5. Kết cấu chuyên đề
2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch của tỉnh Thanh
Hóa
2.3.1. Điều kiện về phát triển kinh tế
Tọa lạc tại khu vực Bắc Trung Bộ, cầu nối giữa Miền Bắc và Miền Trung. Ngồi lợi thế về vị trí địa lý và diện tích đất đai tương đối lớn, tỉnh Thanh Hóa là nơi hội tụ của ba vùng sinh thái, miền núi là phần mở rộng của Tây Bắc và là đồng bằng lớn nhất miền Trung. Phần đất liền nhìn ra Vịnh Bắc Bộ và có thềm lục địa trải dài 18.000 km2. Đây là một địa phương có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Đây là khu vực đơng dân thứ ba trong cả nước, xếp sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Những con người cần cù, sáng tạo và chiến đấu kiên cường muốn đứng lên làm giàu cho quê hương và đất nước. Tỉnh có Khu kinh tế Nghi Sơn, được kết nối với Cảng nước sâu Nghi Sơn và tám khu công nghiệp. Nơi đây có vùng lãnh hải rộng, bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân lực dồi dào. Hệ thống giao thông thuận lợi bao phủ các loại hình giao thơng và đi qua các trục giao thông của nhiều vùng lớn... Đây là những khả năng rõ ràng, cơ hội nổi bật, lợi thế cạnh tranh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa sẽ thúc đẩy phát triển và trở thành cực của sự tăng trưởng mới. Cộng hưởng, lan tỏa, kết nối, thúc đẩy sự phát triển tại các tỉnh phía Bắc và trên cả nước.
Từ năm 2016 đến năm 2020, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện và đang từng bước khẳng định là một trong những động lực tăng trưởng chính của khu vực miền Trung và cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân của tỉnh là 11,2%/năm. Trong hai năm 2020 và 2021, tỉnh Thanh Hóa đạt được mục tiêu kép “vừa ngăn chặn, vừa phòng chống đại dịch COVID 19, vừa phấn đấu khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội”. Năm 2020 kinh tế có quy mơ đạt 126.172 tỷ đồng, đứng thứ 8 cả nước. Thu ngân sách Nhà nước đạt 30.744 tỷ đồng, vượt dự tốn. Thu nhập bình qn đầu người đạt 2.510 USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo, trong đó nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 48,5%, khu vực dịch vụ chiếm 32,2% và các ngành khác 8,5%. Sản xuất nơng nghiệp rộng khắp và đóng vai trị cơ bản trong sự phát triển của nhà nước. Dịch vụ và thương mại bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng các phương tiện sáng tạo đã dẫn đến sự phục hồi và phát triển dần dần của ngành dịch vụ. Quý I/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 8,3%, doanh thu hàng
xuất khẩu tăng 11,3% và tổng lượt khách du lịch tăng 49,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành công nghiệp địa phương phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành trụ cột, mà cốt lõi là Khu kinh tế Nghi Sơn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 19,5%. Giá trị sản xuất năm 2020 đạt 141.640 tỷ đồng. Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều nhà máy công nghiệp lớn ảnh hưởng đến việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của bang, vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, ví dụ, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án sản xuất xi măng, may mặc, giày da... Trong đó, dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng vốn đầu tư 9,3 tỷ USD, cơng suất sản xuất hàng năm 10 triệu tấn, trở thành một trong ba dự án công nghiệp lớn nhất cả nước. Đến nay, nhà máy hoạt động ổn định, góp phần nâng cao năng lực sản xuất cơng nghiệp, đóng góp lớn vào thu nhập hộ gia đình và nguồn thu ngân sách, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
2.3.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng 2.3.2.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.3.2.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng đường bộ
Cho tới năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được mạng lưới giao thơng đường bộ bao gồm các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dụng với tổng chiều dài hơn 25,000km.
“Quốc lộ gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 1.299,3km. Mạng lưới đường tỉnh gồm 61 tuyến với tổng chiều dài 1.464,7km; trong đó có 175,7km đã được đầu tư vào cấp hồn chỉnh từ cấp III trở lên, chiếm tỷ lệ 12%, các đoạn còn lại phần lớn mới đạt cấp IV đến cấp VI; tỷ lệ cứng hóa các tuyến đạt 100%. Mạng lưới đường đô thị gồm 1.330 tuyến với tổng chiều dài 661,3km, tập trung chủ yếu tại thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn; tỷ lệ mặt đường từ láng nhựa trở lên đạt 96%, tỷ lệ chiều dài đường có quy mơ trên 2 làn xe chiếm đến 87%. Mạng lưới đường huyện có 301 tuyến với tổng chiều dài 1.859,7km, tỷ lệ mặt đường cứng hóa đạt 81,64%. Mạng lưới đường chuyên dùng có 115 tuyến với tổng chiều dài 184,3km. Còn lại là hệ thống đường xã và các loại đường nơng thơn có tổng chiều dài là 19.815,8km, chiếm tỷ lệ 78,37% tổng chiều dài hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh (đi qua thành phố Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn và 7 huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, n Định, Thiệu Hóa, Đơng Sơn, Nơng Cống, Triệu Sơn)
với tổng chiều dài 104,243 km, gồm 98,543km đường cao tốc và 5,7km tuyến đường ngang.”
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh ủy Thanh Hóa
Mạng lưới đường bộ của tỉnh được quan tâm đầu tư và xây dựng, phát triển nhiều tuyến đường quan trọng mang tính kết nối vùng và khu vực nhằm nâng cao năng lực hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn. Về cơ bản, tỉnh đã hình thành sự kết nối với mạng lưới đường quốc gia, các trung tâm hành chính của các địa phương trên địa bàn. Tại các thành phố trọng điểm như thành phố Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa, hệ thống tuyến đường đơ thị đã được hồn thiện cơ bản, 21/27 địa phương có bến xe khách nội tỉnh và liên tỉnh… Đặc biệt, năm 2020, hai đoạn cao tốc Bắc Nam nối hai tỉnh Ninh Bình – Thanh Hóa và đường cao tốc từ trung tâm thành phố Thanh Hóa tới Cảng hàng không Thọ Xuân đã được khởi công nhằm thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế tỉnh.
Tuy nhiên, một số điểm bất cập trong hạ tầng giao thơng đường bộ của tỉnh cịn tồn tại là quy hoạch quốc lộ chưa đạt tiêu chuẩn, mặt đường chất lượng thấp, một số tuyến như quốc lộ 47B, quốc lộ 15C có chất lượng mặt đường không đạt tiêu chuẩn,… chất lượng các tuyến đường cịn hạn chế, chỉ có 48% quốc lộ đạt cấp V và VI, 76% đường tỉnh đạt cấp độ V trở xuống.
Hạ tầng đường sắt
Thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua ga Thanh Hóa có chiều dài hơn 100km, trong đó tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh (dài 101,2 km, điểm đầu tại km137 + 300 phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn và kết thúc tại km 238 + 500 tại bàn xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia); Tuyến đường sắt xi măng Bỉm Sơn (dài 4,5 km trong khu vực thành phố Bỉm Sơn). Năng lực vận chuyển của hệ thống đường sắt Thanh Hóa hiện nay đạt khoảng 400 lượt hành khách, 600 tấn hàng hóa/ ngày.
Tuy nhiên, hạ tầng đường sắt còn cần được phát triển hơn nhằm đảm bảo an tồn cho người dân khi tham gia giao thơng và sinh sống gần các đường tàu. Trên 2 tuyến đường sắt của tỉnh Thanh Hóa chỉ có 70 đường ngang hợp pháp, trong khi đó có tới 106 lối đi đã có từ lâu và được mở phục vụ người dân hai bên đường sắt đáp ứng nhu cầu đi lại. Hầu hết các tuyến đường sắt đều chạy song song với đường bộ, có nhiều đoạn giáp khu dân cư hoặc đi qua các khu đô thị, thành phố, huyện như thị xã Bỉm Sơn, Thành phố Thanh Hóa và Khu kinh tế Nghi Sơn. Trong năm 2021, trên
địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm 4 người chết, 3 người bị thương.
