Tiêu chí Điểm bền vững Tiêu chí thành phần Điểm đánh giá Chỉ số/Thang đo Điểm đánh giá Văn hóa – Xã hội 73,59 Mức độ bảo tồn đặc trưng văn hóa địa phương
75,11
Trang phục 76,21
Nhà sàn 73,45
Điệu múa, bài hát dân
tộc 53,45
Tiếng dân tộc 86,55 Lễ hội truyền thống 85,17
Tác động bên ngồi
đến văn hóa 84,05
Sự mâu thuẫn văn hóa giữa các dân tộc tại địa phương
84,48 Sự xuất hiện của văn
hóa khác 81,03
Ý thức lưu giữ văn
hóa dân tộc 66,21
Truyền tải văn hóa địa phương cho khách du lịch
67,24 Lưu giữ văn hóa của
người trẻ 65,86
Đóng góp kinh tế cho bảo tồn tài nguyên nhân văn
47,24
Duy trì giao lưu văn hóa từ nguồn thu du lịch
47,24
Cơ hội giáo dục 84,64
Nói và viết chữ quốc
ngữ 86,55
Đi học thuận tiện 82,41
Đời sống dân cư 71,72
Cải tạo nhà cửa 81,72
Nước sạch 83,79
Dịch vụ y tế 72,76
Điện 54,14
Mua hàng tiêu dùng 67,24 An ninh trật tự 87,24 Mức độ thường xuyên
xảy ra trộm cắp 87,24
Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả
Văn hóa là điểm sáng trong phát triển du lịch tại bản Lác, mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng tại đây còn được gọi là du lịch văn hóa. Các yếu tố về văn hóa được người dân bảo vệ và lưu giữ một cách có ý thức, các tác động bên ngồi gần như khơng gây ảnh hưởng đến các giá trị nhân văn tại địa phương. Tại bản Lác có nhiều dân tộc cùng sinh sống và kết quả đánh giá cho thấy khơng hề có sự mâu thuẫn giữa các dân tộc tại đây, theo cộng đồng địa phương các dân tộc tại bản có sự đồn kết cao
và hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động, điều này có thể thấy trong các dịp lễ hội hay mỗi khi một gia đình trong bản có việc lớn như xây nhà, cưới hỏi,… Ngồi ra dân của các bản khác khơng được phép mua đất xây nhà trong Bản Lác, không phải dân bản địa sẽ khơng được phép đầu tư, tồn bộ đất trong bản được truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, tính tiếp nối các thế hệ làm du lịch là rất rõ ràng. Mặc dù cuộc sống hiện nay mang theo nhiều nền văn hóa mới lạ và hiện đại, người trẻ ở bản Lác vẫn có ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống khá tốt, được đánh giá ở mức 65,86/100 điểm. Điểm trừ về mặt bảo tồn đặc trưng văn hóa là việc tiếp nối các điệu múa, bài hát truyền thống của người dân địa phương. Thực tế cho thấy, các điệu múa hay lời hát nguyên bản dân tộc Thái ngun bản chỉ cịn lại rất ít trong nội dung biểu diễn văn hóa cho khách du lịch xem, các tiết mục biểu diễn thường bị pha tạp từ các dân tộc khác nhau và có sự “cách tân” trong giai điệu và lời hát. Bên cạnh đó, chỉ cịn một số ít người dân cao tuổi là cịn lưu giữ được các bài hát nguyên bản, theo cộng đồng tại đây một phần các làn điệu này khá khó học và ít hấp dẫn hơn phong cách nhạc hiện đại. Ngồi ra, dù vẫn gìn giữ được các nét đẹp truyền thống của trang phục dân tộc Thái nhưng người dân trong bản đã khơng cịn thường xun mặc các trang phục này mà chỉ mặc trong các dịp lễ hội, thông thường họ chuyển sang sử dụng đồ của người Kinh. Điều này phần nào đó khiến khách du lịch ít có thiện cảm hơn và khơng hài lịng theo mong muốn của họ. Các vấn đề khác về mặt văn hóa – xã hội tại đây theo điều tra bao gồm sự đóng góp kinh tế vào văn hóa và thiếu ổn định của mạng lưới điện. Theo ý kiến thu thập từ cộng đồng địa phương, mạng lưới điện thường không ổn định vào các ngày đông khách du lịch, thường xuyên xảy ra hiện tượng mất điện vì quá tải. Nguồn thu từ các hoạt động du lịch dành cho văn hóa chỉ là thù lao từ các buổi biểu diễn văn nghệ, khơng có bất kỳ hoạt động bảo tồn hay truyền dạy văn hóa nào nhận được sự hỗ trợ về mặt kinh tế.
