a) Bể lọc trọng lực b) Bể lọc áp lực
2.5.2. Xử lý nƣớc thải bằng các phƣơng pháp hóa lý
2.5.2.1. Tuyển nổi:
Nguyên lý hoạt động: Quá trình tuyển nổi đƣợc thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thƣờng là khơng khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lơn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lƣợng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
Phạm vi áp dụng: Phƣơng pháp tuyển nổi thƣờng đƣợc sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong một số trƣờng hợp, quá trình này cũng đƣợc dùng để tách các chất hòa tan nhƣ các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nƣớc thải, về nguyên tắc, tuyển nổi thƣờng đƣợc sử dụng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi trong xử lý nƣớc thải của nhiều ngành công nghiệp nhƣ chế biến dầu mỏ, sợi tổng hợp, giấy, da, chế tạo máy, thực phẩm và hóa chất.
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của tuyển nổi chủ yếu là phụ thuộc vào kích thƣớc lỗ xốp, áp suất khơng khí, thời gian thực hiện q trình và mức nƣớc trong thiết bị tuyển nổi.
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, chi phí năng lƣợng thấp;
- Quá trình thực hiện liên tục và có phạm vi ứng dụng rộng rãi;
- Có thể khử đƣợc hồn tồn các hạt nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm, trong một khoảng thời gian ngắn;
- Vốn đầu tƣ và chi phí vận hành khơng lớn;
- Thiết bị đơn giản, có độ lựa chọn tách các tạp chất;
- Tốc độ quá trình tuyển nổi cao hơn q trình lắng và có khả năng cho bùn cặn có độ ẩm thấp hơn (90 – 95%).
Nhược điểm:
- Các lỗ mao quản hay bị bẩn và tắc. Khó chọn vật liệu có kích thƣớc mao quản giống nhau để bảo đảm tạo thành các bọt khí có kích thƣớc đồng đều; (Mục 2.5.2/125/[11])