Các khía cạnh phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá du lịch cộng đồng bền vững tại bản lác (Trang 54 - 56)

Tác giả Khía cạnh du lịch bền vững (Dimension) Mowforth & Munt, 1998 Kinh tế, văn hóa-xã hội, mơi trường

Lozano-Oyola và cộng sự, 2012 Xã hội, kinh tế, môi trường Bossell, 1999; Mowforth &

Munt, 1998

Sinh thái, xã hội, kinh tế, thể chế/chính trị, văn hóa, cơng nghệ

Ko, 2001 Thể chế, kinh tế, văn hóa-xã hội, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tác động đến môi trường, chất lượng hệ sinh thái, đa dạng sinh học, chính sách quản lý mơi trường.

Chris and Sirakaya, 2006 Kinh tế, Xã hội, văn hóa, sinh thái, cơng nghệ Spilanis và cộng sự, 2005 Kinh tế, xã hội, môi trường

Tsaur và cộng sự, 2005 Kinh tế, xã hội, mơi trường

García-Melón và cộng sự, 2011 Bảo vệ mơi trường tự nhiên, các tác động đến mơi trường địa phương, khía cạnh xã hội, du lịch, quản lý và thể chế.

Castellani và Sala, 2010 Dân số, Chỗ ở, Kinh tế và lao động, môi trường, du lịch

Blancas và cộng sự, 2010 Xã hội, kinh tế, môi trường

Lin và Lu, 2012 Du lịch, các nguồn lực, cộng đồng, kinh tế, xã hội

Azizi và cộng sự, 2011 Môi trường, xã hội, kinh tế, sự hấp dẫn du lịch, thể chế, cơ sở hạ tầng

D. Rio và cộng sự, 2012 Kinh tế, xã hội, môi trường Huang và cộng sự Kinh tế, xã hội, môi trường

Wang và cộng sự, 2013 Nguồn lực, xã hội và kinh tế, môi trường, quản lý

Uzun và cộng sự, 2015 Phúc lợi cộng đồng, giá trị tự nhiên và văn hóa, sự hài lịng về du lịch, giám sát và quản lý Châu và Nguyễn, 2014 Kinh tế, xã hội, môi trường

La, 2012 Kinh tế, xã hội, môi trường

Đinh, 2013 Kinh tế, xã hội, tài nguyên – môi trường Bạch, 2011 Kinh tế, xã hội, môi trường

Từ việc thực hiện tổng quan, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng phần lớn các nghiên cứu đều thực hiện phương pháp thảo luận và tham khảo chuyên gia để lựa chọn các tiêu chí phát triển du lịch bền vững, trong đó một phương pháp nổi bật được sử dụng là phương pháp Delphi, được sử dụng trong nghiên cứu của Lin và Lu, 2012. Delphi là một q trình thảo luận có bài bản để các nhóm chun gia tích lũy thơng tin và thể hiện tri thức, thông qua các bảng câu hỏi trong hai hoặc nhiều vòng, sau mỗi vịng người hỗ trợ cung cấp một bản tóm tắt bất kỳ các dự đốn của các chun gia từ vịng trước cũng như lý do tại sao họ đưa ra để hỗ trợ cho lựa chọn của mình, mục đích là để các chun gia cân nhắc sự lựa chọn của người khác và tiến tới một quan điểm chung cuối cùng. Việc sử dụng phương pháp này của các nghiên cứu trước giúp nhóm nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí đánh giá có sự đồng thuận cao và mang tính chắc chắn hơn. Nhóm đã tiến hành thảo luận và tham khảo các chuyên gia để xác định các khía cạnh chính trong sự phát triển du lịch bền vững của bản Lác sao cho các tiêu chí đó là phù hợp với lý luận chung và địa bàn nghiên cứu và bốn tiêu chí lớn đã được lựa chọn: Kinh tế, Văn hóa – Xã hội, Mơi trường và Cộng đồng & phát triển du lịch. Trong đó Cộng đồng& phát triển du lịchđề cập tới các vấn đề và thực hiện phát triển du lịch và đáp ứng các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, là mơ hình du lịch được thực hiện tại bản Lác. Các tiêu chí thành phần và các biến đo lường được tiếp tục tổng hợp có chọn từ các tác giả trên, ngồi ra cịn có Priskin (2000), Miller (2001), WTO (1997) và McCool (2001). Đồng thời nhóm nghiên cứu tiếp tục tham khảo chuyên gia và thực hiện điều tra địa phương lần 1, thực hiện nghiên cứu định tính chủ yếu là quan sát, phỏng vấn sâu người đứng đầu cộng đồng địa phương (trưởng bản) và người dân địa phương nhằm phát hiện các vấn đề trong phát triển du lịch và các biến đo lường đặc trưng. Cuối cùng, bộ tiêu chí và thang đo hồn chỉnh được tham khảo chun gia lần cuối và được sử dụng để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá du lịch cộng đồng bền vững tại bản lác (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w