Hạ tầng đường hàng khơng
Thanh Hóa đã có Cảng Hàng khơng Thọ Xn cách thành phố 20km về phía Nam, được sử dụng hỗn hợp cho mục đích quân sự và dân sự. Năm 2014, dự án xây dựng “Khu hàng không dân dụng – Cảng Hàng không Thọ Xuân” được khởi công, đánh dấu sự phát triển về mục đích dân sự và phát triển nhu cầu của ngành hàng khơng tại Thanh Hóa.
Cảng Hàng không Thọ Xuân khu vực dân dụng được quy hoạch diện tích hoạt động 13,5 ha; quy mô sân bay đạt cấp 4E; tiếp nhận các loại máy bay A320, A321, B747, B777. Nhà ga hành khách có diện tích sàn 5000m2 với nhiều trang thiết bị và công nghệ hiện đại được đầu tư. Cảng đang có sự hoạt động của 3 hãng hàng khơng gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air với tần suất hơn 60 chuyến/ tuần, khai thác cả các chuyến bay nội địa và quốc tế, phục vụ hơn 1 triệu hành khách/ năm.
Hạ tầng đường thủy
Hiện thành phố có nhiều cầu cảng, trong đó nổi bật là cảng sông Lễ Môn, cảng biển Nghi Sơn khai thác các tuyến container trong nước và quốc tế đến và đi khỏi Thanh Hóa, trong 1 năm thu về gần 600 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Tại cảng biển Nghi Sơn, 13 bến cảng tổng hợp đủ tiêu chuẩn đón các tàu hàng có trọng tải lớn của thế giới đã được đưa vào sử dụng và có kế hoạch xây dựng 10 bến cảng container..
2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng lưu trú
Tính đến năm 2021 tồn tỉnh có 932 cơ sở lưu trú du lịch với 41.700 phịng, trong đó gần 200 khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao, gần 150 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay cùng hệ thống các trung tâm thương mại lớn. Khác với tổng số khách và doanh thu du lịch, số lượng cơ sở lưu trú tăng khá đều trong giai đoạn 2016- 2019, trung bình 80 cơ sở/ năm. Trong giai đoạn 2019-2021, số lượng cơ sở lưu trú và tổng số lượng phịng tăng khơng đáng kể.
Bảng 2.4: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2021
2016 2017 2018 2019 2020 2021
Cơ sở lưu trú du lịch (cơ
sở) 658 740 820 900 925 932
Tổng số phòng (phòng) 20.800 25.900 30.000 40.100 41.300 41.700
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Thành phố Sầm Sơn vẫn là địa phương dẫn đầu về số lượng khách sạn và phịng khách sạn, trong đó có có 01 khách sạn 05 sao là FLC Grand Hotel Sầm Sơn. Khu vực thành phố Thanh Hóa có 42 khách sạn với 02 khách sạn 5 sao và 02 khách sạn 4 sao. Các khu vực khác như Tĩnh Gia và Hoằng Hóa có sự phát triển của du lịch biển, cũng sở hữu hơn 2.000 phòng khách sạn từ 1 đến 3 sao phục vụ du khách.
Bảng 2.5: Số lượng khách sạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
STT Khu vực Số khách sạn Số phịng 5 sao 4 sao khác 1 Thành phố Thanh Hóa 2 2 42 2.467 2 Thành phố Sầm Sơn 1 2 95 2.467 3 Huyện Tĩnh Gia 0 0 18 2.178
4 Huyện Hoằng Hóa 0 0 23 2.049
5 Các khu vực khác 0 0 19 413
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
2.3.3. Điều kiện về nguồn nhân lực phát triển du lịch
Số lượng lao động ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2016-2021 có tốc độ tăng nhanh từ năm 2016 đến 2020, đỉnh điểm đạt 40.600 lao động (năm 2020). Tỷ trọng lao động tốt nghiệp đại học trở lên chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 8,3-10,7% trong toàn giai đoạn.
