Không phải. Thiền tông khác với thiền định. Bởi vì Thiền tơng tuy chủ trương tham thiền nhập định, nhưng thiền định không phải là thiền tông. Từ "Thiền tông" là do Trung Quốc đặt ra. Khi Phật còn tại thế, khơng có danh từ Thiền tơng, mà chỉ có cơng phu thiền và nội dung thiền. Phương pháp tu trì giải thốt của đạo Phật lấy giữ giới làm cơ sở, lấy thiền định làm trọng tâm, lấy trí tuệ làm mục đích. Giới Định Tuệ là ba môn vô lậu học, thiếu một môn là không được. Ba môn học này liên quan với nhau, hỗ trợ nhau; do giới mà sinh định, do định mà phát tuệ. Nhờ tu tuệ mà chứng đạo giải thoát. Định tức là Thiền định.
Thực ra, thiền tông Trung Quốc chú trọng giác ngộ chứ không chú trọng thiền định.
Đồng thời, thiền định cũng có rất nhiều loại. Có phép thiền định xuất thế của đạo Phật, gọi là diệt tận định [diệt tận hết phiền não], lại có phép thiền định thế gian của Ngoại đạo, phàm phu và cả của giới súc sinh nữa; đó là cái mà tính thường gọi là bốn thiền tám định. Bốn thiền tám định cũng là quá trình tu tập định xuất thế của đạo Phật. Chỉ có khác là ngoại đạo tu tập thế gian định để cầu sinh lên cõi Trời, còn Phật giáo tu tập thế gian định là để tiến lên định xuất thế gian. Vì vậy mà Thiền ngoại đạo gọi là thế gian thiền; thiền Phật giáo gọi là căn bản tịnh thiền.
Thiền định Phật giáo cũng chia làm Tiểu thừa thiền và Đại thừa thiền. Tiểu thừa thiền nhằm mục đích giải thốt khỏi sinh tử. Đại thừa thiền nhằm mục đích nghệ thuật hóa cuộc sống, ví dụ như Thiền tơng Trung Quốc, cho rằng chẻ củi, gánh nước cũng đều là Thiền; ăn cơm, ngủ nghỉ cũng là định tâm; chú trọng giữ gìn được tinh thần an định, không giao động, chứ không yêu cầu hình thức ngồi thiền định bất động.
Hơn nữa, thiền và định kết hợp dịch âm và nghĩa từ chữ Phạn Dhyana, có ý
nghĩa tĩnh lự [yên lặng mà suy nghĩ] cho nên cũng có thể dịch là định. Tuy nhiên, hai chữ thiền định cũng nên phân biệt. Thiền là tâm cảnh của cõi trời sắc giới, vì vậy mà sắc giới cịn có tên gọi là Tứ thiền thiên (các cõi trời bốn thiền). Còn định là tâm chuyên nhất. Tâm chuyên nhất là tâm trạng có thể có ở Dục giới, và cũng có thể là ở cả cõi Trời vơ sắc. Thậm chí, cả xuất thế định siêu việt 3 giới, cũng vẫn có các tâm chun nhất đó. Vì vậy, phạm vi của thiền là hẹp. Phạm vi của định là rộng. Thiền cũng là một loại định. Nhưng cũng có người gọi xuất thế định là xuất thế gian thượng thượng thiền.
Và gọi định của ngoại đạo trình độ thấp là Giã hồ thiền, tức là thiền của cáo
hoang.
Từ định trong tiếng Phạn ngồi chữ tam muội ra, cịn có những tên gọi khác nữa là : Tam ma địa Tam ma bát để; Tam ma tất đa Đà na diễn na Xa ma tha Hiện pháp an lạc. Chất đa y ca A yết la đa v.v…
Vì rằng, phàm đã là Thánh thì đều có định tâm, thậm chí có người Ấn Độ gọi nam nữ giao hợp là Tam ma bạt để, là thư hùng đẳng chí. Bởi vì lúc giao hợp cũng có tâm ý tập trung, niềm vui dâm dục tràn khắp thân người, giống như hiện tượng định tâm vậy. Đến nỗi, có người đề xướng các thuyết như
tính mạng cùng tu, thân tâm cùng tu, cho rằng có thể tu định trong niềm vui dâm dục của nam nữ [xem cuốn Đạo thành Phật của Pháp sư Ấn Thuận; tr. 144]. Ý nghĩa tu định bị hạ thấp tới mức nhơ bẩn đến thế, thực là đáng thương hại vậy ! Thế nhưng, điều này cũng cho ta thấy, Ấn Độ có một quan niệm rất rộng rãi về định tâm, có thể nói là khác với tơn chỉ của Thiền tông Trung Quốc như một trời một vực vậy.
Chính vì thiền định khơng phải là thiền tông, cho nên trong các tôn giáo trên thế giới, hễ có đơi chút hiệu nghiệm thần bí đều là do cơng phu thiền định mà ra, dù rằng đó là do trì chú, lễ bái, tụng niệm hay là cầu đạo mà được. Vì vậy cho nên, phàm phu và cả đến loại súc sinh nữa như cáo chồn, chỉ cần tâm chuyên nhất vào một cảnh là có ngay ít nhiều hiệu nghiệm thần bí, gọi là thần thơng. Nhưng, đó hồn tồn khơng phải là thiền tơng Phật giáo. Vì Thiền tông Phật giáo tuyệt đối khơng có chủ trương tự cho có phép thần thơng.
---o0o---