Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 (Trang 46)

5. Kết cấu chuyên đề

3.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa

Theo “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Phát triển du lịch tỉnh Thanh hóa theo tám quan điểm dưới đây.

Thứ nhất là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Xác định du lịch trở thành ngành mũi nhọn với tỷ trọng của du lịch ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu để Thanh Hóa sớm trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.

Thứ hai là phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác du lịch và khẳng định thương hiệu, năng lực cạnh tranh.

Thứ ba là tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa và mở rộng thị trường khách quốc tế. Tỉnh tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa. Phát triển thị trường du lịch quốc tế với mục đích thương mại - cơng vụ gắn với Khu Kinh tế Nghi Sơn.Thứ tư là phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ mơi trường; bảo đảm an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội.

Thứ năm là phát triển du lịch hài hòa, hợp lý giữa các khu vực của tỉnh. Đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển, khai thác các giá trị văn hóa dân tộc khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm dần khoảng cách giữa khu vực miền núi và đồng bằng.

Thứ sáu là đẩy mạnh xã hội hóa , huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của từng khu vực trong cả tỉnh.

Thứ bảy là tăng cường liên kết nội tỉnh cũng như giữa Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khác trong đầu tư khai thác, phát triển du lịch.

Thứ tám là phát triển du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Xuất phát từ quan điểm phát triển du lịch trên, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời Thanh Hóa sẽ thuộc nhóm các địa phương top đầu cả nước về du lịch, thu hút hơn 63.000 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030

3.2.1. Định hướng phát triển du lịch

Thứ nhất là phát huy tối đa tiềm năng du lịch sẵn có để phát triển được các loại hình du lịch

Tiến hành phân tích kỹ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển của những tài nguyên du lịch sẵn có, kết hợp cùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội riêng của từng địa phương để có hướng sử dụng và phát huy tài nguyên một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các loại hình du lịch cộng đồng và tìm hiểu văn hóa, trong đó người dân địa phương chính là nguồn nhân lực du lịch chính, qua đó du khách có thể tìm hiểu rõ về nền văn hóa địa phương. Đồng thời, họ cũng chính là những người có ý thức cao trong việc gìn giữ và bảo những nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thứ hai là hồi phục và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch và lượng khách du lịch sau Đại dịch Covid-19

Dịch bệnh bắt đầu ổn định, người dân sau một thời gian dài không được nghỉ ngơi nên nhu cầu du lịch sẽ tăng cầu. Các địa phương đều có chiến lược hồi phục sự phát triển của ngành du lịch. Tận dụng các cơ hội này, tỉnh Thanh Hóa cũng nhanh chóng có kế hoạch chiến lược khơi phục sự phát triển du lịch ở các điểm du lịch truyền thống và khai thác các tuyến du lịch mới để tạo sức hấp dẫn với khách du lịch trong nước trong các dịp ngày Lễ và kỳ nghỉ hè trong năm. Qua đó, hồi phục được tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch cũng như lượng khách du lịch về mức trước năm 2020, trên đà đó đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng để tạo tiền đề cho phát triển du lịch giai đoạn tiếp theo 2026-2030.

Thứ ba là tiếp tục khai thác thị trường khách du lịch nội địa và mở rộng thị trường khách quốc tế

Thanh Hóa ở vị trí thuận lợi để thu hút khách du lịch đến từ các địa phương lân cận, đặc biệt là Hà Nội nơi có có tiềm năng cầu du lịch lớn. Ngoài ra, nằm trên tuyến du lịch liên tỉnh, trong đó có Ninh Bình là một tỉnh hàng năm thu hút được một

lượng khách du lịch quốc tế lớn nên tỉnh Thanh Hóa cần tận dụng cơ hội này để “kéo chân” được lượng khách này thông qua phát triển du lịch cộng đồng- một thế mạnh trong phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.

Thứ tư là tăng thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa, duy trì thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế

Tăng doanh số và lượt khách du lịch sẽ được cải thiện khi mà thời gian lưu trú trung bình của khách tăng lên. Hiện nay thời gian lưu trú khách nội địa ở mức thấp so với tiềm năng nên thời gian tới cần chú trọng đến các giải pháp thu hút khách du lịch nội địa và đồng thời “giữ chân” họ lại lâu hơn ở mỗi điểm du lịch. Đối với khách du lịch quốc tế thì duy trì được thời gian lưu trú như hiện nay.

