Bể Aerotank bể hiếu khí bùn hoạt tính

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho chung cư nhà ở xã hội thới bình, công suất 200 m³ngày (Trang 38 - 39)

VI. Ý NGHĨA THỰC HIỆN ĐỒ ÁN

2. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt của khu chung cư

1.3.2.1 Bể Aerotank bể hiếu khí bùn hoạt tính

Khi nước thải vào bể thổi khí (Bể Aerotank), các bông bùn hoạt tính được hình thành mà các hạt nhân của nó là các phân tử cặn lơ lửng. Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư trú, phát triển dần, cùng với các động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn, … tạo nên các bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ chất hữu cơ hòa tan, keo và không hòa tan phân tán nhỏ. Vi khuẩn và sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan và thành tế bào mới. Trong Aerotank lượng bùn hoạt tính tăng dần lên, sau đó được tách ra tại bể lắng đợt hai. Một phần bùn được quay lại về đầu bể Aerotank để tham gia quá trình xử lý nước thải theo chu trình mới.

Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.

Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, và để đảm bảo oxy dùng cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ thì phải luôn luôn đảm bảo việc làm thoáng gió. Số lượng bùn tuần hoàn và số lượng không khí cần cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ yêu cầu xử lý nước thải. Thời gian nước lưu trong bể aerotank không lâu quá 12 giờ (thường chọn 8 giờ).

Bể được phân loại theo nhiều cách: theo nguyên lý làm việc có bể thông thường và bể có ngăn phục hồi; theo phương pháp làm thoáng là bể làm thoáng bằng khí nén, máy khuấy cơ học, hay kết hợp; …

Cấu tạo của bể phải thoả mãn 3 điều kiện: - Giữ được liều lượng bùn cao trong bể.

- Cho phép vi sinh phát triển liên lục ở giai đoạn “bùn trẻ”. - Đảm bảo oxy cần thiết cho vi sinh ở mọi điểm của bể.

Hình 2.6 Sơ đồ bể Aerotank lắng.[16]

Ưu điểm

- Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%. - Loại bỏ được Nitơ trong nước thải. - Vận hành đơn giản, an toàn.

- Thích hợp với nhiều loại nước thải.

- Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể.

Nhược điểm

- Nhân viên vận hành cần được đào tạo kỹ càng về chuyên môn. - Chi phí vận hành tốn kém.

- Cần có thêm bể lắng đợt 2.

- Sục khí liên tục trong quá trình vận hành. - Diện tích thi công – xây dựng lớn.

- Nhược điểm chính của xử lý hiếu khí là tổn thất năng lượng cung cấp cho khí với tốc độ đủ để duy trì nồng độ oxy hòa tan cần thiết để duy trì điều kiện hiếu khí trong nước thải được xử lý cho sự tăng trưởng hiếu khí.

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho chung cư nhà ở xã hội thới bình, công suất 200 m³ngày (Trang 38 - 39)