Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 74 - 77)

2.3. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm

2.3.2. Nguyên nhân hạn chế

- Chất lượng xây dựng một số quy hoạch, cơ chế, chính sách chưa cao, chưa sát với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương; việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách cịn chậm và lúng túng.

- Nguồn vốn cho phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh còn hạn hẹp; thiểu nguồn lực đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, việc thu hút các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập cịn hạn chế; lao động chú yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện để học tập, tham gia các hoạt động kinh tế cịn khó khăn .... Chính sách đào tạo đơi khi chưa được khuyến khích, hỗ trợ thực hiện kịp thời; chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo chưa cao. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dường chưa gắn chặt chẽ với nhu cầu sử dụng nhân lực ...

- Sơn La có địa hình miền núi phức tạp, cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, điện, thông tin, phát triển kinh tế... ở các vùng sâu vùng xa cịn khó khăn, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất, sinh hoạt, đời sống, tiêu thụ sản phẩm, cũng như khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm đối với NLĐ.

- Tỉnh Sơn La có tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với cả nước. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 53.387 hộ nghèo, 30.750 hộ cận nghèo, trong đó trên địa bàn 04 huyện nghèo Bắc Yên, Mường La, sốp Cộp và mới công nhận thêm huyện Vân Hồ theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thốt nghèo giai đoạn 2018-2020, tồn tỉnh hiện cịn 14.794 hộ nghèo. Các huyện nghèo, xã, bản đặc biệt khó khăn đều nằm ở vùng cao, vùng

sâu, cơ sở hạ tâng chưa đông bộ, sản xuât chưa phát triên, năng suât lao động, chât lượng làm việc và thu nhập còn ở mức thấp, cơ cấu lao động chủ yếu là nơng, lâm nghiệp nên khó chuyển dịch; đời sống của một bộ phận hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu

số cịn khó khăn.

- Các doanh nghiệp có sự phát triển về số lượng nhưng phần lớn có vốn đầu tư nhỏ, quy mô sản xuất và thu hút lao động thấp, việc làm trong doanh nghiệp thiếu sự ổn định, tiền lương còn thấp; tốc độ phát triển dịch vụ và du lịch chậm, nên tỷ lệ dịch chuyển lao động theo ngành công nghiệp, dịch vụ còn chậm.

- Nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cịn nhiều khó khăn chủ yếu dựa vào hỗ trợ từ Trung ương, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh.

- Tư tưởng của NLĐ vẫn còn mang nặng khuynh hướng muốn vào khu vực Nhà nước, chưa chủ động sáng tạo tự tạo ra việc làm cho mình.

- Quản lý nhà nước về lao động và việc làm còn yếu kém, cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, nhiều đầu mối, nhiều khâu trung gian. Các Trung tâm giới thiệu việc làm hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên khơng phát huy được vai trị của mình trong việc giới thiệu việc làm, tìm việc làm cho NLĐ.

Kết luận Chương 2

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã có những cơ găng trong cơng tác tạo việc làm cho NLĐ. Đi đôi với việc đẩy mạnh sản xuất, phát triền kinh tế - xã hội để giải quyết việc làm, tỉnh đã chú trọng thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ tự tim kiếm việc làm và giải quyết như: tuyên truyền, phổ biến chính sách hồ trợ tạo việc làm, chính sách hỗ trợ NLĐ vay vốn ưu đài từ

Quỹ giải quyết việc làm tỉnh đề tạo việc làm; kết nối thông tin cung - cầu về việc làm giữa NSDLĐ với NLĐ thông qua các hội nghị, các phiên giao dịch việc làm tại Sàn giao dịch việc làm cùa tỉnh, TTDVVL tỉnh Sơn La và lưu động tại các địa phương trong tỉnh; liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để cung ứng lao động, giới thiệu việc làm trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách, tạo mơi trường thuận lợi cho NLĐ có việc làm, các cơ sở kinh tế thuận lợi trong việc thuê mướn

lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Ớ Chương 2, trên cơ sở khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và việc làm tại tỉnh Sơn La, luận văn đi sâu nghiên cứu những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật về giài quyết việc làm trên địa bàn tinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thi hành pháp luật về giải quyết việc làm cũng cịn nhiều hạn chế. Bằng việc phân tích những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, luận văn đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật giải quyết việc làm ở Chương 3.

Chương 3

MỘT SỐKIẾN NGHỊ NHẰMHOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆUQUẢ THIHÀNH PHÁPLUẬT

VÈGIẢI QUYẾT VIỆC LÀMTẠITỈNHSƠN LA

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)