Bể lắng cát thổi khí: Là bể hình chữ nhật, cách đáy 20-80cm có bố trí đường ống khoan lỗ để thổi khí, ở đáy bể có rãnh thu cát. Q trình sục khí sẽ kết hợp chuyển động vịng và chuyển động thẳng đứng, làm tăng hiệu quả xử lí. Bể lắng cát thổi khí ứng dụng cho trạm xử lí có cơng suất lớn, hiệu quả cao, khơng phụ thuộc vào lưu lượng.
Bể lắng cát dịng xốy: bao gồm 1 bể hình trụ dịng hảy đi vào tiếp xúc với thành bể tạo nên mơ hình dịng chảy xốy, lực li tâm và trọng lực làm cho cát được tách ra.
Ưu điểm
Bể lắng cát ngang: hệ thống đơn giản
Nhược điểm
Bể lắng ngang: hiệu quả thấp
Phạm vi áp dụng
Các loại bể lắng cát thường dùng cho các trạm xử lý nước thải công suất trên 100 m3/ngày.
Các yếu tố ảnh hưởng
- Lưu lượng dòng nước thải - Vận tốc dòng thải
1.3.1.3 Bể điều hòa
Nhiệm vụ
Bể điều hòa là đơn vị dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng và tải lượng dòng vào. Bể điều hòa có các cơng dụng sau:
- Giảm bớt sự dao động của hàm lượng các chất bẩn trong nước thải. Ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải.
- Giảm và ngăn chặn các chất độc hại đi vào cơng trình xử lí sinh học tiếp theo. - Tiết kiệm hóa chất để trung hịa, khử trùng nước thải, ...
- Giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này.
Các phương án bố trí bể điều hịa lưu lượng có thể là điều hịa trên dịng thải hay ngồi dịng thải xử lí. Phương án điều hịa trên dịng thải có thể làm giảm đáng kể dao động thành phần nước thải đi vào các cơng đoạn phía sau, cịn phương án điều hịa ngồi dịng thải chỉ làm giảm được 1 phần nhỏ sự dao động đó.
Để đảm bảo hịa trộn đều nồng độ các chất bẩn trong nước thải và ngăn ngừa sự lắng, trong bể điều hòa cần đặt các thiết bị khuấy trộn. Năng lượng cần cho khuấy trộn khi dùng thiết bị cơ khí từ 0,003-0,045 kW cho 1m3 nước, khi khuấy trộn bằng khí nén, lượng khơng khí cần 3,74 m3 cho 1m3 nước và phân phối theo dàn ống với cường độ 2l/m. s dài.
Nguyên lý hoạt động
Nước thải sau khi được tách các loại rác từ máy tách rác sẽ tự động chảy hoặc bơm về bể điều hòa. Mực nước trong bể sẽ được hiển thị trên màn hình điều khiển hệ thống. Bộ điều khiển sẽ xử lý thơng tin, từ đó điều khiển hoạt động của các bơm chìm đặt trong bể điều hịa.
Phân loại: có 2 loại bể điều hòa
Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng nằm trực tiếp trên đường chuyển động của nước thải
Bể điều hịa lưu lượng là chủ yếu có thể nằm trực tiếp trên đường vận chuyển của dòng chảy hoặc nằm ngồi đường đi của dịng chảy.
- Điều hòa lưu lượng: lưu lượng nước thải đi vào bể theo từng giờ trong 1 chu kỳ sản xuất.
- Điều hòa chất lượng: nồng độ các chất bẩn có trong nước thải đi vào bể thay đổi theo giờ trong 1 chu kỳ sản xuất, còn chất lượng ước ra tương đối ổn định
Ưu điểm
- Xử lí sinh học được nâng cao, giảm nhẹ quá tải, pha loãng các chất gây ức chế sinh học và pH được ổn định.
- Chất lượng đầu ra và hiệu quả nén bùn của bể lắng đợt 2 được cải thiện do bơng cặn đặc chắc hơn.
- Diện tích bề mặt lọc giảm, hiệu quả lọc được năng cao, và hơn nữa chu kỳ rửa lọc đồng đều hơn do tải lượng thủy lực thấp hơn.
- Trong xử lí hóa học, ổn định tải lượng sẽ dễ dàng điều khiển giai đoạn chuẩn bị và châm hóa chất tăng cường độ tin cậy của quy trình.
Nhược điểm
- Diện tích mặt bằng hoặc chỗ xây dựng cần tương đối lớn.
- Bể điều hòa ở những nơi gần khu dân cư cần được che kín để hạn chế mùi. - Đòi hỏi phải khuấy trộn và bảo dưỡng.
- Chi phí đầu tư tăng.
Phạm vi áp dụng
Có ở tất cả các cơng trình lớn trên 100 m3/ngày.
Các yếu tố ảnh hưởng
- Đặt trước lắng 1 khi nồng độ chất lơ lửng SS không cao < 250 - 400mg/L. Cần phải khuấy trộn để ngăn sự lắng đọng của cặn, và thổi khí để ngăn hình thành mùi. - Đặt sau lắng 1 và trước xử lý sinh học khi SS cao > 400mg/L. Ít gây ra sự tích lũy ván nổi và cặn lắng.
1.3.1.4 Bể lắng
Nhiệm vụ
Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên trên bề
mặt. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị cơ học thu gom và vận chuyển lên cơng trình xử lí cặn, ngồi ra bể lắng cịn có khả năng khử BOD.
Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Q trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90-95% lượng cặn có trong nước thải. Vì vậy, đây là q trình quan trọng trong xử lí nước thải, thường bố trí xử lí ban đầu hay sau khi xử lí sinh học. Để có thể tăng cường q trình lắng ta có thể thêm vào chất đơng tụ sinh học.
Phân loại
Theo phương chuyển động của dòng nước qua bể, người ta chia ra thành các loại bể lắng sau:
- Bể lắng ngang: nước chuyển động theo chiều ngang từ đầu đến cuối bể. - Bể lắng đứng: nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên. - Bể lắng li tâm: nước chuyển động từ trung tâm bể ra phía ngồi.
- Bể lắng lớp mỏng: gồm 3 kiểu tùy theo hướng chuyển động của lớp nước và cặn: dòng chảy ngang, dòng chảy nghiêng cùng chiều và dòng chảy nghiêng ngược chiều. - Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng: lắng qua môi trường hạt, nước chuyển động từ dưới lên.
a1. Bể lắng đứng
Nguyên lý hoạt động
Nước thải theo máng chảy vào ống trung tâm. Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải va vào tấm chắn và thay đổi hướng đứng sang hướng ngang rồi dâng lên theo thân bể. Nước đã lắng trong tràn qua máng thu đặt xung quanh thành bể và đi ra ngồi. Phần lưu cặn lắng tính với dung tích lưu cặn không quá 2 ngày. Cặn xả ra khỏi bể lắng bằng áp suất thủy tĩnh 1,5-2m. Độ dốc của hố thu cặn ≥ 450.