Sự tham gia vào hoạt động du lịc hở Bản

Một phần của tài liệu Đánh giá du lịch cộng đồng bền vững tại bản lác (Trang 49 - 54)

ST T Loại hình Tỷ lệ hộ tham gia 1 Sản xuất và bán hàng thổ cẩm 80% 2 Dịch vụ nhà nghỉ Homestay 60% 3 Dịch vụ nhà hàng 5%

4 Dịch vụ tham quan và hướng

dẫn 20%

(Điều tra thực địa năm 2017)

Kinh doanh lữ hành

Người dân hầu như chịu trách nhiệm chính về các hoạt động trong bản Lác, các công ty du lịch ở Hà Nội chỉ đảm nhiệm việc vận chuyển khách đến và đi từ bản.Đối với khách nước ngồi các cơng ty sẽ cùng chia sẻ việc cung cấp hướng dẫn viên nói tiếng Anh.Trong bản cử ra một người chịu trách nhiệm kiểm tra số khách đến và đi.Cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm trả lương cho nhân viên này.

Các dự án đầu tư

Từ những năm cuối thế kỷ 20, hầu hết phụ nữ trong bản đã từ bỏ các hoạt động dệt vì họ quá bận rộn với việc đồng áng, mặt khác giá bán của các sản phẩm thổ cẩm không đủ bù đắp chi phí lao động họ bỏ ra. Năm 2002, huyện Mai Châu được dự án xây dựng cơ sở làng nghề đầu tư nhằm tạo cơ sở ban đầu cho phát triển du lịch làng nghề, nhờ đó hoạt động dệt vải thổ cẩm được khôi phục ở Chiềng Châu. Tuy nhiên, do đồng bào ở đây không trồng bông, trồng dâu để dệt vải nữa, nên những tấm vải thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mai Châu lại được dệt từ những sợi tổng hợp qua xử lý mang từ dưới xi lên. Đây chính là nguyên nhân làm cho dệt thổ cẩm ở Mai Châu trở nên mai một, không giữ được sự tinh tuý như vốn có.Sản phẩm làm ra nhiều nhưng du khách khơng thích.

Nhắm tới mục tiêu là thúc đẩy người dân sản xuất ra các đồ lưu niệm để phục vụ khách du lịch đến thăm bản Lác, từ năm 2009 tổ chức JICA đã hỗ trợ đầu tư cho bà con trồng dâu và trồng bông làm vải thổ cẩm và vải tơ tằm. với 35 thành viên được thành lập. JICA đã tài trợ HTX Dệt thổ cẩm Chiềng Châu nhiều máy may công nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng dệt thổ cẩm cho bà con, phục dựng bí quyết nhuộm màu cổ truyền từ các loại lá cây, thiết kế tìm tịi đa dạng mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu du khách, liên kết giữa các HTX trong khuôn khổ dự án hỗ trợ về mặt mua ngun liệu thơ và bán sản phẩm. Các khóa đào tạo may và thêu đã được triển khai tại HTX với nhiều nội dung: may cơ bản, cải tiến thêu, nâng cao hoàn thiện sản phẩm, thêu theo các mẫu truyền thống, học về phối màu.

Người ở Bản lác chủ yếu là người Thái, các dân tộc khác như Mường, Kinh… chỉ có vài người, chuyển đến sinh sống dưới hình thức dâu rể.Văn hóa người Thái vẫn được bảo tồn và có chút giao thoa với văn hóa các dân tộc khác.

Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngơn ngữ gốc Thái của hệ ngơn ngữ Thái – Kadai. Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngơn ngữ Thái. Hiện tại ngôn ngữ Thái vẫn được dùng để giao tiếp giữa những người dân trong bản. Trẻ con sinh ra được bố mẹ dạy nói tiếng Thái và tiếng Kinh song song, tỷ lệ người Thái biết nói tiếng Thái ở bản là 100%, tuy nhiên số lượng người viết được chữ là không nhiều.

Về văn hóa ứng xử, xã hội người Thái là xã hội phù quyền, đề cao vai trị của người đàn ơng trong gia đình và ngồi xã hội. Hơn nhân do trai gái tự nguyện. Rất mến khách và có tính cộng đồng cao.

