2.2. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về giả
2.2.2. về hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm
Đe triển khai hiệu quả Chương trình việc làm giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Sơn La, một trong những giải pháp quan trọng là cho vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho NLĐ. Thêm vào đó, nhận thấy rằng, nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của NLĐ và nhân dân trên địa bàn tỉnh rất lớn, trong khi nguồn vốn được phân bổ còn hạn hẹp, các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, số doanh nghiệp cịn ít so với tỷ lệ người dân, số doanh nghiệp lớn đầu tư còn
chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu phàn lớn NLĐ có mong muốn làm việc tại địa phương. Do đó, ƯBND tỉnh thực hiện chính sách tín dụng cho chương trình giài quyết việc làm cho NLĐ trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2016-2020, để thực hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách về giải quyết việc làm, trong đó có việc giải quyết và duy trì việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số, Sở LĐ-TB&XH Son La phối họp với Chi nhánh NHCSXH tỉnh
chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện cho vay vốn Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh và các nguồn tín dụng khác theo đúng quy định, đúng đối tượng, không để tồn vốn. Đồng thời, xây dụng kế hoạch, tổ chức giám sát chương trình cho vay vốn tù’ Quỹ giải quyết việc làm trên địa bàn.
Chương trinh cho vay vốn từ Quỹ giải quyết việc làm cùa NHCSXH Sơn La tập trung, ưu tiên cho vay đối với những hộ có kiến thức, năng lực sản xuất có khả năng tạo điều kiện cho các hộ khác học tập kinh nghiệm. Đồng thời, đặc biệt ưu tiên những hộ sản xuất mang tính trang trại, tổ hợp và cơ sở sản xuất thu hút nhiều lao động và cùng tham gia vào sản xuất, kinh doanh. Theo báo cáo của NHCSXH, kết quả thực hiện Chương trinh cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy tri và mở rộng việc làm hàng năm đã tạo điều kiện cho hàng nghìn lao động có việc làm ổn định, tăng
thu nhập đời sơng gia đình từng bước được cải thiện. Quỹ qc gia vê việc làm đã giúp cho khoảng 6.000 lao động tại các huyện trên địa bàn tỉnh có việc làm với thu nhập binh quân từ 2 - 5 triệu đồng/người/tháng, góp phần tạo việc làm, ổn định sản xuất, cải thiện thu nhập và đời sống của người lao động. Từ nguồn vốn vay, các hộ đã đầu tư nhiều mơ hình phát triến kinh tế hiệu quả với các dự án vốn vay như: vay vốn phát triển làng nghề, phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, vốn vay cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi... góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Cơ cấu lao động được chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng lao động thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Bà Hoàng Thị Dung ở tổ dân phố 5, thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, chia sẻ, trước đây, gia đình bà là hộ có hồn cảnh khó khăn. Từ năm 2014, gia đình bà bắt đầu đầu tư để thuê đất để trồng nhãn. Tuy nhiên, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên diện tích trồng nhãn đạt năng xuất, hiệu quả chưa cao. Năm 2021, gia đình bà Dung được vay 50 triệu đồng vốn từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Sông Mã theo chương trinh cho vay giải quyết việc làm để phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất. Với số vốn được vay, gia đinh bà Dung đã tập trung đầu tư, mở rộng, phát triển trồng 200 gốc nhàn ghép. Với 200 gốc nhãn ghép của gia đình hiện đã bói quả, những năm tiếp theo, diện tích nhãn này sẽ cho năng xuất ổn định, có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, hơn nữa gia đình bà cũng sẽ chú động được nguồn quả nhàn tươi, không phải đi thu mua từ các hộ dân trên địa bàn để làm long nhãn, nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng nâng lên, cuộc sống khơng cịn khó khăn như trước [39].
Ngồi ra, cơng ty TNHH Nơng lâm nghiệp Sơng Mà có ngành nghề chính là sản xuất, kinh doanh giống cây nông, lâm nghiệp và dịch vụ chế biến nông, lâm sản cũng là một trong những công ty được vay vốn giải quyết việc làm. Tháng 4/2020, công ty được Phịng giao dịch NHCSXH huyện Sơng Mã tạo điều kiện vay 800 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm, công ty đã đầu tư làm hệ thống nhà lưới với diện tích 5.000m2 tại xã Nà Nghịu, huyện Sông Mà và mua cây nho hạ đen về trồng. Sau 7 tháng trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, cây nho đã
cho thu hoạch và được người tiêu dùng đón nhận; doanh thu của cơng ty ngày càng tăng lên. Hiện tại, công ty đang tạo việc làm và thu nhập ồn định cho 10 lao động địa phương [39].
Trong năm 2020, chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm tại tỉnh được thực hiện theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP với nhiều ưu đãi thuận lợi cho NLĐ như: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho một NLĐ được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn đế thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Trong tổng số các dự án cho vay, dự án thuộc kinh tế hộ gia đình chiếm đa số, tập trung ở vùng nông thôn, chủ yếu thu hút lực lượng lao động nông nghiệp nhàn rỗi tại các huyện Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu.
Việc thu hồi nợ do NHCSXH tiến hành trực tiếp đối với từng khách hàng. Người vay trả nợ theo định kỳ 06 tháng, 01 năm hay thỏa thuận cụ thế khác. Việc
thu lãi được thực hiện theo định kỳ hàng tháng. Riêng với dự án của hộ gia đinh người mù có thể trả lãi theo quý hoặc trả gốc và lãi khi hết thời hạn cho vay.
Từ năm 2016 - 2020, số cho vaynguồn vốntừ Quỹ quốc giavề việc làm đạt
120,730 tỷ đồng, tổng dư nợ đến năm 2020 là 68,915 tỷ đồng, đạt 97,4% kế hoạch được giao. Tổng số dự án cho vay là 3.296 dự án, trong đó có 3.288 dự án của NLĐ, bao gồm: 31 dự án của NKT, 1.651 dự án của người dân tộc thiểu số; 05 dự
án của cơ sở sản xuất kinh doanh, 05 dự án cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Kết quả đã tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 3.772 lao động, trong đó có 2.031 lao động nữ, 51 lao động là NKT, 1.796 lao động là người dân tộc thiểu số [31].
- về nguồn vốn do ngảnsách địa phương ủy tháccho vay qua NHCSXH,
doanh số cho vay đạt 201,713 triệu đồng, tổng dư nợ đến năm 2020 là 136,987 triệu đồng, đạt 98,94% kế hoạch. Tổng số dự án cho vay là 4.968 dự án, trong đó có
2.547 dự án của người dân tộc thiêu sô, 03 dự án cơ sờ sản xuât kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Kết quả có 5.706 lao động được tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm [31].
- Đối với nguồn vốnNHCSXHhuy động (nguồn vốn Trung ương), doanh số cho vay đạt 71,957 triệu đồng, tổng dư nợ đến năm 2020 là 63,636 triệu đồng, đạt 99,6% kế hoạch. Tổng số dự án cho vay theo nguồn vốn này từ năm 2016 - 2020 là 1.513 dự án, trong đó 855 dự án của người dân tộc thiểu số, 1 dự án cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiều số. Kết quả có 1.612 lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, trong đó có 887 lao động là người dân tộc thiểu số [31].
Thời gian tới, nhằm tạo điều kiện giải quyết việc làm cho NLĐ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục thực hiện tốt Chương trinh cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nâng cao
chất lượng tín dụng; đồng thời, tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát, phối hợp với các tổ chức chính trị xà hội thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích đạt hiệu quả...