NÓI VỀ ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO

Một phần của tài liệu Phat-Giao-Chanh-Tin-HT-Thanh-Nghiem (Trang 54 - 55)

Trong kinh Phật nói : "Một hệ mặt trời mặt trăng là một thế giới nhỏ (Tiểu thế giới). Núi Tu Di là trung tâm, mặt trời mặt trăng quay vịng xung quanh núi Tu Di. Cũng tức là nói, một núi Tu Di là một tiểu thế giới. Vấn đề núi Tu Di, trong giới Phật học hiện nay, vẫn còn là điều mờ mịt. Một số người nhận định rằng [như các học giả Nhật Bản], núi Tu Di là truyền thuyết cổ xưa của Ấn Độ. Khi Phật còn tại thế, Phật đã lợi dụng truyền thuyết đó biểu dương Phật pháp. Núi Tu Di trong truyền thuyết, có thể có hay khơng có, Phật khơng chú tâm thuyết minh vấn đề đó. Đức Phật chỉ sử dụng truyền thuyết núi Tu Di để biểu dương Phật pháp nhằm cứu nhân độ thế, và giác ngộ cho đời. Quan điểm ấy của các học giả cũng khá vững. Nhưng muốn nói về thế giới quan của Phật giáo thì khơng thể khơng nói tới núi Tu Di được. Núi Tu Di thật sự ở đâu ? Người viết đây không dám phủ định, cũng không biết dựa vào đâu để khẳng định. Khi chúng ta chưa xét vấn đề này một cách thấu đáo thì thái độ an tồn nhất là cứ để thành nghi vấn. Vì vậy mà tơi xin gác vấn đề núi Tu Di lại một bên (chú 9).

Phạm vi của tiểu thế giới là hệ mặt trời mặt trăng. Đó là thái dương hệ, hay cũng là hằng tinh hệ. Một hằng tinh hệ đều có một số vệ tinh đi kèm. Hằng tinh đều là mặt trời, vệ tinh đều là mặt trăng. Trong Thái dương hệ này, mặt trăng cố nhiên là mặt trăng rồi, còn 9 đại hành tinh, trong đó có địa cầu đều là vệ tinh, đều cũng là mặt trăng.

Một ngàn tiểu thế giới gộp lại, gọi là tiểu thiên thế giới; phạm vi của một tiểu thế giới trong tiểu thiên thế giới là từ núi Tu Di cho tới cõi trời Phạm thiên của sắc giới.

Một ngàn tiểu thiên thế giới, gọi là một trung thiên thế giới, phạm vi của một trung thế giới trong trung thiên thế giới, kéo dài tới Vô lượng tịnh thiên của sắc giới.

Một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới, phạm vi của mỗi đại thế giới trong đại thiên thế giới, kéo dài tới Quang âm thiên của sắc giới. Như vậy là đại thiên thế giới là một ngàn tiểu thế giới, nhân lên một ngàn

lần, thành một trung thiên thế giới, rồi lại từ một trung thiên thế giới nhân lên một ngàn lần nữa mà thành… Như vậy là kinh qua ba lần lũy tiến con số

ngàn, vì vậy mà có tên gọi tam thiên đại thiên thế giới. Thực ra, đó chỉ là

một đại thiên thế giới mà thôi. Thống trị một Đại thiên thế giới là Đại Phạm thiên vương ở cõi Trời Sắc cứu kính thiên. Mỗi đại thiên thế giới có một Đại Phạm Thiên vương. Vì có vơ số Đại thiên thế giới, cho nên cũng có vơ số Đại Phạm Thiên vương. Đại thiên thế giới trong đó có lồi người ở, gọi tên chung là Sa bà thế giới. Mỗi đại thiên thế giới là cõi giáo hóa của một đức Phật. Phật Thích Ca được tơn xưng là Sa bà giáo chủ vì lẽ như vậy.

Địa cầu nơi chúng ra ở chỉ là một đơn vi vô cùng nhỏ bé trong đại thiên thế giới. Để hóa độ phổ biến khắp chúng sinh ở cõi Sa bà này, Phật Thích Ca phải dùng hàng trăm triệu hóa thân. Tuy dùng đến hàng trăm triệu hóa thân nhưng phạm vi giáo hóa của Phật Thích Ca chỉ là cõi Sa bà này mà thôi. Do đó có thể thấy, thế giới quan Phật giáo thật là rộng lớn, và phù hợp với quan điểm của thiên văn học cận đại.

---o0o---

Một phần của tài liệu Phat-Giao-Chanh-Tin-HT-Thanh-Nghiem (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)