5. Kết cấu chuyên đề
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025
3.3.2. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch
3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý phát triển du lịch
Thanh Hóa đã được phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, thời điểm xây dựng chiến lược này chưa được đặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do đó rất cần chiến lược ứng phó phát triển du lịch của tỉnh hậu đại dịch để nhằm tranh thủ những cơ hội cũng như thách thức mà đại dịch đặt ra cho ngành du lịch.
Kinh nghiệm của Nghệ An cho thấy, với việc đưa ra chiến lược ứng phó phát triển du lịch sau đại dịch là công cụ điều phối hoạt động của các bên liên quan. Trong đó sự phối hợp giữa đầu tư phát triển du lịch của chính quyền địa phương (cam kết thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở lưu trú) và hoạt động của doanh nghiệp lữ hành trong việc đưa ra các sản phẩm du lịch mới sẽ góp phần nhanh chóng khơi phục lại được đà tăng trưởng của ngành du lịch. Điều này là vơ cùng cần thiết với Thanh Hóa vì do ảnh hưởng của đại dịch, tăng trưởng về doanh số và lượng khách du lịch giảm mạnh. Một trong các định hướng phát triển du lịch đến năm 2025 là cần phải khôi phục được đà tăng trưởng như trước năm 2020.
Để có thể xây dựng được chiến lược ứng phó phát triển sau đại dịch cần tập trung: (i) rà soát về nguồn nhân lực ngành du lịch để kịp thời phát hiện sự thiếu hụt về số lượng để có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo kịp thời; (i) phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng các tour du lịch khai thác được nét đặc thù riêng của tỉnh Thanh Hóa; (iii) đẩy mạnh phát triển du lịch thơng minh để thích nghi với điều kiện bình thường mới.
3.3.2. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch lịch
Đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật được đào tạo chuyên mơn cịn ít, lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm phần đông trong tổng số lao động của ngành du lịch. Do đặc điểm của sản phẩm du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực trong du lịch phải được chuẩn hoá ở tiêu chuẩn nhất định. Để phát triển du lịch trong thời gian tới, Thanh Hóa cần phải có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả để tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Cụ thể là:
Một là rà soát, phân loại đề cử đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ các mặt đối với đội ngũ lao động đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh, để từng bước đáp ứng được yêu cầu mới của kinh doanh du lịch trong hội nhập quốc tế. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cần phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin truyền thông tiến hành nâng cấp thông tin điện tử về lực lượng lao động chuẩn bị tham gia vào ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu chung về điều hoà và phân phối lao động của ngành du lịch nhất là số người đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo du lịch, số người tốt nghiệp phổ thông trung học; thường xuyên mở các phiên giao dịch, hội chợ việc làm để đáp ứng cung - cầu sức lao động cho ngành du lịch trên địa bàn.
Hai là tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho những hướng dẫn viên du lịch, tập trung vào các chuyên đề về tuyến, điểm văn hoá, lịch sử, khảo cổ và kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống theo thị trường. Khuyến khích các tổ chức kinh doanh du lịch tự lo thuyết minh, hướng dẫn về sản phẩm văn hoá lịch sử, truyền thống của địa phương. Coi trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động trực tiếp làm việc nhất là trong các khối khách sạn vừa và nhỏ. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với từng đối tượng.
Ba là thực hiện phương châm đa dạng hố trình độ nghiệp vụ, kỹ năng dịch vụ du lịch cho từng ngành nghề, cho nhân viên thơng qua các hình thức đào tạo như: đào tạo, huấn luyện tại chỗ, các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo trung và dài hạn ở trong nước hay ngồi nước. Phát triển loại hình mời giảng viên, chuyên gia nước ngoài sang huấn luyện hoặc báo cáo chuyên đề tại đơn vị. Tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức trong và ngoài nước để đưa cán bộ nhân viên tham gia các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong và ngoài nước.
Bốn là tăng cường các hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm ở trong nước và ngoài nước để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, khai thác, vận hành, kinh doanh du lịch. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong khuôn khổ hợp tác liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích việc du học, bồi dưỡng ngắn hạn, tham gia mơ hình quản lý, đào tạo ở các nước có trình độ và cơng nghệ phát triển cao về du lịch. Đối với một số cơng việc có tính chun mơn cao như quản lý các khách sạn, nhà hàng lớn cần phải thuê chuyên gia có kinh nghiệm là người nước ngồi làm cơng tác quản lý, điều hành sau đó từng bước thực hiện chuyển giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, quản lý là người Việt Nam.
Năm là đẩy mạnh việc liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch
giữa các cơ sở đào tạo trong tỉnh với các cơ sở đào tạo khác của Hà Nội, Ninh Bình Nghệ An, Huế. Tăng cường mở các lớp tập huấn ngắn hạn, phù hợp với tính chất phát triển du lịch tại từng khu vực cụ thể.