Yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 77 - 79)

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra chỉ tiêu đến năm 2025: tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ trên 25%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2025 dưới 4%; tỷ lệ nghèo đa chiều duy tri mức giảm 1-1,5% hàng năm [71. Đe đạt được mục tiêu trên yêu cầu trong thời gian tới phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân

lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triến kinh tế - xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thơn. Một số cơ chế, chính sách của nhà nước cần phải hoàn thiện để định hướng dịch chuyển lao động thơng thống, phân bố hợp lý lao động theo vùng.

Mộtlà, hồnthiện phápluậtvềviệc làm vàgiải quyếtviệc làm phải phù hợp với xu thế tồncầuhóa

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra rất nhiều thách thức đối với vấn đề lao động và việc làm ở nước ta. Tồn cầu hóa, hội nhập tạo ra cơ hội để tham gia thị trường lao động quốc tế, là việc thị trường lao động được mở rộng vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trong khu vực và trên tồn thế giới. Mặt khác, tồn cầu hóa địi hởi các quốc gia phải có những nỗ lực trong việc giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thực hiện đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỷ luật lao động đối với NLĐ. Hiện nay, lợi thế cạnh tranh đang nghiêng về các nước có

ngn nhân lực chât lượng cao, có mơi trường pháp lý thuận lợi và xã hội ơn định. Điều này địi hởi nước ta phải hồn thiện các chính sách về giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực quốc gia, không chỉ nhằm đáp ứng các vấn đề trong phạm vi quốc gia mà cịn phải tiếp cận, hịa nhập và góp phần tạo dựng các khuôn khổ, chuẩn mực, hành lang pháp lý quốc tế cho vấn đề này. Thực tế hiện nay, với

sức ép của xu thế tồn cầu hố thì Việt Nam vẫn còn một khoảng cách nhất định, chưa đạt được những chuẩn mực lao động của khu vực và quốc tế để chủ động hội nhập. So với các nước như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... chúng ta vẫn còn khoảng cách rất lớn. Vì vậy, muốn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được triền khai sâu, rộng thì vấn đề việc làm và giải quyết việc làm được coi là nhiệm vụ quan trọng, có yểu tố quyết định.

Hailà,hoànthiện pháp luậtgiảiquyết việclàm phải đáp ứng nhu cầu của

sự nghiệp cơng nghiệphóa, hiện đại hỏa đấtnước

Với thị trường lao động hiện nay của nước ta, cung lao động vẫn lớn hơn cầu lao động, sức ép về việc làm vẫn còn tương đối lớn, lực lượng lao động lại phân bố không đều ở cả thành thị và nông thôn. Diện tích đất nơng, lâm nghiệp ngày càng thu hẹp, số thanh niên đến tuổi lao động cần việc làm cùng với số lao động chưa có việc làm của các năm trước chuyển sang, đồng thời một số không nhỏ lực lượng lao động dôi dư do sắp xếp lại tố chức sản xuất và bộ máy khu vực nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, dẫn đến sức ép

về lao động, việc làm ngày càng tăng và bức bách hơn. Đây là một thách thức lớn đối với chúng ta. Nếu giải quyết ổn thoả vấn đề này sẽ cần huy động được nguồn nhân lực lớn, ngược lại, khi không đáp ứng được nhu cầu lao động, việc làm, một số lượng lớn NLĐ rơi vào tình trạng thất nghiệp sẽ trở thành gánh nặng, sự cản trở đối với quá trình hội nhập.

Ba là, hoàn thiện pháp luật giảiquyết việclàm phăi đảm bảo thúc đẩyhọp

tác quốc tế về lao động

Việc xây dựng một hành lang pháp lỷ thuận lợi cũng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy cho hoạt động họp tác quốc tế về lao động và việc làm. Nước ta có lực

lượng lao động dơi dào, giá thành rẻ, là thị trường có sức hút đơi với các đơi tác. Tuy nhiên, đôi khi do các quy định của pháp luật, đặc biệt là các thú tục hành chính phức tạp, gây tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư. Đơn giản hóa về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, có nhiều chính sách khuyển khích đối với các nước khi hợp tác, đầu tư tại Việt Nam sẽ là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế về lao động, việc làm giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm.

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)