Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác

Một phần của tài liệu Đánh giá du lịch cộng đồng bền vững tại bản lác (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác

Vào những năm 1980, Bản Lác bắt đầu đón nhận khách du lịch, trong đó chủ yếu là từ khối Xơ Viết, Đơng Âu, sau đó vào những năm 1990 là khách du lịch phương Tây. Năm 1995, bản chính thức được cấp phép kinh doanh nhà nghỉ và trong vòng 20 năm kể từ khi bắt đầu làm du lịch Bản Lác đã khẳng định là một trong những địa điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Hịa Bình.

Về lượng khách và doanh thu

Tính trong năm 2015 Bản Lác thu hút hơn 380.000 lượt khách trong nước và quốc tế với nguồn thu từ các hoạt động du lịch ước tính trên 60 tỷ đồng, tỷ lệ khách du lịch so với năm 2014 tăng tới 25%.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở lưu trú: Cả Bản có 112 hộ dân với trên 60 hộ đăng ký dịch vụ homestay. Tất cả các hộ đều được trang bị đầy đủ các hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch như điện, nước sạch, truyền hình, internet…. Giá nhà nghỉ trung bình khoảng 40.000 đồng/người/đêm.

Cơ sở ăn uống: Ở bản có 4 nhà hàng với số lượng 4-5 nhân viên/1 nhà hàng giá dịch vụ trung bình từ 80- 100.000 đồng/người/bữa. Ngồi ra hầu hết các gia đình làm homestay đều cụng cấp dịch vụ ăn uống tại gia với giá 100.000 đồng/người/bữa.

Các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí khác: hệ thống các điểm tham quan đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động chính của du khách là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: đi bộ dạo phố, ngắm đồi núi, tham quan gian hàng, và tìm hiểu các nét văn hóa dân tộc.

Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách: Ở bản có trên 20 xe điện từ 7-10 chỗ chở du khách đi vòng quanh các bản trong khu vực để tham quan. Ngồi ra cịn có dịch vụ cho thuê xe đạp với khoảng 200 chiếc.

Nhìn chung với cơ sở vật chất hiện tại là đủ điều kiện phát triển về lượng của du khách, từng bước đáp ứng các ăn nghỉ, vui chơi giải trí cao hơn.

Bảng 3.1: Sự tham gia vào hoạt động du lịch ở BảnST ST T Loại hình Tỷ lệ hộ tham gia 1 Sản xuất và bán hàng thổ cẩm 80% 2 Dịch vụ nhà nghỉ Homestay 60% 3 Dịch vụ nhà hàng 5%

4 Dịch vụ tham quan và hướng

dẫn 20%

(Điều tra thực địa năm 2017)

Kinh doanh lữ hành

Người dân hầu như chịu trách nhiệm chính về các hoạt động trong bản Lác, các công ty du lịch ở Hà Nội chỉ đảm nhiệm việc vận chuyển khách đến và đi từ bản.Đối với khách nước ngồi các cơng ty sẽ cùng chia sẻ việc cung cấp hướng dẫn viên nói tiếng Anh.Trong bản cử ra một người chịu trách nhiệm kiểm tra số khách đến và đi.Cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm trả lương cho nhân viên này.

Các dự án đầu tư

Từ những năm cuối thế kỷ 20, hầu hết phụ nữ trong bản đã từ bỏ các hoạt động dệt vì họ quá bận rộn với việc đồng áng, mặt khác giá bán của các sản phẩm thổ cẩm khơng đủ bù đắp chi phí lao động họ bỏ ra. Năm 2002, huyện Mai Châu được dự án xây dựng cơ sở làng nghề đầu tư nhằm tạo cơ sở ban đầu cho phát triển du lịch làng nghề, nhờ đó hoạt động dệt vải thổ cẩm được khơi phục ở Chiềng Châu. Tuy nhiên, do đồng bào ở đây không trồng bông, trồng dâu để dệt vải nữa, nên những tấm vải thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mai Châu lại được dệt từ những sợi tổng hợp qua xử lý mang từ dưới xi lên. Đây chính là nguyên nhân làm cho dệt thổ cẩm ở Mai Châu trở nên mai một, không giữ được sự tinh tuý như vốn có.Sản phẩm làm ra nhiều nhưng du khách khơng thích.

Nhắm tới mục tiêu là thúc đẩy người dân sản xuất ra các đồ lưu niệm để phục vụ khách du lịch đến thăm bản Lác, từ năm 2009 tổ chức JICA đã hỗ trợ đầu tư cho bà con trồng dâu và trồng bông làm vải thổ cẩm và vải tơ tằm. với 35 thành viên được thành lập. JICA đã tài trợ HTX Dệt thổ cẩm Chiềng Châu nhiều máy may công nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng dệt thổ cẩm cho bà con, phục dựng bí quyết nhuộm màu cổ truyền từ các loại lá cây, thiết kế tìm tịi đa dạng mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu du khách, liên kết giữa các HTX trong khuôn khổ dự án hỗ trợ về mặt mua nguyên liệu thô và bán sản phẩm. Các khóa đào tạo may và thêu đã được triển khai tại HTX với nhiều nội dung: may cơ bản, cải tiến thêu, nâng cao hoàn thiện sản phẩm, thêu theo các mẫu truyền thống, học về phối màu.

Một phần của tài liệu Đánh giá du lịch cộng đồng bền vững tại bản lác (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w