Các nguồn tài nguyên chủ yếu

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu chuyên đề

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa

2.1.3. Các nguồn tài nguyên chủ yếu

Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, có giá trị quốc gia và quốc tế. Đến năm 2022, tồn tỉnh có 1.535 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, 5 di tích quốc gia đặc biệt là: Lam Kinh, Hang Con Moong, Đền Bà Triệu, Đền Lê Hoàn và danh thắng Sầm Sơn.

Đường bờ biển của Thanh Hóa dài 102km kéo dài từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia, sở hữu nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn (thành phố Sầm Sơn), Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hịa (huyện Kinh Gia). Biển Thanh Hóa có nhiều điều kiện khá lý tưởng cho hoạt động nghỉ dưỡng như: nhiệt độ quanh năm tương đối ổn định, thường không xuống quá thấp vào mùa đông, độ mặn vừa phải, đáy biển nơng, ít rãnh sâu, sóng mạnh... Sầm Sơn là một trong những địa điểm du lịch nổi bật được người Pháp khai

thác từ đầu thế kỷ 20. Sóng biển Sầm Sơn mạnh, nước trong xanh và nồng độ muối khơng q cao rất có lợi cho sức khỏe con người. Bên cạnh những bãi biển đẹp, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho Sầm Sơn nhiều điểm danh thắng độc đáo như hòn Trống Mái, đền Độc Cước, núi Cô Tiên, v.v.

Ngồi tài ngun biển, Thanh Hóa cịn giàu tài nguyên rừng với hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã bảo vệ và bảo vệ nguồn động thực vật quý hiếm như vườn quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Suối cá thần Cẩm Lương. Đặc biệt, Vườn quốc gia Bến En ở huyện Như Xuân và Như Thanh, cách trung tâm Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam. Bến En, với tổng diện tích khoảng 15.000 ha, khơng chỉ có quần thể núi, rừng, sơng, hồ đa dạng, mà cịn có nhiều hang động thạch nhũ, đặc biệt là hồ Muk có diện tích khoảng 4.000 ha. 20 hịn đảo lớn nhỏ. Vườn quốc gia Bến En là nơi sinh sống của 1.460 loài động vật và 1.417 loài thực vật, trong đó có những lồi q hiếm như sói đỏ, phượng hồng, gấu nâu, báo lửa ...

Ngoài ra, Thanh Hóa cịn là vùng đất giàu tài ngun du lịch nhân văn với 1.535 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh, trong đó có Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ. Thanh Hóa cũng là vùng đất sinh tụ của 7 dân tộc anh em gồm: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ và Khơ Mú, tạo nên sự đa dạng văn hóa, thể hiện rõ nét ở hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc. Hệ thống Di tích lịch sử đã được cơng nhận gồm: 9 di tích cấp Quốc gia và 57 di tích cấp tỉnh. Nổi bật trong đó là Lăng Miếu Triệu Tường, Đền thờ Trần Hưng Đạo, Ly Cung… Hệ thống văn hóa tâm linh – tín ngưỡng có tiếng phía Bắc: Cụm Di tích Danh thắng cảnh Hàn Sơn (Đền Hàn Sơn, đền Cô Bơ ngã Ba Bông, Đền Lý Thường Kiệt, Chùa Ngọc Thắng và những thắng cảnh thiên nhiên khác); hị sơng Mã (đề xuất trong quy hoạch lập hồ sơ cơng nhận hị sơng Mã là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia); Hệ thống đền, chùa phía Bắc: Đền Trần Hưng Đạo, Chùa Khánh Quang…

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, Thanh Hóa sở hữu ba loại hình du lịch nổi bật, đó là: du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái cộng đồng.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)