CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Khái quát về Bản Lác, Mai Châu, Hịa Bình
Bản Lác nằm trên địa phận xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hồ Bình. Bản Lác cách trung tâm xã Chiềng Châu 15 km và cách phố Vãng (nay là thị trấn Mai Châu) 2 km, có địa hình thuận lợi cho đi lại khi ở sát hai tuyến đường lớn là quốc lộ 6 và quốc lộ 15. Bản Lác có diện tích đất tự nhiên 429 ha, đất canh tác 33,9 ha, trong đó đất trồng lúa 24,1 ha, cịn lại là đất trồng cây mầu, bản làng sinh sống và đất chuyên dụng khác. Địa phận Bản Lác được chia thành 2 bản nhỏ là Bản Lác 1 và Lác 2, trong đó Lác 1 là trung tâm du lịch của bản, địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch. Trong nghiên cứu này, địa bàn nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào đánh giá phát triển du lịch bền vững tại khu vực bản Lác 1.
Khí hậu ở Bản Lác chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa tây bắc, chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô, biên độ trong ngày cao, có ngày rét, sương muối hoặc mưa phùn giá rét. Hệ sinh thái rừng tự nhiên ở đây hầu như đã cạn kiệt, chỉ còn rừng trồng và những vạt nương định canh đem đến cho du khách thấy nét đẹp khác của tự nhiên đã bị chinh phục ở nơi đây.
Bản là nơi sinh sống của người dân tộc Thái trắng có nguồn gốc từ đơng nam Trung Quốc với 5 dịng họ: họ Hà, Lị, Vì, Mác và Lộc, một tỷ lệ rất nhỏ người trong bản thuộc dân tộc Mông, Mường và Kinh. Theo tiếng của địa phương, Bản Lác được gọi là Bản Lạc, nghĩa là nơi hội tụ của những người Thái làm nghề buôn bán, hoặc đi tha phương cầu thực, gặp miền đất lành nên ở lại sinh sống và làm ăn. Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm, đến nay đã có trên 100 hộ dân, trước đây dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm. Sau này, nhờ có vị trí tự nhiên thuận lợi và nền văn hóa đặc trưng, Bản Lác trở thành một điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn du khách.Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hịa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản.
Mơ hình kinh tế ở bản Lác là hợp tác nông-lâm nghiệp chăn nuôi và dịch vụ (trong đó nổi lên là dịch vụ du lịch). Trên cơ sở đó vận hành theo phương thức khốn gọn đến từng hộ gia đình, điều tiết sản xuất, phân phối nhằm mục đích nâng cao mức
sống của nhân dân, đảm bảo cân đối giữa lợi ích của người lao động và lợi ích tập thể, nhờ đó kinh tế hộ gia đình tại bản ngày càng được nâng cao. Năm 2013 thu nhập bình quân của người dân đã tăng lên mức 2,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh dịch vụ du lịch, một số hộ trồng dâu, ni tằm, hàng năm thu bình qn 1,5 tấn kén, đồng thời trồng bông làm nguyên liệu để dệt thổ cẩm, hàng năm tiêu thụ 100.000 mét vải cho khách du lịch và bán ra thị trường. Ngoài ra, người dân trong bản còn sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp khác như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá, trồng nấm…. Đặc biệt từ nhiều năm nay, học tập các hộ đi đầu làm du lịch hiện nay số đơng các hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh du lịch, làm thêm nhà nghỉ, mua sắm thêm các tiện nghi tốt hơn để phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi, ăn uống, bán quà lưu niệm, hàng thổ cẩm, mỹ nghệ... tạo nguồn thu đáng kể, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân.