Nội dung chế định

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định ly thân trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ kinh nghiệm của cộng hòa pháp (Trang 68 - 98)

3.2. Kiến nghị xây dụng các nội dung của chế định ly thân

3.2.3. Nội dung chế định

3.2.3.1. Xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với con cái

Xuất phát từ việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật nên trong thời gian này vợ chồng vẫn phải đảm bảo trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với con chung. Quan hệ nhân thân ở đây cụ thể là quan hệ giữa cha mẹ và con mang tính huyết thống, dù hơn nhân cịn tồn tại hay đã chấm dứt thì mối liên hệ tình cảm giữa cha mẹ đối với con cái đều khơng mất

đi. Do đó trách nhiệm ni dạy con cái luôn được bảo đảm do cha mẹ thực • ụ hiện.Tuy nhiên, Căn cứ Điều 88 Luật HNVGĐ năm 2014, con sinh ra trong

thời kỳ ly thân vẫn được xác định là con chung của vợ, chồng. Trong trường họp cha, mẹ khơng thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

"Điều 88. Xác định cha, mẹ:

ỉ. Con sinh ra trong thời kỳ hơn nhãn hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hỏn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời diêm chấm dứt hôn nhản được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhãn.

Con sinh ra trước ngày đăng kỷ kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ khơng thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phái được Tịa án xác định.”

Tất cả những nguyên tắc trên chỉ đơn thuần là lấy từ những qui định chung sử dụng cho mọi trường hợp trong hơn nhân, gia đình. Vợ chồng về thực tế vẫn có nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc, chu cấp như bình thường đối với con chung khơng chỉ bởi nghĩa vụ của cha mẹ mà cịn tình thương huyết thống.

- về quan hệ đối với con cái - quyền ni con khi ly thân:

Pháp luật khơng có quy định về ai là người có quyền ni con trong thời gian ly thân. Đe giải quyết trường họp này thì cần sự thoa thuận giữa hai vợ/chồng về việc ni con, nếu vợ/chồng khơng đồng ý thì người cịn lại có quyền làm thủ tục ly hơn đơn phương để Tịa án đưa ra phán quyết buộc các bên phải thực hiện.

Một số ý kiến tại dự thảo sửa đổi luật HNVGĐ thi cho rằng không nên quy định vấn đề con cái của ly thân và ly hôn giống nhau, luật cần quy định khoảng thời gian để gia đình sinh hoạt chung trong thời gian ly thân, đây là

việc khó, nhưng có như vậy mới hạn chê vợ chơng có người khác xen vào trong thời gian ly thân. Nhận thấy việc trên khá hợp lý bởi bản chất ly thân thì quan hệ vợ chồng trên mặt pháp luật vẫn cịn tồn tại, tuy tình cảm đã rạn nứt. Nhưng một trong những mục đích của ly thân là để hàn gắn và suy nghĩ lại mối quan hệ vợ chồng thì việc có thời gian để gia đình sinh hoạt chung cũng như gặp con cái để hiểu nhau hơn.

Học hởi kinh nghiệm quy định giải pháp xử lý vấn đề nuôi dưỡng con chung khi ly thân của các nước trên thế giới là điều cần thiết. Từ đó cân đối các quy định gắn liền với thực tế xã hội nước ta, phù hợp cũng như đạt hiệu quả cao trong việc giải quyết vấn đề. Đa phần các nước có quy định pháp luật về ly thân, khi giải quyết vấn đề liên quan đến con chung trong thời gian ly thân đều xác định và giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất, là việc xác định quyền nuôi nấng và chăm sóc cho con. Hay cụ thể hơn là xác định con chung sẽ ở cùng với ai, và người mà đứa trẻ sống cùng có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc ni dưỡng, chăm sóc con cái. Người cịn lại chỉ có quyền thăm nom. Thứ hai là vấn đề cấp dưỡng, đóng góp vào các khoản chi phí được dùng để ni dạy con cái đối với người mà con không sống cùng.

Tại Pháp, thẩm phán là người đưa ra quyết định về nơi cư trú của trẻ cũng như vấn đề cấp dưỡng cho con khi ly thân, sau khi xem xét tính phù hợp của thỏa thuận vợ chồng về vấn đề này. Tức là các con sẽ được quyết định sống với ai mà thuận lợi, phù hợp và tốt nhất cho cuộc sống của trẻ. Pháp luật Pháp giải quyết vấn đề này bằng việc quy định nghĩa vụ trông nom, cấp dưỡng cho con sẽ được xử lý như quy định khi ly hôn (Điều 288 BLDS

Pháp). Để dễ dàng trong thực hiện trường hợp này, Pháp có đưa ra những quy định chi tiết về việc thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái khi ly thân

tại đoạn 2: Việc thực hiện quyền của cha mẹ khi cha mẹ ly thân thuộc phần 1 về thực hiện quyền của cha mẹ, chương 1 Quyền của cha mẹ liên quan đến

người con, tiêu đê IX vê quyên của phụ huynh. Nội dung điêu chỉnh được quy định tại các điều từ 373-2 đến 373-5, theo đó sự ly thân của cha mẹ khơng ảnh hưởng đến các quy tắc của sự phân chia việc thực hiện quyền của cha mẹ.[40] Thấm phán sẽ giao quyền quyết định các vấn đề liên quan đến lợi ích của con chung cho bố hoặc mẹ, và nơi cư trú của trẻ sẽ theo nơi cư trú của người đó. Người kia chỉ được quyền đến thăm nom, trong một số trường hợp nghiêm trọng có nguy cơ xâm phạm đến quyền của đứa trẻ, thì thẩm phán sẽ đưa ra quyết định ngăn cản sự gặp mặt của người kia với các con. Trong trường hợp cha mẹ ly thân, cha mẹ đều phải có trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và giáo dục của con chung. Nó có dạng tiền cấp dưỡng, khoản tiền trợ cấp này sẽ được giao cho một trong các phụ huynh cho đứa trẻ, người mà có nghĩa vụ trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ để trang trải chi phí ni dưỡng. Việc quyết định vấn đề này sẽ được phân chia như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng đánh giá của thấm phán. Thẩm phán sẽ tôn trọng sự thỏa thuận hợp lý của vợ chồng, trong trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc khơng đồng thuận được thì thẩm phán sẽ quyết định căn cứ vào nhu cầu và các chi phí thực tế của đứa trẻ. Khoản trợ cấp này có thể tồn bộ hoặc một phần là hình thức thanh tốn trực tiếp các chi phí phát sinh vì lợi ích của đứa trẻ. về thời điểm yêu cầu cấp dưỡng cho con cái, quy định của Pháp không nhất thiết phải giải quyết ngay từ khi yêu cầu công nhận ly thân, mà nó có thể bổ sung trong thời gian ly thân vào thời điểm cần thiết.

Nhận thấy rằng đa phần các nước phát triển đều quan tâm và bảo vệ lợi ích cho trẻ em trong mọi hồn cảnh dễ bị xâm phạm nhất, do đó việc pháp luật Việt Nam xem xét điều chỉnh vấn đề này trong thời gian cha mẹ ly thân là rất cần thiết, cần đặt ra quy định điều chình các trường hợp cho phép hai bên vợ chồng đưa ra yêu cầu giải quyết việc có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm với con cái của bên kia, hoặc đề nghị tiếp nhận nuôi con thay cho bên kia đặc

biệt trong những trường hợp bên kia khơng hồn thành tơt trách nhiệm ni dưỡng con cái ,nhằm mục đích đảm bảo đời sống tốt nhất cho con cái. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế hành vi xâm phạm quyền của mồi bên cha mẹ đối với con cái cũng như bảo vệ tối đa lợi ích của con trẻ khi cha mẹ ly thân cần xem xét các quy định cấm cũng như các chế tài xừ phạt hành vi vi phạm mang tính chất răn đe đối với trường hợp không thực hiện đúng quyết định giải quyết vụ việc. Dựa trên hoàn cảnh thực tế cũng như tham khảo những quy định pháp luật về việc giải quyết vấn đề ni dưỡng và chăm sóc con cái trong thòi gian ly thân của các quốc gia khác để đưa ra quy định phù hợp với xã hội nước ta, tác giả đề xuất quy định vấn đề này với nội dung như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc con cái thì trong thời gian ly thân, vợ chồng có quyền thỏa thuận về trách nhiệm nuôi con, trong trường hợp không thởa thuận được thì có quyền u cầu Tịa án đưa ra quyết định về việc xác định người có quyền ni con và trách nhiệm của mồi bên đối với con trong thời gian ly thân.

