Đánh giá chung về phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 (Trang 42 - 46)

5. Kết cấu chuyên đề

2.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa

2.4.1. Mặt được

Thứ nhất là khai thác tốt tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng được coi là một điểm mạnh trong phát triển du lịch của Thanh Hóa trong nhiều năm nay với thành tựu nổi bật trong phát triển du lịch biển Sầm Sơn. Trong thời gian gần đây, du lịch cộng đồng ở khu du lich Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã phát triển mạnh và thu hút được một lượng khách nội địa từ các địa phương lân cận.

Thứ hai là tổng doanh thu du lịch và tổng lượt khách tăng trưởng mạnh trước Đại dịch Covid-19, đặc biệt tăng rất nhanh trong hai năm 2018-2019

Bước vào giai đoạn 2016-2020, Thanh Hóa đã có sự chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng du lịch cũng như đầu tư mạnh vào phát triển các điểm đến du lịch nên đã thu hút được một lượng khách du lịch nội địa. Tổng lượt khách du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 4 năm 2016-2019, đặc biệt tăng rất nhanh trong hai năm 2018-2019. Chính điều này đã kéo theo tổng doanh thu du lịch trong giai đoạn 2016-2019 cũng tăng nhanh và đều vượt mức kế hoạch đặt ra hàng năm.

Thứ ba là thời gian lưu trú bình quân tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2021 kể cả trong thời gian Đại dịch Covid -19 diễn ra

Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc di chuyển giữa các địa phương cũng như sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, thuận lợi của giao thơng đường sắt sẽ tạo cho Thanh Hóa nhiều lợi thế trong thu hút khách du lịch đến nghỉ dưỡng vào các thời điểm trong năm. Chính vì vậy, thời gian lưu trú trong giai đoạn 2016-2021 đều tăng qua các năm, kể cả hai năm bị ảnh hưởng nặng của Đại dịch Covid-19.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, tơn giáo của Thanh Hóa rất lớn nhưng trên thực tế thời gian qua nói đến du lịch Thanh Hóa, khách du lịch chỉ nhắc đến du lịch biển Sầm Sơn và sau này là du lịch cộng đồng Pù Lng. Du lịch văn hóa, tơn giáo mới dừng ở mức độ khách đến các điểm du lịch tâm linh vào các dịp đầu năm và cuối năm vì lý do tín ngưỡng, chưa phải là kết hợp giữa các điểm đến du lịch kết hợp du lịch nghỉ ngơi với du lịch văn hóa, tơn giáo.

Thứ hai là lượng khách du lịch và doanh thu du lịch giảm mạnh trong thời điểm Đại dịch Covid- 19

Trong bối cảnh chung của cả nước, du lịch Thanh Hóa cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Đại dịch Covid- 19, lượng khách du lịch và doanh thu du lịch giảm mạnh thời điểm dịch bệnh diễn ra đã kéo tốc độ tăng trưởng về mức thấp hơn thời điểm khởi đầu của giai đoạn 2016-2020.

Thứ ba là lượng khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 2% tổng số khách du lịch hàng năm đến Thanh Hóa

Khách du lịch quốc tế đều đánh giá cao biển ở Việt Nam rất đẹp, trong đó có biển Sầm Sơn Thanh Hóa. Đặc biệt khách du lịch quốc tế rất ưa chuộng loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, thời gian qua Thanh Hóa được đánh giá khai thác tốt tiềm năng phát triển hai loại hình du lịch này nhưng trong thực tế chưa thu hút được khách du lịch quốc tế. Đây là vấn đề đặt ra trong thời gian tới cho Thanh Hóa đó là phải làm thế nào để bên cạnh tăng trưởng lượng khách nội địa, cần đẩy mạnh các biện pháp để thu hút khách quốc tế.

