5. Kết cấu chuyên đề
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025
3.3.5. Đẩy mạnh áp dụng nền tảng công nghệ để phát triển du lịch thông minh
Đặc biệt cần đẩy mạnh cơng tác xúc tiến quảng bá về các chương trình liên kết trên các phương tiện thông tin đại chúng để mang sản phẩm đến gần hơn với du khách.
3.3.5. Đẩy mạnh áp dụng nền tảng công nghệ để phát triển du lịch thông minh minh
Cơ sở đề xuất giải pháp
Khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ và tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin cho các ngành, các lĩnh vực ngày càng trở nên cấp thiết. Ngày 04/05/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/2017/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành “Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thơng minh”. Như vậy có thể thấy, với ngành du lịch, công nghệ là yếu tố then chốt trong việc đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh đối với "trạng thái bình thường mới" và những thay đổi trong nhu cầu thị trường, do đại dịch Covid-19 gây ra. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, việc ứng dụng các sáng kiến số, giải pháp công nghệ sẽ giúp ngành du lịch xây dựng hệ sinh thái du lịch thơng minh, có giá trị kinh tế, xã hội cao để phát triển bền vững.
Xu hướng chuyển từ du lịch trực tuyến (e-tourism) sang du lịch thông minh (smart tourism). E-tourism là việc ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) vào ngành du lịch nhằm số hóa tất cả các quy trình và chuỗi giá trị nhằm tối đa hóa hiệu quả của các cơng ty kinh doanh dịch vụ du lịch. Du lịch trực tuyến đã được áp dụng ở nhiều nơi. Đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 tạo ra nhiều hoạt động du lịch chỉ có thể trải nghiệm trên Internet. Tuy nhiên, du lịch trực tuyến vẫn còn hạn chế trong việc hợp tác giữa các ngành du lịch và chưa tạo ra trải nghiệm xuyên suốt phong phú và hiệu quả cho du khách. Để phát triển thực sự bền vững, công nghệ phải kết nối những người chơi chính trong ngành du lịch để tạo ra một môi trường thu thập và xử lý dữ liệu hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây là yếu tố chính trong việc gia nhập hệ sinh thái du lịch thông minh. Smart tourism dựa vào cơ sở dữ liệu để cách mạng hóa việc quản lý các điểm tham quan và trải nghiệm của du khách. Từ việc quản lý mạng lưới giao thơng tồn thành phố dựa trên dữ liệu
tổng hợp về tình trạng tắc nghẽn giao thơng đến giới thiệu các di tích nổi tiếng cho đúng đối tượng dựa trên dữ liệu lịch sử du lịch.
Các yếu tố cần có để áp dụng nền tảng cơng nghệ vào phát triển du lịch thông minh
Việc áp dụng nền tảng công nghệ để phát triển du lịch thơng minh địi hỏi phải sẵn sàng bảo đảm bốn yếu tố: công nghệ thông minh, người tiêu dùng thông minh (kết nối bằng điện thoại thông minh), công ty du lịch thông minh và điểm đến du lịch thơng minh. Trong đó, về phía du khách, họ phải là những du khách thông thái, hiểu biết đầy đủ về trải nghiệm du lịch, quan tâm đến phát triển bền vững và có trách nhiệm với điểm đến của mình. Với cơng nghệ thông minh, bạn sẵn sàng chia sẻ, đổi mới, tương tác linh hoạt với các bên liên quan và tạo ra trải nghiệm du lịch cho riêng mình. Với cơng nghệ thông minh, các doanh nghiệp và điểm đến thông minh cũng sẽ trở nên thuận tiện và nâng cao giá trị trải nghiệm của nơi được gọi là điểm đến du lịch thơng minh, nhưng nếu khơng có kết nối tương tác hoặc sự đổi mới nhất thời của doanh nghiệp, thì yếu tố khách du lịch thơng minh không thể thực sự tạo nên du lịch thông minh.
Về phía các cơng ty du lịch, để tiến tới du lịch thông minh, họ cần đầu tư trang thiết bị để thu thập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu và chia sẻ tài nguyên ngay lập tức. Ví dụ, các doanh nghiệp có hệ thống thu thập thơng tin thời tiết để lên kế hoạch phục vụ khách du lịch tốt nhất và nhận thông tin từ mạng xã hội một cách kịp thời. Điều này sẽ cải thiện công tác điều phối chuỗi giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả điều phối tập thể và tính linh hoạt trong hệ sinh thái ngành du lịch. Các cơ quan quản lý du lịch cần hỗ trợ dữ liệu mở của các bên liên quan, quản lý quyền riêng tư và đảm bảo rằng họ hỗ trợ hiệu quả các quan hệ đối tác công tư trong ngành du lịch.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ mục tiêu hệ thống những tiềm năng du lịch sẵn có, phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch và xác định các mặt được cùng hạn chế của địa phương, từ đó đó đề xuất những kiến nghị nhằm phát triển du lịch dựa trên nguồn tài nguyên du lịch đa dạng hiệu quả đối với tỉnh Thanh Hóa, chuyên đề đã đạt được kết quả nghiên cứu ở mỗi chương như sau:
Chuyên đề đã xây dựng được khung lý thuyết về phát triển du lịch. Cụ thể, khái niệm phát triển du lịch là sự biến đổi về cả mặt lượng (hay phát triển theo chiều rộng) và mặt chất (hay phát triển theo chiều sâu) của các hoạt động du lịch địa phương. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển du lịch của địa phương bao gồm: doanh thu du lịch, lượt khách du lịch, thời gian lưu trú và mức độ chi tiêu của khách du lịch. Bên cạnh đó, chuyên đề đã tổng hợp được nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch như: điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch, điều kiện phát triển về kinh tế, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện về nguồn nhân lực phát triển du lịch, cơ chế chính sách phát triển và sự liên kết với các địa phương trong phát triển du lịch. Đồng thời, thông qua kết quả thực tiễn của một số địa phương phát triển về du lịch, chuyên đề rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thanh Hóa.