Thứ hai, về trách nhiệm cấp dưỡng: Tòa án sẽ quyết định về tiền trợ cấp cho con cái sau khi xem xét khả năng tài chính của mỗi bên đề đưa ra phương án phù hợp. Trong trường hợp một bên không thực hiện quyết định của tịa án, thì bên kia cỏ quyền u cầu Tòa án đưa ra phương thức giải quyết bằng việc khấu trừ trực tiếp khoản tiền trợ cấp vào thu nhập của bên kia hoặc

nhận trách nhiệm nuôi con bằng thời gian tương đương.

Trong thời gian ly thân, hai bên có thể thỏa thuận về việc thay đồi người ni con, bên muốn thay đổi có thể liên lạc và bàn bạc với bên nuôi thông qua thỏa thuận và thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, hơn nữa phải đảm bảo lợi ích cho con cái và cần thiết phải được thể hiện bằng văn bản, trong trường họp không thỏa thuận được mà bên khơng trực tiếp ni con có u cầu thay thế về việc thay thế cho bên kia khi bên ni

con chung thì phải chứng minh được bên đang ni con khơng cịn đủ điêu kiện để trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con cái, cụ thề:

- Bên nuôi con bị kết án vì hành vi vi phạm pháp luật và phài chịu án phạt tù.

- Bên ni con có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phấm của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục, trông nom, chăm sóc con cái.

- Bên ni con có cuộc sống khơng lành mạnh, có lối sống đồi trụy và thực hiện hành vi tệ nạn xã hội.• • • • •

- Bên nuôi con dụ dỗ, hay ép buộc con tham gia tệ nạn xã hội hay thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức.

- Bên nuôi đi làm ăn ở nước ngồi, khơng thể trực tiếp chăm sóc con cái phó mặc con cái cho người nhà hoặc đôi khi là người quản gia, giúp việc.

Bên cạnh những điều đó, bên muốn thay thế ni con cần phải chứng minh được mình đạt đủ điều kiện để thay thế bên kia ni con, như có chỗ ở ổn định, có cơng việc ổn định và thu nhập đủ để chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục con cái. Hơn nữa, việc thay đối cũng cần phải tham khảo ý kiến của trẻ để trẻ có thể có thích ứng và thể hiện được nguyện vọng của bản thân.

Thứ ba, về quyền được thăm nom, chăm sóc và gặp gỡ con cái: Bên khơng trực tiếp ni con vẫn có quyền thăm nom, gặp gỡ con chung, và bên cịn lại khơng được ngăn cản việc thực hiện quyền này, trừ một số trường hợp đặc biệt mà việc gặp gỡ này gây ảnh hưởng và nguy cơ xâm hại đến lợi ích của trẻ.

3.2.3.2. Vấn đề nam nữ song chung với nhau như vợ chồng trong thời gian ly thân

“Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng nhưng vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung” - đó là một trong những hiệu lực của ly thân được

dự luật đê cập và cũng là nội dung được nhiêu người góp ý. “Theo Điêu 18 Luật HNVGĐ, vợ chồng phải chung thủy, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau... Một khi đã ly thân tức là quan hệ đã khơng cịn gắn kết mà đã xuất hiện tranh chấp, tức giận khơng thể hịa giải ngay được và họ đưa ra quyết định sống riêng rất rõ ràng khi khơng thể sống chung nhà thì việc chăm sóc, quan tâm và yêu thương nhau là phi thực tể. Khi mồi người mỗi nhà, việc phát sinh quan hệ tình cảm với người khác rất dễ xảy ra. Một trong hai bên hoặc có thể là cả hai khi đang trong tình trạng căng thắng, bất hịa với nhau thì đơi khi chỉ cần sự quan tâm nhở của đối tượng khác thì họ rất dễ siêu lịng nhất là khi họ còn sống riêng và coi như tự do vì khơng ai qn ai cả Như vậy có thể xác định quan hệ đó trong khi hai vợ chồng đang ly thân là ngoại tình được khơng?” - TS Nguyễn Văn Tiến nêu vấn đề.

