PHẬT TỬ CĨ THỂ KẾT HƠN VỚI NGƯỜI ĐẠO KHÁC?

Một phần của tài liệu Phat-Giao-Chanh-Tin-HT-Thanh-Nghiem (Trang 67 - 68)

Đạo khác hay dị giáo, chữ Anh là Hrathenism, vốn là một từ khinh bỉ được người theo đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa dùng để chỉ những người thuộc dân tộc khác. Ở đây, chúng tôi đổi lại, dùng từ "Ngoại đạo" và khơng có ý tứ khinh miệt.

Phật giáo không giống các tôn giáo khác bị dân tộc hóa hay là gia tộc hóa. Phật giáo khơng có thái độ kỳ thị chủng tộc và kỳ thị tôn giáo. Phật giáo khơng có bắt buộc Phật tử, trước khi kết hơn với người nào, phải thay đổi tín ngưỡng của họ theo mình đã. Thế nhưng, một Phật tử chính tín có tu dưỡng, sau khi lập gia đình rồi, phải có khả năng thuyết phục người u theo tơn giáo của mình. Đây là điều có căn cứ trong kinh sách Phật giáo. Có em gái một Phật tử, gả cho một tín đồ theo lõa thể ngoại đạo4

người tín đồ này lúc đầu, kịch liệt bài bác Phật, thậm chí tìm cách hại Phật. Nhưng cuối cùng, đã rời bỏ lõa thể ngoại đạo và quy y theo đạo Phật. [Xem "Căn bản mục đắc già, quyển 7, quyển 8]. Ngồi ra có nữ Phật tử Tu Ma Đề, cũng gả cho một tín đồ Ngoại đạo là Vê Lan, cơ cảm hóa được chồng mình theo Phật (Tăng

nhất A Hàm quyển 22…).

Vì vậy, một Phật tử chính tín, sống theo tinh thần "đồng sự của bốn nhiếp pháp", không những không bắt buộc người yêu phải thay đổi tín ngưỡng rồi mới chịu kết hơn, mà thậm chí, lúc đầu có thể chịu theo tín ngưỡng của người yêu (đồng sự), rồi sau dần dần cảm hóa người yêu tin theo đạo Phật. Đương nhiên, hôn nhân là chuyện lớn cả đời, là nền tảng của hạnh phúc gia đình. Một Phật tử mới vào đạo, cũng khơng nên dùng hôn nhân làm phương tiện truyền giáo, đến nỗi hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Do đó, điều kiện chủ yếu của hôn nhân khơng nên là tín ngưỡng tơn giáo, mà là tình đầu ý hợp giữa hai bên.

Vì vậy, nếu khơng nắm chắc được có thể cảm hóa đối tượng, thì tốt nhất nên chọn một đối tượng cùng một tín ngưỡng với mình, tổ chức thành một gia

đình Phật hóa. Nếu khơng do tín ngưỡng bất đồng mà dẫn tới bi kịch gia đình, là chuyện bất hạnh lớn khơng hay.

Có thể nói, tổ chức gia đình Phật hóa là nhiệm vụ của Phật tử. Nếu chẳng may, vợ hay chồng không chịu thay đổi mà vẫn giữ vững tín ngưỡng cũ của mình thì cả hai phải biết nhẫn nhục, tơn trọng tín ngưỡng của nhau. Vợ chồng là vợ chồng, nhà thờ, chùa chiền là nhà thờ, chùa chiền; gia đình là gia đình. Nhưng nói chung, chính tín tốt hơn mê tín; có tín ngưỡng tốt hơn là khơng có tín ngưỡng. Bởi vì Phật giáo khơng phải là một tôn giáo dân tộc hóa hay gia tộc hóa, mà là một tơn giáo tự do hóa. Đức Phật khơng có ngăn cấm người khác tín ngưỡng ngoại đạo, cúng dường ngoại đạo, thậm chí cịn nói với đệ tử của mình : "Nhà ngươi nên tùy sức mình mà cúng dường cho ngoại đạo" [Trung A Hàm, quyển 32, tr. 133]

---o0o---

Một phần của tài liệu Phat-Giao-Chanh-Tin-HT-Thanh-Nghiem (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)