Đánh giá tình hình sử dụng VLĐ tại Cơng ty CP Đại Việt Trí Tuệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cố phần đại việt trí tuệ (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VLĐ TẠI

2.3. Đánh giá tình hình sử dụng VLĐ tại Cơng ty CP Đại Việt Trí Tuệ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Công ty CP Đại Việt Trí Tuệ là một doanh nghiệp thương mại, hoạt động trên địa bàn rộng lớn, sau hơn 10 năm thành lập công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh, uy tín ngày càng được nâng cao, mặc dù trong 2 năm vừa qua gặp nhiều khó khăn, song với sự cố gắng nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong công ty. Cơng ty đã vượt qua khó khăn thử thách, dần đi vào hoạt động ổn định, cải thiện đời sống cho cán bộ cơng nhân viên và đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước. Mục tiêu về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn được ban

Giám đốc công ty quán triệt và coi là nhiệm vụ kinh tế quan trọng trong cơ chế thị trường hiện nay. Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trong những năm qua cơng ty đã tích cực cơ cấu lại tổ chức kinh doanh từng bước cải thiện mối quan hệ vay trả để tình hình tài chính bớt căng thẳng, đáp ứng nhu cầu vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách kịp thời.

Doanh thu tăng, thị trường hàng hoá được mở rộng, các mặt hàng truyền thống (máy bơm nước,bình nóng lạnh, …) đã dần khôi phục lại thị trường đã để mất. Đây là kết quả của việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh với nguồn vốn kinh doanh tăng lên mà chủ yếu là vốn lưu động. Kèm theo đó là các chính sách kích cầu như : giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, bán chịu, bán trả góp… tuy có làm cho các khoản phải thu tăng nhưng nhờ đó mà doanh thu cũng tăng lên, giảm được đáng kể lượng hàng hoá tồn đọng.

Cơng ty đã tìm cách giảm các khoản chi phí gián tiếp, tiết kiệm được vốn lưu động từ đó dẫn đến lợi nhuận tăng lên.

Hệ số nợ của công ty năm 2008 đã giảm so với năm 2007, mặc dù vẫn còn cao song cũng đã phần nào từng bước giảm tỷ lệ nợ phải trả, tăng quy mô vốn chủ sở hữu giúp giảm chi phí trả lãi vay và áp lực thanh toán nợ phải trả.

Hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty cũng dần được cải thiện mặc dù vẫn còn thấp và chưa mấy khả quan.

Bên cạnh đó, cơng ty cũng đang bắt đầu kinh doanh những mặt hàng mới như : hoá chất, vật liệu XD… đây là những mặt hàng có thị trường tiềm năng rộng lớn.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại

Bên cạnh những hoat động kinh doanh đã đạt được, tình hình quản lý và sử dụng vốn nói chung và lưu động nói riêng của cơng ty đang đứng trước những khó khăn thử thách, năm 2009 mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi song hiệu quả kinh doanh có chiều hướng có chiều hướng trì trệ giảm sút thể hiện ở mức tăng trưởng lợi nhuận các năm và các hệ số sinh lời vốn

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất : Một số mặt hàng mới xuất hiện và phát triển song còn gặp nhiều

khó khăn, các thương vụ nhỏ lẻ, khơng liên tục, chưa tạo được lợi nhuận thích đáng

Thứ hai : Nguồn hình thành vốn lưu động của cơng ty chưa phong phú, cơ cấu

vốn chưa hợp lý, nguồn vay nợ chiếm trên 90% nguồn vốn mà lại chủ yếu là nợ ngắn hạn làm cho tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn. Tuy đã có sự tích cực đàm phán giảm nợ song hàng năm chi phí trả lãi vay cịn rất lớn (chiếm trên 20% chi phí gián tiếp) và cơng ty sẽ gặp nhiều khó khăn khi hồn trả các khoản nợ đến hạn. Việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn một phần do hệ số nợ quá cao mà chủ yếu lại là nợ ngắn hạn, vốn tự có thấp. Gánh nặng trả nợ gốc và lãi vay ảnh hưởng bất lợi tới tình hình tài chính của cơng ty. Khả năng thanh tốn nợ đến hạn của cơng ty gặp nhiều khó khăn

Thứ ba : Các khoản chi phí, đặc biệt là giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỷ lệ cao

so với tổng doanh thu làm suy giảm lợi nhuận. Chi phí gián tiếp cịn chiếm tỷ trọng đáng kể trong khi giá cả thị trường thường xuyên biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt gây sức ép đến việc xác định giá bán. Chất lượng hàng hoá cũng tác động mạnh tới kết quả kinh doanh của công ty.