Bảng 2.6: Số lượng lao động ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa Đơn vị: người 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Lao động du lịch 20.800 24.300 28.400 33.500 40.600 18.400 Đại học trở lên 1.730 2.070 2.500 3.150 4.000 1.980 Cao đẳng, trung cấp 5.480 6.690 8.000 10.200 12.900 5.260
Đào tạo nghề và bồi dưỡng
tại chỗ 8.200 9.550 11.000 13.050 15.400 7.620
Chưa qua đào tạo 5.390 5.990 6.900 7.100 8.300 3.540
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Đến hết năm 2020, tồn tỉnh có 40.600 lao động du lịch trực tiếp. Số lao động được đào tạo, bồi dưỡng là 32.300 người; trong đó, lao động trình độ đại học trở lên là 4.000 người, lao động trình độ cao đẳng, trung cấp là 12.900 người, lao động được đào tạo nghề, bồi dưỡng là 15.400 người.
Số lượng lao động du lịch tăng nhanh trong các năm 2019-2020 do sức hút từ du lịch cao. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2021 toàn tỉnh có 18.400 lao động du lịch, giảm gần 50% lao động du lịch so với các năm. Số lượng lao động tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và đã qua đào tạo nghề chiếm đa số, có xu hướng tăng qua từng năm và cũng giảm mạnh ở năm cuối cùng của giai đoạn.
2.3.4. Cơ chế chính sách phát triển
Thanh Hóa đã tập trung chủ yếu vào các hạng mục cơng trình kỹ thuật như đường giao thơng, điện, cấp thốt nước, hiện đại hóa và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chiến lược cụ thể để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch. Tỉnh Thanh Hóa cũng cho rằng cần đón đầu các phương án để đặt nền móng đầu tư cho hạ tầng cơng nghệ; thu hút các dự án kinh doanh du lịch, xây dựng sản phẩm với các khả năng và lợi ích...
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có 44 quy hoạch tổng thể du lịch đã được
phê duyệt và 10 quy hoạch đang được điều tra nghiên cứu. Ngoài 40 dự án đã hồn thành, Thanh Hóa hiện đang cấp vốn cho 12 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư hơn 7.695 tỷ đồng. Trong số đó có nhiều cơng trình góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và người dân đến các điểm du lịch.
Ngồi ra, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tổ chức các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch, phục hồi sức sống du lịch trong nước và đón khách du lịch nước ngồi. Đây là chuỗi sự kiện được đánh giá cao và có tác động khơng nhỏ đến lĩnh vực du lịch. Trước nhu cầu phát triển du lịch theo tinh thần “Thích ứng an tồn, linh hoạt và kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng xúc tiến hợp tác, liên kết với các địa phương trong nước và các khách mời đã thiết lập hành lang an tồn để chào đón du khách. Đặc biệt là Lễ công bố Biểu trưng Du lịch Thanh Hóa và kích cầu du lịch đến năm 2022 với khẩu hiệu “Du lịch Thanh Hóa-Hương sắc bốn mùa” nhận về sự đón nhận của du khách quốc tế đến Thanh Hóa. Điều này đã có tác dụng khơi dậy mạnh mẽ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư du lịch trong nước.
Với cơ chế, chính sách đúng đắn, được sự quan tâm chỉ đạo của các bộ, ngành trung ương và của tỉnh, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được hơn 80 dự án kinh doanh du lịch với tổng vốn gần 145.000 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều tập đồn kinh doanh hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư du lịch, như: Sun Group, VinGroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn ORG, Tập đoàn Flamingo, Tập đoàn T&T… Các tập đoàn này đã phát triển các dự án, khu phức hợp cao cấp, các khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thể thao và giải trí đẳng cấp và lớn tại Thanh Hóa như Quần thể Sân Golf và Nghỉ dưỡng Thanh Hóa, FLC Sầm Sơn, Tổ hợp thương mại dịch vụ, Khách sạn