu là đất lúa, nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng khá thuận lợi. Điều kiện hạ tầng giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ thuận lợi cho việc giao thương, phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng.

11

Tiểu vùng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên đất phù sa ngòi suối xen đất phù sa cổ Yên Lập (XI).

Tiểu vùng có địa hình phân hóa thấp trũng dưới chân núi trải dài từ phía Tây Bắc đến phía Đơng Nam của huyện Yên Lập với các loại đất chủ yếu là đất phù sa loang đỏ vàng. Tiểu vùng được sử dụng cho trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và phát triển nông lâm nghiệp.

12

Tiểu vùng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên đất thung lũng xen đất đỏ vàng Thanh Sơn (XII).

Tiểu vùng có địa hình phân hóa trũng thấp giữa núi do dốc tụ ở khu vực huyện Thanh Sơn. Đất chủ yếu với các loại đất thung lũng lầy, đất nâu vàng trên phù sa cổ, có tập trung nhiều khống sản (quặng sắt, mica, cao lanh, than, đá xây dựng,…). Tiểu vùng được sử dụng cho mục đích phát triển cây trồng nơng lâm nghiệp là chủ yếu.

13

Tiểu vùng sử dụng đất trên đất phù sa được bồi bởi sông Hồng (XIII)

Không gian tiểu vùng trải dài từ phía Tây Bắc đầu sơng Hồng xuống khu vực phía Nam của huyện Tam Nơng, có địa hình đồng bằng được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng cây lúa. Tiểu vùng có chức năng chính đảm nhiệm là phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp.

Stt Tiểu vùng Đặc trƣng

14

Tiểu vùng sử dụng đất trên đất phù sa được bồi bởi sông Đà và sông Lô (XIV)

Tiểu vùng có khơng gian từ phía Bắc của huyện Lâm Thao xuống tới phía Đơng Nam của tỉnh được bồi phù sa bởi sông Hồng, sông Đà và sơng Lơ. Tiểu vùng có trữ lượng khống sản khá và lượng phù sa được bồi nhiều, nguồn tài nguyên nước dồi dào, nên loại hình sử dụng đất chính là trồng lúa, sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày và phát triển khu cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tỉnh phú thọ (Trang 51 - 57)