Trong thời gian ly thân, có thể khơng thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương nhưng một bên khơng thể có người thứ ba vì xuất phát từ bản chất trong thời kỳ ly thân đôi bên vẫn là vợ chồng hợp pháp. Tuy khơng cịn chung sống cùng nhau nhưng phải có nghĩa vụ chung thủy. Việc ly thân mục đích để giải quyết mâu thuẫn và cho vợ chồng thời gian để suy ngẫm lại mối quan hệ của họ chứ không phải đế họ tự do qua lại với người thứ ba, việc này vi phạm nghĩa vụ chung thủy và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Cho nên càn xem xét đưa quy định này vào luật.

Đề cập đến vấn đề nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn, đại biểu Lê Văn Hồng (TP Đà Nằng) cho hay, nếu quy định vấn đề này trong luật sẽ dẫn đến hệ lụy gia tăng việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; và dẫn đến hậu quả vơ hiệu hóa các quy định của luật pháp về đăng ký kết hôn, làm bộ phận không nhỏ trong nam, nữ không ý thức được ý nghĩa cùa việc đăng ký kết hôn, trong khi đó việc đăng ký kết hơn hiện nay rất thuận lợi. Đại biểu đề nghị không cần

quy định cụ thê vê con cái, tài sản phát sinh giữa các bên quan hệ chung sông với nhau như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn, trong trường họp có phát sinh thì có thể vận dụng các quy định về hủy kết hôn trái pháp luật để xử lý. [23].

3.2.3.3. Vấn đề tài sản chung trong thời gian ly thân

Quan hệ tài sản của hai vợ chồng là mối quan hệ khá phức tạp vì nó là sự đan xen bởi nhiều yếu tố như tài sản, nhân thân và liên quan đến nhiều chủ thể. Trước khi tiến tới hơn nhân, thì mỗi người là một cá thể độc lập, họ có cuộc sống riêng và đương nhiên họ tự định đoạt tài sản cùa mình mà khơng phụ thuộc vào bất kỳ ai. Tuy nhiên, khi đã kết hơn thì trong thời kỳ hơn nhân thì quan hệ tài sản của vợ chồng giải quyết như thể nào là do sự thỏa thuận chung cùa họ. Trên thực tế, trong trường họp hai vợ chồng tin tưởng nhau và cịn tình cảm thì vấn đề về tài sản cũng dễ trao đổi và đưa ra hướng giải quyết. Nhưng khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra thì chắc rằng vấn đề tài sản đó là

cái nút thắt cho quan hệ của họ và có thể xảy ra việc lừa dối, dùng tài sản chung để trục lợi cá nhân, thậm chí là tẩu tán tài sản. Chính bởi đó, khi quan hệ rạn nứt nhưng lại khơng có quy định chặt chẽ và rõ ràng về việc quản lý và xác định tài sàn sẽ gây ra sự bất đồng và tranh chấp.

Khi không có sự rõ ràng trong vấn đề tài sản hình thành trong thời gian ly thân, nếu khơng có quy định chặt chẽ trong việc quản lý và xác định tài sản chung, thì sẽ gây nên sự bất cơng và xảy ra nhiều tranh chấp hơn. Khi ly thân thì bản chất của hơn nhân là tình cảm vợ chồng đã khơng cịn bền chặt. Nhưng xét về mặt pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng, việc minh bạch, rõ ràng các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản mà mỗi bên thực hiện

Một phần của tài liệu Xây dựng chế định ly thân trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam từ kinh nghiệm của cộng hòa pháp (Trang 68 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)