Thứ tư là thời gian lưu trú của khách du lịch thấp, trung bình dưới 2 ngày

Thời gian lưu trú là một tiêu chí đánh giá chất lượng của phát triển du lịch. Tuy thời gian lưu trú trung bình đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2016-2021 nhưng thời gian lưu trú này ngắn chưa đến hai ngày. Thực tế cho thấy, lượng khách du lịch quốc tế đến du lịch Thanh Hóa chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng thời gian lưu trú của khách quốc tế cao hơn so khách nội địa. Điều này cho thấy, Thanh Hóa hồn tồn có thể kéo dài được thời gian lưu trú của khách du lịch nội địa trên cơ sở khai thác lợi thế vị trí địa lý và giao thơng thuận lợi đến các địa phương lân cận bằng cách tạo ra sự hấp dẫn của các điểm đến du lịch của tỉnh.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Từ kết quả phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, có thể tổng kết một số nguyên nhân sau đây để lý giải cho các hạn chế trong phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa đã đề cập ở trên.

Thứ nhất là cơ sở hạ tầng du lịch chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch.

Điều này được thể hiện ở hai khía cạnh: (i) Cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở khu du lịch biển Sầm sơn để phục vụ khách du lịch nghỉ dưỡng vào dịp hè trong năm. Chính vì chỉ phục vụ mang tính thời vụ nên đến tháng cao điểm trong năm ln bị tình trạng cơ sở lưu trú khơng đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Do đó, sẽ có một lượng khách du lịch sẽ chuyển hướng lựa chọn các địa điểm du lịch xa hơn như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình chi phí tốn hơn nhưng đổi lại họ được trải nghiệm một kỳ nghỉ tốt hơn; (ii) Cơ sở lưu trú chủ yếu là của tư nhân hoặc đạt chuẩn thấp. Cả tỉnh đến thời điểm này chỉ có ba khách sạn 5 sao và bốn khách sạn 4 sao. Với cơ sở lưu trú qui mô nhỏ và chất lượng khơng cao rất khó thu hút được lượng khách có mức thu nhập cao nhưng nhu cầu nghỉ dưỡng cao về du lịch ở Thanh Hóa. Đây cũng là lý do tại sao thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa trong nước ở mức thấp.

Thứ hai là chất lượng của nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc trong ngành du lịch rất cao điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ du lịch. Tại cả điểm du lịch, nhân viên chủ yếu là lao động thời vụ không được đào tạo bài bản nên phục vụ sẽ thiếu tính chun nghiệp và hiệu suất làm việc khơng cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ du lịch được cung cấp nên giảm sức hấp dẫn đối với khách du lịch cũng như quyết định quay lại du lịch các lần tiếp theo. Hệ lụy kéo theo số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ ba là liên kết giữa các địa phương trong việc tạo ra các tuyến du lịch với sản phẩm du lịch đặc thù phát huy lợi thế so sánh của tỉnh còn yếu.

Liên kết giữa các địa phương là cần thiết để tạo ra tuyến du lịch với sản phẩm đặc thù là một trong các giải pháp gần đây nhiều địa phương chú trọng. Thanh Hóa cũng đã có các hoạt động liên kết với các địa phương lân cận và khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, các hoạt động này mới dừng ở mức độ khởi động chưa có chiến lược để đảm bảo việc liên kết được tiến hành một cách chuyên nghiệp, đặc biệt để các địa phương nhìn thấy được lợi ích lâu dài của việc liên kết đó. Vì vậy, trong thời gian tới

đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong phát triển du lịch sẽ là giải pháp cần được chú trọng để tạo ra tuyến du lịch liên tỉnh hấp dẫn khách du lịch qua đó sẽ thu hút được lượng khách du lịch nhiều hơn và kéo dài được thời gian lưu trú của khách du lịch đến Thanh Hóa.

Thứ tư là cơ chế chính sách chưa theo kịp với yêu cầu phát triển du lịch.

Tỉnh Thanh Hóa đã có qui hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội, trong đó có có qui hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và qui hoạch phát triển lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện qui hoạch sẽ chậm hơn vì vốn đầu tư để đáp ứng các dự án chưa được bố trí đầy đủ. Ngồi ra, nằm trong chính sách thu hút đầu tư vào du lịch cũng như quảng bá về phát triển du lịch của Thanh Hóa, tỉnh đã tiến hành các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch hàng năm nhưng mới chỉ hướng đến đối tượng khách nội địa. Các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch của Thanh Hóa thực hiện trong thời gian qua được đánh giá là có nhiều điểm nổi bật nhưng sự thiếu vắng các hoạt động cũng như chương trình kích cầu đối với đối tượng khách quốc tế là một điểm cần phải chú trọng thay đổi trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)