Chuyên đề đã tổng hợp những tiềm năng trong phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa nhằm đưa ra kết luận về mức độ khai thác các tiềm năng kể trên tại địa phương. Bên cạnh những mặt được, việc phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa cịn gặp phải các hạn chế như: khai thác du lịch văn hóa, tơn giáo dưới mức tiềm năng; lượng khách du lịch và doanh thu du lịch giảm mạnh trong thời điểm đại dịch Covid- 19; lượng khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ rất thấp; thời gian lưu trú của khách du lịch thấp. Bằng những kết quả phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng, có thể xác định nguyên nhân của hạn chế là do: (i) Cơ sở hạ tầng du lịch chưa tương xứng với tiềm năng du lịch; (ii) Chất lượng của nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn thấp; (iii) Liên kết giữa các địa phương trong việc tạo ra các tuyến du lịch với sản phẩm du lịch đặc thù phát huy lợi thế so sánh của tỉnh cịn yếu; (iv) Cơ chế chính sách chưa theo kịp với yêu cầu phát triển du lịch.
Trên cơ sở hạn chế trong phát triển du lịch giai đoạn 2016-2021 và nguyên nhân của chúng đã xác định tại chương 2, cùng với những định hướng phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, chun đề đã đề xuất bốn giải pháp chính, đó là: hồn thiện cơ sở pháp lý phát triển du lịch; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch; Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; đẩy
mạnh liên phát triển du lịch với các địa phương; và đẩy mạnh áp dụng nền tảng công nghệ để phát triển du lịch thông minh. Các giải pháp này được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch dựa trên lợi thế so sánh về tiềm năng du lịch tới năm 2030.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Điện tử Chính phủ (2022), ‘3 địa phương 1 điểm đến’ - kết nối du lịch Bắc Trung Bộ; truy cập ngày 12/04/2022 tại https://baochinhphu.vn/3-dia- phuong-1-diem-den-ket-noi-du-lich-bac-trung-bo-
102220331171357693.htm#:~:text=(Chinhphu.vn)%20%2D%20%C4%90% E1%BB%83,v%E1%BB%8B%2C%20h%E1%BA%A5p%20d%E1%BA%
ABn%20du%20kh%C3%A1ch.
2. Báo điện tử Thanh Hóa (2022), Thanh Hóa ra mắt sản phẩm du lịch thông
minh; truy cập ngày 15/04/2022 tại
https://thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2022-4-2/Thanh-Hoa-ra-mat-san-pham- du-lich-thong-minhrsiawg.aspx.
3. Cổng thông tin địa tử tỉnh ủy Thanh Hóa, Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh; truy cập ngày 16/04/2022 tại https://thanhhoa.dcs.vn/tinhuy/pages/2022-3-26/Tinh-hinh-thuc-hien-quy- hoach-phat-trien-he-thong-jtppx89t9cq4.aspx.
4. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thơng Vận tải (2022), Thanh Hóa: Quy hoạch, phát triển có hiệu quả hạ tầng giao thông; truy cập ngày 16/04/2022 tại http://mt.gov.vn/moitruong/quy-chuan-chat-luong/79765/thanh-hoa--quy- hoach--phat-trien-co-hieu-qua-ha-tang-giao-thong.aspx.
5. Cục Thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 2016. 6. Cục Thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 2017. 7. Cục Thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 2018. 8. Cục Thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 2019. 9. Cục Thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 2020. 10.Cục Thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 2021. 11.Dwyer, C Kim (2003), Destination Competitiveness: determinants and
indicators, Current Issues in Tourism, volume 6, issue 5, 369 – 414.
12.Hà Nội mới (2022), Liên kết du lịch giữa Thanh Hóa với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; truy cập ngày 12/04/2022 tại http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Du- lich/1028919/lien-ket-du-lich-giua-thanh-hoa-voi-ha-noi-va-cac-tinh-phia- bac.
13.Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2021), Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 tỉnh Thanh Hóa. 14.Nguyễn Thị Thống Nhất (2014), Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới
nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam.
16.Quốc hội (2017), Luật số 09/2017/QH14, “Luật du lịch”, Hà Nội
17.United Nations Environment Programme (2005), Making Tourism More Sustainable, 66-67.
18.Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015), Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
19.Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2016), Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII.
20.Võ Kim Nhạn (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Tập 55, [Số chuyên đề: Kinh tế - Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ].
21.World Tourism Organization (1995), UNWTO technical manual: Collection of Tourism Expenditure Statistics, 1.