5. Kết cấu chuyên đề
3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025
3.2.1. Định hướng phát triển du lịch
Thứ nhất là phát huy tối đa tiềm năng du lịch sẵn có để phát triển được các loại hình du lịch
Tiến hành phân tích kỹ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển của những tài nguyên du lịch sẵn có, kết hợp cùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội riêng của từng địa phương để có hướng sử dụng và phát huy tài nguyên một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các loại hình du lịch cộng đồng và tìm hiểu văn hóa, trong đó người dân địa phương chính là nguồn nhân lực du lịch chính, qua đó du khách có thể tìm hiểu rõ về nền văn hóa địa phương. Đồng thời, họ cũng chính là những người có ý thức cao trong việc gìn giữ và bảo những nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ hai là hồi phục và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch và lượng khách du lịch sau Đại dịch Covid-19
Dịch bệnh bắt đầu ổn định, người dân sau một thời gian dài không được nghỉ ngơi nên nhu cầu du lịch sẽ tăng cầu. Các địa phương đều có chiến lược hồi phục sự phát triển của ngành du lịch. Tận dụng các cơ hội này, tỉnh Thanh Hóa cũng nhanh chóng có kế hoạch chiến lược khơi phục sự phát triển du lịch ở các điểm du lịch truyền thống và khai thác các tuyến du lịch mới để tạo sức hấp dẫn với khách du lịch trong nước trong các dịp ngày Lễ và kỳ nghỉ hè trong năm. Qua đó, hồi phục được tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch cũng như lượng khách du lịch về mức trước năm 2020, trên đà đó đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng để tạo tiền đề cho phát triển du lịch giai đoạn tiếp theo 2026-2030.
Thứ ba là tiếp tục khai thác thị trường khách du lịch nội địa và mở rộng thị trường khách quốc tế
Thanh Hóa ở vị trí thuận lợi để thu hút khách du lịch đến từ các địa phương lân cận, đặc biệt là Hà Nội nơi có có tiềm năng cầu du lịch lớn. Ngoài ra, nằm trên tuyến du lịch liên tỉnh, trong đó có Ninh Bình là một tỉnh hàng năm thu hút được một
lượng khách du lịch quốc tế lớn nên tỉnh Thanh Hóa cần tận dụng cơ hội này để “kéo chân” được lượng khách này thông qua phát triển du lịch cộng đồng- một thế mạnh trong phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
Thứ tư là tăng thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa, duy trì thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế
Tăng doanh số và lượt khách du lịch sẽ được cải thiện khi mà thời gian lưu trú trung bình của khách tăng lên. Hiện nay thời gian lưu trú khách nội địa ở mức thấp so với tiềm năng nên thời gian tới cần chú trọng đến các giải pháp thu hút khách du lịch nội địa và đồng thời “giữ chân” họ lại lâu hơn ở mỗi điểm du lịch. Đối với khách du lịch quốc tế thì duy trì được thời gian lưu trú như hiện nay.