3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch

Xuất phát từ định hướng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 đề xuất trên, mục tiêu phát triển du lịch được thể hiện như bảng dưới đây

Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

Tiêu chí 2025 2030

Về doanh thu du lịch (tỷ đồng) 31.800 64.600

Về lượng khách du lịch

Khách nội địa (lượt khách) 12.500.000 16.000.000

Khách quốc tế 350. 000 500.000

Thời gian lưu trú trung bình

Khách nội địa (ngày/khách) 2,5 2,7

Khách quốc tế (ngày/khách) 3 3,2

Nguồn: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025

3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý phát triển du lịch

Thanh Hóa đã được phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, thời điểm xây dựng chiến lược này chưa được đặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do đó rất cần chiến lược ứng phó phát triển du lịch của tỉnh hậu đại dịch để nhằm tranh thủ những cơ hội cũng như thách thức mà đại dịch đặt ra cho ngành du lịch.

Kinh nghiệm của Nghệ An cho thấy, với việc đưa ra chiến lược ứng phó phát triển du lịch sau đại dịch là công cụ điều phối hoạt động của các bên liên quan. Trong đó sự phối hợp giữa đầu tư phát triển du lịch của chính quyền địa phương (cam kết thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở lưu trú) và hoạt động của doanh nghiệp lữ hành trong việc đưa ra các sản phẩm du lịch mới sẽ góp phần nhanh chóng khơi phục lại được đà tăng trưởng của ngành du lịch. Điều này là vơ cùng cần thiết với Thanh Hóa vì do ảnh hưởng của đại dịch, tăng trưởng về doanh số và lượng khách du lịch giảm mạnh. Một trong các định hướng phát triển du lịch đến năm 2025 là cần phải khôi phục được đà tăng trưởng như trước năm 2020.

Để có thể xây dựng được chiến lược ứng phó phát triển sau đại dịch cần tập trung: (i) rà soát về nguồn nhân lực ngành du lịch để kịp thời phát hiện sự thiếu hụt về số lượng để có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo kịp thời; (i) phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng các tour du lịch khai thác được nét đặc thù riêng của tỉnh Thanh Hóa; (iii) đẩy mạnh phát triển du lịch thơng minh để thích nghi với điều kiện bình thường mới.

3.3.2. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch lịch

Đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật được đào tạo chun mơn cịn ít, lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm phần đông trong tổng số lao động của ngành du lịch. Do đặc điểm của sản phẩm du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực trong du lịch phải được chuẩn hoá ở tiêu chuẩn nhất định. Để phát triển du lịch trong thời gian tới, Thanh Hóa cần phải có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả để tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Cụ thể là:

Một là rà soát, phân loại đề cử đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ các mặt đối với đội ngũ lao động đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh, để từng bước đáp ứng được yêu cầu mới của kinh doanh du lịch trong hội nhập quốc tế. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cần phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin truyền thông tiến hành nâng cấp thông tin điện tử về lực lượng lao động chuẩn bị tham gia vào ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu chung về điều hoà và phân phối lao động của ngành du lịch nhất là số người đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo du lịch, số người tốt nghiệp phổ thông trung học; thường xuyên mở các phiên giao dịch, hội chợ việc làm để đáp ứng cung - cầu sức lao động cho ngành du lịch trên địa bàn.

Hai là tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho những hướng dẫn viên du lịch, tập trung vào các chuyên đề về tuyến, điểm văn hoá, lịch sử, khảo cổ và kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống theo thị trường. Khuyến khích các tổ chức kinh doanh du lịch tự lo thuyết minh, hướng dẫn về sản phẩm văn hoá lịch sử, truyền thống của địa phương. Coi trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động trực tiếp làm việc nhất là trong các khối khách sạn vừa và nhỏ. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với từng đối tượng.