4.3.2. Trạng thái bền vững của hai tiêu chí Mơi trường và Cộng đồng & phát triển du lịch (Chưa bền vững)
Mặc dù hai tiêu chí này có điểm bền vững xấp xỉ đạt mức bền vững tiềm năng (61-80 điểm) nhưng kết quả đánh giá khơng thể làm hài lịng khi số lượng các biến thang đo và tiêu chí có điểm đánh giá ở mức trung bình lại chiếm ưu thế. 3 trên 4 biến thang đo cho tiêu chí Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường được đánh giá < 60 điểm, trong đó thấp nhất là Ảnh hưởng của bê tơng hóa đến cảnh quan và mơi trường với 24,48 - ở mức dưới trung bình. Thực tế cho thấy, rất nhiều ao hồ đã bị chuyển thành bãi đỗ xe cho du khách và các cơng trình bê tơng xuất hiện ngày càng nhiều làm ảnh hưởng lớn tới cảnh quan của bản. Kiến trúc truyền thống nhà sàn bên cạnh ao nhỏ đã bị mai một đi rất nhiều, theo quan sát của nhóm gần như khơng cịn ao hồ gắn với nhà sàn tại khu vực bản, ngoài ra số lượng cây xanh giảm nhiều khiến hình ảnh Bản Lác khơng cịn đẹp như trước đây. Việc xây dựng nhà cửa bằng bê tông không chỉ gây
ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến yếu tố văn hóa. Nhà sàn tại bản Lác vốn được dựng từ 100% các nguyên vật liệu từ tự nhiên như gỗ, nứa,… gắn với ao hồ đã tạo nên một nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, các cơng trình bê tơng khơng được thiết kế bài bản khiến phần nào làm mất đi nét đẹp của các ngôi nhà sàn truyền thống của người dân tộc tại đây. Bên cạnh đó, việc xây dựng các con đường nội thôn và liên thôn trong thời gian dài làm sinh ra nhiều bụi, ảnh hưởng tới khơng khí tại bản. Ý thức của khách du lịch tại bản Lác được đánh giá chưa cao, hầu hết các ý kiến đều cho rằng khách du lịch nước ngồi có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung so với khách du lịch trong nước. Trong khi đó nhận thức về việc bảo vệ mơi trường từ phía chính quyền và cộng đồng địa phương là khá tốt, người dân thường xuyên được nhắc nhở về vấn đề môi trường trong các cuộc họp thơn, xã; có một số lượng đáng kể poster tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại điểm du lịch và đặc biệt ln có các buổi dọn vệ sinh chung do Đoàn thanh niên xã thực hiện đều đặn vào chủ nhật hàng tuần trong một vài năm trở lại đây. Vấn đề đáng lưu tâm nữa là xử lý rác thải, theo đánh giá của người dân địa phương rác thải tại đây vẫn được xử lý một cách thơ sơ, dù có bãi rác tập trung nhưng thơng thường rác thải sinh hoạt vẫn được xử lý bằng cách đốt, dễ gây ô nhiễm đất trồng trọt nếu nơi xử lý ở gần ruộng nương và còn ảnh hưởng đến các vùng đất thấp hơn. Chính quyền địa phương chưa có quy hoạch xử lý rác thải cho bản Lác và các bản hoạt động du lịch xung quanh khiến gây ra lo ngại về mặt môi trường trong tương lai.