Điểm bền vững của mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Lác

Một phần của tài liệu Đánh giá du lịch cộng đồng bền vững tại bản lác (Trang 68 - 70)

Nội dung đánh giá Phát triển du lịch bền vững

Kinh tế Văn hóa –

Xã hội Môi trường

Cộng đồng và phát triển du lịch Điểm bền vững 66,26 73,02 73,59 58,25 58,38 Trạng thái

bền vững Tiềm năng Tiềm năng Tiềm năng

Chưa bền vững

Chưa bền vững

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả tính tốn cho thấy tất cả các mức đểm sự bền vững đều nằm trong khoảng 41-60 (Trung bình) và 61-80 (Bền vững tiềm năng), ngoài ra một số điểm đánh giá các tiêu chí thành phần và thang đo ở dưới mức trung bình (20-40 điểm.) Cụ thể điểm của các tiêu chí Kinh tế và Văn hóa – Xã hội lần lượt là 73,02 và 73,59 – đạt trạng thái bền vững tiềm năng. Tiêu chí Mơi trường đạt điểm 58,25 và Cộng đồng và

phát triển du lịch là 58,38; hai tiêu chí này có điểm số nằm ở mức trung bình, tức là

chưa bền vững. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ hơn ta có thể thấy điểm bền vững của hai

tiêu chí Mơi trường và Cộng đồng và phát triển du lịch gần đạt điểm tuyệt đối của mức trung bình và nằm sát mức bền vững tiềm năng (61 điểm). Trong khi đó Kinh tế và Văn hóa – Xã hội vượt qua mức bền vững tiềm năng cần thiết (70 điểm) và có thể kết luận có khả năng duy trì ổn định trạng thái bền vững này.Biểu đồ 4.2 cho thấy sự so sánh trực quan giữa mức độ bền vững của các khía cạnh này, các điểm bền vững tiến càng sát về mốc 100 thì càng bền vững.

66,26là điểm bền vững của cả mơ hình du lịch tại bản Lác, từ đó có thể kết luận

rằng mơ hình du lịch này đạt trạng thái bền vững tiềm năng. Bền vững tiềm năng được hiểu là khả năng đạt được trạng thái bền vững trong tương lai và đang duy trì một cách ổn định các yếu tố tạo nên sự bền vững,tuy nhiên điểm du lịch bản Lác vẫn chưa chạm đến mức bền vững tiềm năng cần thiết (70 điểm). Phần dưới sẽ phân tích kỹ hơn về các khía cạnh thiếu bền vững và một số vấn đề cịn tồn tại của các khía cạnh được đánh giá là bền vững.

Biểu đồ 4.2: Mức độ bền vững của của các tiêu chí lớn

Kinh tế

Văn hóa - Xã hội

Môi trường Cộng đồng và phát triển du lịch 0 50 100 73.02 73.59 58.25 58.38

Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả

4.3.1. Trạng thái bền vững của tiêu chí Kinh tế và Văn hóa – Xã hội (Bền vững tiềm năng)

Như đã nói ở trên, hai khía cạnh Kinh tế và Văn hóa – Xã hội có mức độ bền vững tiềm năng, điều này khẳng đinh du lịch bản Lác đã và đang cho thấy những tác động thật sự tích cực đối với cộng đồng dân tộc sinh sống tại đây. Tất cả người dân địa phương được khảo sát đều cho rằng du lịch giúp gia đình họ có thu nhập ổn định và tốt hơn các nghề truyền thống trước đây như trồng lúa, dệt vải. Cuộc sống của họ trước đây đều dựa chủ yếu vào các cơng việc đó, việc trồng lúa theo thời vụ chỉ có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của gia đình, khơng sản xuất với sản lượng lớn nên gần như không gia tăng được nguồn thu từ việc buôn bán lúa gạo. Công việc dệt vải và nghề truyền thống và mang đậm bản sắc của người Thái tại đây, đây là nghề “có từ khi sinh ra” và người Thái làm cơng việc này từ khi cịn trẻ tuổi đến khi đã già, từ lúc cịn ít được biết đến, khách du lịch khơng nhiều và ít bán được hàng thì giờ thu nhập từ các sản phẩm thủ cơng là khá tốt, bên cạnh việc dệt vải và các sản phẩm truyền thống người dân địa phương còn cung cấp dịch vụ cho thuê đồ thổ cẩm và hợp tác với các doanh nghiệp may mặc để cho ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách du lịch hơn mà vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng. Cơng việc chủ yếu trong lĩnh vực du lịch vẫn là cung cấp nhà ở homestay, rất nhiều nghề mới đã xuất hiện và giúp người dân địa phương có thêm nhiều cơng ăn việc làm như lái xe, trồng hoa, cho thuê xe du lịch, biểu diễn văn nghệ…

Một phần của tài liệu Đánh giá du lịch cộng đồng bền vững tại bản lác (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w