Về đời sống văn hóa, người Thái vẫn duy trì cuộc sống gắn với nhà sàn, có xây dựng nhà bê tông nhưng xây thấp và nằm sâu bên trong nhà để ít ảnh hưởng đến cảnh quan truyền thống. Trang phục của phụ nữ Thái trắng gồm áo sửa cỏm và váy đen bó sát người cùng với chiếc khăn piêu tạo nên vẻ thanh nhã, duyên dáng của người phụ nữ Thái. Trang phục truyền thống giờ khơng cịn được mặc nhiều nhưng vẫn không thể thiếu trong các dịp lễ tết, các buổi biểu diễn văn nghệ truyền thống.Ở bản có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ ngồi bên khung cửi lớn dệt vải.Các cô gái Thái trước khi về nhà chồng phải biết dệt thổ cẩm và thêu thùa. Bằng chứng là trước khi về làm dâu họ phải tự tay làm tặng bố mẹ chồng một bộ chăn đệm, trong đó có một chiếc khăn Piêu tặng mẹ chồng. Chính bởi vậy mà người Thái coi thổ cẩm là đời sống vật chất và tinh thần của mình.

Về ẩm thực, người Thái có nhiều kỹ thuật chế biến món ăn độc đáo hấp dẫn du khách, có thể kể đến như: cơm lam, xôi nếp Mai Châu, nhộng ong rừng rang măng chua, rượu cần, thịt ướp chua, cá suối nướng…

Các lễ hội lớn của người Thái tại Bản Lác là Xên Bản Xên Mường, Chả Chiêng tết Cơm Mới vẫn được tổ chức hàng năm và thu hút lượng lớn khách du lịch khi tổ chức. Trong các lễ hội người dân các dân tộc không chỉ người Thái biểu diễn các bài hát, điệu múa truyền thống của dân tộc mình, các trị chơi được tổ chức cho cả người dân và khách du lịch cũng có thể tham gia.

3.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

- Nghiên cứu tại bàn (Desk Study): Phương pháp này được sử dụng để thực hiện tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm kiếm thơng tin về địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật phân tích, thảo luận vấn đề nghiên cứu và trình bày báo cáo nghiên cứu.

- Nghiên cứu định tính:

+ Tham vấn chun gia: Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đề tài, được thực hiện trong nhiều công đoạn bao gồm tham vấn lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thực hiện thu thập đánh giá của chuyên gia đối với mức độ quan trọng của các tiêu chí.

+ Phỏng vấn sâu: Phương pháp này được thực hiện đối với người đứng đầu cộng đồng địa phương (trưởng bản) và người dân nhằm phát hiện các yếu tố đặc trưng, tìm hiểu sâu các vấn đề trong phát triển du lịch tại địa phương, đặc biệt là các yếu tố về văn hóa. Từ đó, nhóm nghiên cứu tiến hành xem xét, điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá và bản khảo sát.

- Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc điều tra khảo sát một mẫu đại diện trong phạm vi không gian nghiên cứu thông qua một bảng hỏi trên cơ sở bộ tiêu chí đa cấp đã được xây dựng, bao gồm các biến thang đo đo lường để thu thập kết quả đánh giá từ phía người dân địa phương. Một phiếu khảo sát khác được thực hiện đối với các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển bền vững, phát triển du lịch tại đại bàn nghiên cứu cũng dựa trên bộ tiêu chí ban đầu. Trên cơ sở bộ tiêu chí đó, kỹ thuật xử lý định lượng được sử dụng để xác định trọng số cho từng tiêu chí, xác định mức độ quan trọng và đóng góp của chúng vào mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Kết quả từ hai lần thu thập và phân tích dữ liệu rút ra mức độ bền vững của phát triển du lịch bản Lác được thể hiện ở một điểm số duy nhất (được gọi là điểm bền vững) dựa trên một thang đánh giá tiêu chuẩn.

- Công cụ phân tích:

+ Phần mềm hỗ trợ: IBM SPSS Statistics 23 và Expert Choice v11

+ Kỹ thuật phân tích: Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí Cronbach’s Alpha, Thống kê mô tả, kỹ thuật đánh giá trọng số bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP.

Q trình và các bước thực hiện nghiên cứu được trình bày chi tiết ở các phần sau.