Ba là thực hiện phương châm đa dạng hố trình độ nghiệp vụ, kỹ năng dịch vụ du lịch cho từng ngành nghề, cho nhân viên thơng qua các hình thức đào tạo như: đào tạo, huấn luyện tại chỗ, các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo trung và dài hạn ở trong nước hay ngoài nước. Phát triển loại hình mời giảng viên, chun gia nước ngồi sang huấn luyện hoặc báo cáo chuyên đề tại đơn vị. Tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức trong và ngoài nước để đưa cán bộ nhân viên tham gia các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong và ngoài nước.

Bốn là tăng cường các hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm ở trong nước và ngoài nước để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, khai thác, vận hành, kinh doanh du lịch. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong khuôn khổ hợp tác liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích việc du học, bồi dưỡng ngắn hạn, tham gia mơ hình quản lý, đào tạo ở các nước có trình độ và cơng nghệ phát triển cao về du lịch. Đối với một số cơng việc có tính chun mơn cao như quản lý các khách sạn, nhà hàng lớn cần phải thuê chuyên gia có kinh nghiệm là người nước ngồi làm cơng tác quản lý, điều hành sau đó từng bước thực hiện chuyển giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, quản lý là người Việt Nam.

Năm là đẩy mạnh việc liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

giữa các cơ sở đào tạo trong tỉnh với các cơ sở đào tạo khác của Hà Nội, Ninh Bình Nghệ An, Huế. Tăng cường mở các lớp tập huấn ngắn hạn, phù hợp với tính chất phát triển du lịch tại từng khu vực cụ thể.

3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch

Thứ nhất là xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng nămtheo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thanh Hóa để xúc tiến quảng bá về du lịch Thanh Hoá ra các thị trường du lịch trong và ngồi nước. Sở Văn hố Thể thao và Du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh phải tăng cường công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về du lịch một cách có hiệu quả, bằng nhiều hình thức và biện pháp thích hợp. Phải tập trung xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để tuyên truyền, quảng bá về du lịch với các chương trình, nội dung thật cụ thể, thiết thực. Phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng tuyên truyền về du lịch dưới các hình thức: in sách hướng dẫn, bản đồ, tờ gấp, tờ bướm để phát cho du khách; tạo lập các website, xây dựng các chương trình quảng cáo và giới thiệu thật hấp dẫn trên truyền hình, hình thành hệ thống cung cấp thơng tin về du lịch Thanh Hóa ở trong nước và ngoài nước; xây dựng các bản tin, chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử trên địa bàn. Hàng năm, tổ chức các chương trình hội thảo, mời các đoàn khách trong và ngồi nước đến khảo sát, tìm hiểu thực tế các dự án đầu tư và các chương trình du lịch của tỉnh. Cử các đồn cơng tác tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và trong nước về du lịch để qua đó quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của tỉnh về du lịch. Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại để kêu gọi đầu tư và tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết phát triển du lịch. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động phát triển du lịch biển , thành lập các hội, câu lạc bộ về du lịch, làm phong phú thêm các loại hình liên kết để tăng năng lực cạnh tranh và thu hút khách du lịch.

Thứ hai là thực hiện các chương trình thơng tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện văn hoá, thể thao, lễ hội truyền thống sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch để giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương. Coi trọng việc tuyên truyền quảng bá du lịch trong cộng đồng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động của cộng đồng dân cư cùng tham gia phát triển du lịch. Nắm bắt kịp thời các sự kiện lễ hội hàng năm để quảng bá xúc tiến du lịch. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự

kiện du lịch, thực hiện các ấn phẩm. Hỗ trợ doanh nghiệp và phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã, địa phương liên quan triển khai việc tổ chức chuỗi các sự kiện du lịch văn hoá - thể thao chào mừng các ngày lễ lớn gắn với các lễ hội, năm du lịch các tỉnh

3.3.4. Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với các địa phương

Mỗi địa phương đều có lợi thế riêng về tài nguyên du lịch, việc kết nối các chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả du lịch của mỗi vùng là cần thiết. Thanh Hóa là địa phương sở hữu các loại hình du lịch đa dạng và phong phú, do đó có thể khảo sát và trao đổi với các địa phương lân cận để xác định hình thức liên kết phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Trong đó, các tỉnh, thành phố trong liên kết chịu trách

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)