BỐN ĐẠI ĐỀU KHÔNG LÀ THẾ NÀO?

Một phần của tài liệu Phat-Giao-Chanh-Tin-HT-Thanh-Nghiem (Trang 62 - 64)

Bốn đại đều khơng có nghĩa là xóa bỏ bốn đại thành hư không hay sao ?

Người khơng hiểu Phật pháp, sẽ nói : "Bỏ rượu, bỏ sắc, bỏ tiền tài, bỏ cả hơi thở thì sẽ xóa khơng bốn đại".

Kỳ thực, nói như vậy là lấy râu ông nọ cắm vào cằm bà kia. Bốn đại mà sách Phật nói là bốn nguyên tố vật chất lớn : Đất, nước, lửa, gió (địa thủy hỏa phong).

Khái niệm bốn đại không phải là phát minh của Phật giáo. Đó là kết quả của nhân loại bước đầu tìm hiểu bản thể của vũ trụ. Trong lịch sử tư tưởng của triết phương Tây và phương Đơng, đều có xu thế tìm hiểu và nhận thức bản thể của vũ trụ như vậy, như thuyết ngũ hành (thủy, hỏa, kim, mộc, thổ) chép trong Kinh Thư Trung Quốc, kinh sách cổ Veđa của Ấn Độ, có chép thế giới hình thành trên cơ sở 5 nguyên tố tự nhiên là đất, nước, lửa, gió, khơng. Triết học gia Hi Lạp cổ đại, Empedocle cho rằng có bốn nguyên tố lớn bất biến là khí hơi, nước, đất và lửa.

Nói tóm lại, dù là thuyết ngũ hành hay ngũ đại, hay tứ đại, chúng đều là những nguyên tố cơ bản của giới vật lý. Nếu chỉ dừng ở đây, ách tắc ở đây, thì đó là duy vật luận, hay là tiền thân của duy vật luận.

Thuyết bốn đại đều là không, vốn là tư tưởng vốn có của Ấn Độ nhưng được phát triển thêm phần sâu sắc và "Phật giáo hóa", vì địa, thủy, hỏa, phong là bốn nguyên tố vật lý lớn của vũ trụ, như núi non đất đai thuộc về địa đại, sông biển thuộc về thủy đại, ánh sáng, sức nhiệt mặt trời thuộc về hỏa đại, khơng khí lưu chuyển thuộc về phong đại. Nếu nói về tính lý của cơ thể con người thì tóc, xương thịt thuộc về địa đại; máu, các chất lỏng bài tiết thuộc thủy đại; sức nóng trong người thuộc về hỏa đại, khí hơ hấp thuộc phong đại. Nếu đứng về thuộc tính vật lý mà nói thì cái gì thơ cứng thuộc về địa đại, cái gì ướt thuộc về thủy đại, cái gì nóng ấm thuộc về hỏa đại, cái gì

chuyển động thuộc về phong đại. Thế nhưng, dù có phân tích thế nào thì bốn đại là thuộc về giới vật chất chứ khơng thuộc giới tinh thần. Do đó, phái duy vật luận cho rằng bốn đại là nguyên tố cơ bản của vũ trụ. Thế nhưng, Phật giáo không tán thành một quan điểm như vậy.

Thuyết bốn đại có điểm khác biệt giữa Đại thừa và Tiểu thừa. Đối với Phật giáo tiểu thừa, bốn đại là những nguyên tố cơ bản tạo ra hiện tượng vật chất, gọi là tứ đại chủng (chủng là hạt giống). Ý tứ là bốn đại là hạt giống của tất cả mọi hiện tượng vật chất. Nếu bốn đại mà được phân phối điều hịa, thì hiện tượng vật lý phồn vinh, nếu bốn đại mâu thuẫn xung đột, thì hiện tượng vật lý tiến tới giải thể, hủy diệt. Hiện tượng sinh lý cũng như vậy. Người sở dĩ mắc bệnh là vì bốn đại khơng điều hòa. Tiểu thừa nhận thức sắc thân con người là do bốn đại tạo thành, mục đích là để chúng ra đừng chấp sắc thân là ta, rồi tạo ra các nghiệp sinh tử luân hồi. Nếu chứng được lý ngã khơng thì sẽ vào được cảnh giới Niết Bàn của Tiểu thừa, khơng cịn bị luân hồi sinh tử nữa.

Cịn Phật giáo Đại thừa thì khơng xem bốn đại là Ngun tố căn bản mà là hiện tượng vật chất, là hư giả, không phải là thực. Các hiện tượng sinh lý hay vật lý hình thành là dựa vào bốn đại làm tăng thượng duyên chứ không phải là yếu tố cơ bản và có thật. Tiểu thừa tuy xem sắc thân là vô ngã, là khơng có thực nhưng bốn đại là những pháp cực vi thực có. Phật giáo Tiểu thừa tuy khơng phải là duy vật luận, nhưng là đa nguyên luận.

Thực ra, Phật giáo không phải chỉ xem 4 đại là không mà xem cả 5 uẩn cũng đều là không, mà 4 đại chỉ tạo ra một uẩn mà thôi, tức là sắc uẩn.

Năm uẩn là gì ? Năm uẩn là sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong 5 uẩn, chỉ có sắc uẩn là thuộc về giới vật chất.

Năm uẩn là pháp sinh tử trong ba giới. Chỉ có chứng ngộ năm uẩn là khơng thì mới siêu việt được cảnh giới sinh tử của ba giới. Cho nên Phật giáo khơng phải chỉ nói bốn đại là khơng mà cịn tiến thêm bước nữa, nói 5 uẩn cũng đều là không. Trọng tâm của Phật giáo, không phải lấy 4 đại làm chủ mà lấy thức uẩn làm chủ, còn ba uẩn tinh thần kia (thụ, tưởng, hành) chỉ là những kẻ phụ trợ cho thức uẩn mà thôi, làm tỏ rõ công dụng rộng lớn của giới tinh thần mà thơi. Do đó, Phật giáo khơng phải là duy vật luận mà là duy thức luận.

Một phần của tài liệu Phat-Giao-Chanh-Tin-HT-Thanh-Nghiem (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)