Vấn đề ly hơn cũng khơng dễ gì tìm ra căn cứ rõ ràng trong Kinh Phật. Bất quá, Phật giáo chủ trương sự tốt đẹp của hôn nhân và trách nhiệm của hôn nhân. Sau khi kết hôn, vợ chồng phải thương yêu nhau, tôn trọng nhau, mỗi người phải giữ bổn phận của mình, làm trịn trách nhiệm của mình. Phật giáo nghiêm cấm tà dâm. Gia đình tan vỡ, phần lớn là do cả vợ lẫn chồng đều có tư thơng với một đối tượng khác. Nếu cả hai biết giữ gìn nghiêm túc, khơng tà dâm thì gia đình khó bị tan vợ. Đối với những cuộc hôn nhân bị tan vỡ, Phật giáo chủ trương khuyến khích tái hội. Vì vậy mà tuy Luật cấm Tỳ kheo không được làm môi giới hơn nhân, nhưng lại cho phép Tỳ kheo giải hóa những cặp vợ chồng ly hơn" [Tứ phần luật, quyển III]. Bởi vì, sự ly hơn đối với nam cũng như nữ đều có ảnh hưởng tâm lý khơng tốt; nhất là đối với việc giáo dục con cái, cha mẹ phải có trách nhiệm về mặt đạo đức; Đứng riêng về quan điểm ấy mà xét, có thể nói Phật giáo phản đối ly hơn.
Thế nhưng, Kinh Phật khơng có nói ly hơn là phạm tội. Và nếu, có chuyện tình cảm xung khắc khơng thể điều hịa, hoặc có lý do nghiêm trọng như bị ngược đãi, muốn nhẫn nhục chịu đựng cũng khơng thể được thì vẫn phải ly hơn, nhưng nếu chỉ vì lý do thỏa mãn tình cảm mà ly hơn thì đó là điều không đạo đức, Phật giáo không thể chấp nhận, cho nên cũng là tội ác, vì cha mẹ ly dị, người đau khổ thiệt thòi nhất là con cái.
Theo tục xưa Trung Quốc, người đàn ơng góa vợ có thể lấy vợ khác, gọi là
tục huyền, đó là hành vi hợp với đạo đức. Cịn người đàn bà góa chồng thì
phải thủ tiết cả đời mới được ngợi khen. Quan niệm "thủ tiết" đó thực ra xuất phát từ tập quán "trọng nam khinh nữ". Ở Ấn Độ thì khơng như vậy ? Theo Ấn Độ thì người chồng đi vắng 6 năm liền khơng có tin tức, người vợ ở nhà có quyền đi lấy chồng khác. Theo Kinh Phật khi người đàn ông muốn xuất gia, trước hết phải để vợ, cho vợ được tư do. Người đàn bà "mất" chồng phải được quyền tác giá. Đó là điều Phật giáo cho phép và hợp với đạo đức.