3.3. Quy trình thực hiện đề tài

Quy trình nghiên cứu đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng (từ giữa tháng 01/2017 đến giữa tháng 04/2017) qua các giai đoạn:

Xác định đề tài nghiên cứuTổng quan nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu Hoàn thiện cơ sở lý luận và xác định mơ hình nghiên cứu

Thu thập và xử lý dữ liệu (2 lần) Phân tích dữ liệu

Hồn thiện kết quả và trình bày báo cáo NC

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu3.4. Mơ hình đánh giá 3.4. Mơ hình đánh giá

Từ việc tổng quan các nghiên cứu và các thước đo tính bền vững của du lịch, nhóm nghiên cứu lấy cơ sở của việc đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch dựa trên các tiêu chí phát triển du lịch bền vững và thang đánh giá mức độ bền vững (Barometer of Sustainability), được đề xuất bởi Prescott-Allen và IUCN, 1996. Mức độ bền vững được thể hiện qua một điểm số duy nhất là phương án rất trực quan và lý tưởng cho phép dễ dàng đánh giá trạng thái bền vững không chỉ của mục tiêu bền vững (Goal) mà cịn của các tiêu chí bậc 1 (Criterias) thông qua một thang đánh giá tiêu chuẩn. Giá trị điểm bền vững được xác định qua việc thu thập số liệu cho thang đo tính bền vững, là một thang đo Likert 5 điểm với mức độ tích cực tăng dần từ 1 đến 5, tương ứng với các mốc giá trị bền vững trên thang đánh giá mức độ bền vững (Prescott-Allen, 1996) trên phương diện người dân địa phương. Bên cạnh đó, cách thức đánh giá của đề tài này kế thừa một phần từ cơng trình đo lường sự bền vững của du lịch sinh thái của Lin và Lu, 2012, với việc áp dụng phương pháp phân tích thức bậc (Analytic Hierachy Process) để xác định trọng số cho các tiêu chí phát triển du lịch bền vững. Về tổng thể, việc đánh giá được thực hiện bằng cơng cụ tích hợp các phương pháp khác nhau, mơ hình đánh giá chi tiết được trình bày tại phần 3.4.1 đến 3.4.4.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thang đo lường phát triển du lịch bền vững tại bản Lác

Tiến hành khảo sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và hiệu chỉnh thang đo

Xác định trọng số của các tiêu chí và nhóm tiêu chí bằng phương pháp phân tích thứ bậc

Xác định điểm bền vững và kết luận về tính bền vững của mơ hình du lịch tại bản Lác

Hình 3.2: Mơ hình đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác

3.4.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thang đo lường phát triển du lịch bền vữngtại bản Lác tại bản Lác

Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng ba trụ cột lớn của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.Trạng thái bền vững phải được tạo nên từ sự phát triển đồng đều ở cả ba khía cạnh đó và đặc biệt chú trọng đến các vấn đề xã hội và mơi trường, các tiêu chí về phát triển du lịch bền vững cũng được hình thành từ cơ sở quan điểm trên. Tuy nhiên, đánh giá trạng thái phát triển bền vững của một điểm du lịch cụ thể là không dễ dàng bởi chưa thực sự có một bộ tiêu chí nào được coi là chuẩn mực trong việc đánh giá tính bền vững của du lịch, hơn nữa vấn đề phát triển ở các điểm du lịch khác nhau là khơng giống nhau, thậm chí hồn tồn khác nhau do các đặc điểm về tự nhiên – văn hóa – xã hội, loại hình du lịch, định hướng phát triển… Vì vậy, các tiêu chí được xây dựng khơng chỉ dựa trên tổng hợp quan điểm lý luận, mà còn phải quan tâm đến các yếu tố thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. Nhận thức được vấn đề trên, nhóm nghiên cứu thực hiện xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác qua ba bước: Tổng hợp các tiêu chí phù hợp từ các nghiên cứu trước; điều tra địa bàn nghiên cứu để phát hiện và bổ sung; và tham vấn chuyên gia xác định bộ tiêu chí chính thức. Cấu trúc của bộ tiêu chí đánh giá gồm 3 cấp bậc: Tiêu chí lớn/Khía cạnh bền vững (Dimension/Criteria), tiêu chí thành phần (Sub-Criteria)

và biến thang đo (Indicators); việc xác định các tiêu chí được thực hiện từ cấp lớn nhất (Criteria) đến các cấp nhỏ hơn.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm khác nhau về các khía cạnh phát triển du lịch bền vững, các khía cạnh đó khơng chỉ cịn bó gọn lại trong ba trụ cột lớn của phát triển bền vững mà tùy thuộc vào trình độ phát triển và đặc trưng địa bàn nghiên cứu mà phát triển và lựa chọn đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau, bảng 3.2 tổng hợp các nghiên cứu nổi bật về đánh giá phát triển du lịch bền vững và các tiêu chí lớn (Dimension/Criteria) được sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá du lịch cộng đồng bền vững tại bản lác (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w