Trong Phật giáo, thần tích tức là thần thơng.
Phật giáo cơng nhận thần thơng là có thật, và cũng thừa nhận công dụng của thần thông. Hơn nữa, cảnh giới thần thông của Phật giáo cao siêu hơn nhiều, so với các tôn giáo khác.
Phật giáo tin rằng tất cả quỷ thần, do quả báo của chúng mà có thần thơng. Các tiên nhân phàm phu (tuy là tiên nhưng chưa thoát khỏi sinh tử, cho nên gọi là tiên phàm phu) cũng có thể nhờ tu định mà có thần thơng. Trong đạo Gia Tơ khi thành tâm cầu nguyện, tâm lực hồn toàn tập trung thống nhất, cũng là một loại thiền định. Tuy nhiên, phàm phu và quỷ thần, chỉ có thể thành tựu được năm thần thơng (1-5) ở mức độ nhiều ít, sâu cạn khác nhau. Chỉ có các bậc Thánh trong Phật giáo, đã giải thoát khỏi sinh tử, mới thành
tựu được thêm một thần thông nữa, gọi là lậu tận thơng, tức là có đầy đủ sáu thần thơng.
Thế nhưng, Phật giáo không cho rằng thần thông là vạn năng. Việc sống chết, họa phúc của chúng sinh là do quy luật nhân quả chi phối, do nghiệp lực thiện, ác quyết định, tự mình làm tự mình chịu. Cơng dụng thần thơng tuy rất lớn, nhưng nó khơng thể phá được định luật nhân quả. Đối với loại nghiệp báo trọng đại, có tính quyết định thì dù là sức thần thông của Phật cũng không xoay chuyển được thế cục, nếu khơng thì sẽ khơng cịn có định luật nhân quả nữa. Vì vậy, khi đức Phật cịn tại thế, tuy có nhiều lần ngài có thể hiện thần thơng, nhưng ngài không làm cách tùy tiện. Trong các vị A La Hán đệ tử lớn của Phật, cũng có nhiều vị có thần thơng, nhưng Phật khơng cho phép hiện thần thông trước người thế tục [Xem Căn bổn tạp sự quyển II và luận Nghiếp quyển 9]. Vì Phật biết rằng, thần thơng tuy có thể làm cho người ta phấn chấn rầm rộ một thời gian, nhưng nếu sử dụng khơng khéo thì có thể gây ra quả báo xấu ngược lại.2
---o0o---