.5 Cấu tạo bể lắng ly tâm

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho chung cư nhà ở xã hội thới bình, công suất 200 m³ngày (Trang 36 - 39)

Ưu điểm

- Tiết kiệm diện tích - Hiệu suất cao

- Ứng dụng xử lí nước thải có hàm lượng cặn khác nhau. - Tỷ trọng cặn nhỏ cũng có thể lắng được.

Nhược điểm

- Khi vận hành đòi hỏi kinh nghiệm cao - Chi phí vận hành cao.

Phạm vi ứng dụng

Cho công suất lớn, lưu lượng nước thải > 20.000 m3/ngày, hàm lượng chất lơ lửng cao.

Các yếu tố ảnh hưởng

Tương tự bể lắng đứng.

1.3.1.5 Bể tách dầu

Nhiệm vụ

Cơng trình này thường ứng dụng khi xử lí nước thải cơng nghiệp, nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước, chúng gây ảnh hưởng xấu tới các cơng trình thốt nước (mạng lưới và các cơng trình xử lí). Vì vậy, ta phải thu hồi các chất này trước khi đi vào các cơng trình phía sau. Các chất này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu

lọc trong các bể sinh học, … và chúng cũng phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong q trình lên men cặn.

Để tách lượng dầu mỡ có trong nước thải, người ta thường sử dụng bể tách dầu mỡ thường đặt trước cửa xả vào cống chung hoặc trước bể điều hòa của nhà máy.

Nguyên lý hoạt động

Việc lọc dầu mỡ ra khỏi nước thải có thể thực hiện theo 2 q trình:

- Tách dầu bằng trọng lực: các hạt dầu, mỡ có tỷ trọng nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên mặt nước và gạt ra ngồi, cịn các hạt cặn dính dầu nặng hơn nước sẽ lắng xuống đáy và được tháo ra ngoài. Nguyên tắc tách dầu bằng trọng lực dựa trên sự khác nhau giữa tỷ trọng dầu và nước.

- Tách dầu bằng lực nhân tạo như lực ly tâm, cyclon thủy lực, keo tụ bằng hóa chất, lọc qua lớp vật liệu có khả năng bám dính dầu mỡ.

Phân loại

- Bể tách dầu ngang: có thiết kế giống bể lắng ngang, nước thải đi vào đầu bể và

thu nước ở cuối bể. Trước máng thu nước của bể có đặt tấm chắn đầu để thu cặn nổi. Bề mặt bể có thiết bị cào dầu. Dầu được thu hồi và xử lí.

- Bể tách dầu mỡ hình trụ trịn: hình dạng giống bể lắng đứng có thêm vách ngăn

dầu đặt phía trong, song song với thành bể. Nước thải đi vào từ dưới lên trong ống đặt giữa bể, dầu nổi lên trên bề mặt bể, nước sạch dầu được thu qua một máng chắn đặt hở ở đáy bể đi lên qua máng thu qua cơng trình tiếp theo. Dầu được thu và xử lí.

Ưu điểm so với bể tách dầu ngang:

- Đáy rất dốc, có ngăn cơ đặc dầu, có thanh gạt bùn → quét được tất cả vị trí trên bể lắng.

- Ống phân phối trung tâm có thể được lắp đạt thêm thiết bị hút dầu ra ngoài. - Thời gian lưu nước từ 2-5 phút, cô đặc được dầu. Tránh ảnh hưởng của gió và ít gây mùi.

1.3.2 Xử lý bằng phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý nước thải nhờ tác dụng của các loại vi sinh vật. Các vi sinh vật sử dụng một số chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Cơng trình thường đặt sau khi nước thải đã qua xử lý sơ bộ. Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ VSV gọi là q trình oxy hóa sinh hóa.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí: Q trình xử lý nước thải được dựa trên sự oxy hố các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự do hoà tan. Nếu oxy

được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo cơng trình, thì đó là q trình sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo và ngược lại.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí: Q trình xử lý được dựa trên cơ sở phân huỷ các chất hữu cơ giữ lại trong cơng trình nhờ sự lên men kỵ khí. Đối với các hệ thống thốt nước qui mơ vừa và nhỏ người ta thường dùng các cơng trình kết hợp với việc tách cặn lắng với phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thiếu khí: dung các vi sinh vật thiếu khí (điều kiện nồng độ O2< 0,6mg/l) để khử nitrat.

1.3.2.1 Bể Aerotank- bể hiếu khí bùn hoạt tính

Khi nước thải vào bể thổi khí (Bể Aerotank), các bơng bùn hoạt tính được hình thành mà các hạt nhân của nó là các phân tử cặn lơ lửng. Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư trú, phát triển dần, cùng với các động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn, … tạo nên các bơng bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ chất hữu cơ hòa tan, keo và khơng hịa tan phân tán nhỏ. Vi khuẩn và sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ khơng hồ tan và thành tế bào mới. Trong Aerotank lượng bùn hoạt tính tăng dần lên, sau đó được tách ra tại bể lắng đợt hai. Một phần bùn được quay lại về đầu bể Aerotank để tham gia quá trình xử lý nước thải theo chu trình mới.

Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa và khống hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.

Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng, và để đảm bảo oxy dùng cho q trình oxy hóa các chất hữu cơ thì phải ln ln đảm bảo việc làm thống gió. Số lượng bùn tuần hồn và số lượng khơng khí cần cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ yêu cầu xử lý nước thải. Thời gian nước lưu trong bể aerotank không lâu quá 12 giờ (thường chọn 8 giờ).

Bể được phân loại theo nhiều cách: theo ngun lý làm việc có bể thơng thường và bể có ngăn phục hồi; theo phương pháp làm thống là bể làm thống bằng khí nén, máy khuấy cơ học, hay kết hợp; …

Cấu tạo của bể phải thoả mãn 3 điều kiện: - Giữ được liều lượng bùn cao trong bể.

- Cho phép vi sinh phát triển liên lục ở giai đoạn “bùn trẻ”. - Đảm bảo oxy cần thiết cho vi sinh ở mọi điểm của bể.

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho chung cư nhà ở xã hội thới bình, công suất 200 m³ngày (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)