Thứ tư : Vốn lưu động bị chiếm dụng lớn do các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao 10% doanh thu thuần và có xu hướng gia tăng một cách đáng kể. Trong đó, các khoản phải thu còn tồn đọng lâu dài với số lượng lớn (trên 12 tỷ đồng). Mặc dù đơn vị đã có nhiều biện pháp thu hồi tồn đọng trực tiếp các con nợ một cách thường xuyên song kết quả còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ quản lý các khoản phải thu còn kém. Việc thúc đẩy thu hồi các khoản phải thu chưa tốt. Không theo dõi sát sao các khoản phải thu

Thứ năm : Vốn lưu động bị ứ đọng trong khâu lưu thông, hàng tồn kho tăng lên quá nhiều. Trong năm 2008, hàng tồn kho là 319,6% so với cùng kỳ năm 2007 sang năm 2009 hàng tồn kho là 39.120 triệu đồng chiếm tỷ trọng 35,25% tổng vốn lưu động tăng 97,96% so với năm 2008

Thứ sáu : Vốn bằng tiền của công ty năm 2008 tăng 79.8% so với năm 2007 đến năm 2009 lượng vốn bằng tiền chiếm 13,86% trong tổng vốn lưu động tăng 83,97

% so với năm 2008.Cho thấy công ty đang giữ một lượng tiền mặt lớn có thể dẫn đến gặp rủi ro về lạm phát, tỷ giá

….

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất : Do việc tìm hiểu và đánh giá thị trường chưa tốt, hoạt động nghiên cứu

thị trường chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến khơng ít rủi ro trong quản lý hàng tồn kho. Năng suất lao động và trình độ quản lý cịn hạn chế dẫn đến giá thành sản phẩm cịn cao, gây khó khăn trong việc xác định giá bán

Thứ hai : Do công ty huy động nợ vay đặc biệt là nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài

sản lưu động chủ yếu là mua hàng hoá phục vụ cho kinh doanh

Thứ ba : Giá vốn tăng làm cho giá bán hàng hoá cũng tăng lên để bù đắp chi phí

đảm bảo có lãi. Do sự biến động của thị trường giá ln có xu hướng tăng lên, nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện làm cho các khoản chi phí tăng lên : Chi phí bán hàng, quản lý… nhằm mục đích tăng doanh số bán

Thứ tư : Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ quản lý các khoản phải thu cịn kém.

Việc thúc đẩy thu hồi các khoản phải thu chưa tốt. Không theo dõi sát sao các khoản phải thu

Thứ năm : Việc HTK tăng là do công ty nhập q nhiều hàng hố trong khi tiêu thụ khơng kịp. Năng lực quản lý và sử dụng HTK của cơng ty cịn kém, số vịng quay HTK của công ty năm 2008 giảm 40.7 vòng so với năm 2007 dẫn đến số ngày thực hiện 1 vòng quay HTK năm 2008 tăng thêm 12 ngày so với năm 2007. Sang năm 2009 vòng quay hàng tồn kho là 12 vòng giảm 8 vòng so với năm 2008 dẫn đến số ngày thực hiện 1 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 12 ngày so với năm 2008. Công ty đã không xác định được mức mức nhập hàng hố hợp lý do chưa tìm hiểu kỹ thị trường, đánh giá mức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của công ty chưa hợp lý. Chưa xác định được lượng dự trữ phù hợp làm tăng chi phí quản lý HTK. Dẫn đến vốn lưu động bị ứ đọng và sử dụng lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI VIỆT TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cố phần đại việt trí tuệ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)