Về giải quyết việc làm cho lao động đặc thù

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 63)

2.2. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về giả

2.2.6. về giải quyết việc làm cho lao động đặc thù

- Đốivớilao động nữ

Theo thống kê, hiện co cấu dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Trong đó, lao động nữ chiếm 49,10% tương đương với 378,54 nghìn người. Hầu hết lao động nữ tập trung ở vùng nông thôn, chú yếu ở các huyện: Mai Sơn, Sông Mã, sốp Cộp, Yên Châu ... Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giải quyết việc làm, thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới NLĐ chưa có việc làm, trong đó có

lực lượng lao động nữ nhàm đảm bảo an sinh xã hội, thúc đấy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sơn La, toàn tỉnh đà tạo việc

làm tăng thêm cho trên 78.300 lao động, trong đó 48,7% là lao động nữ [36].

Tỉnh Sơn La đã áp dụng các chính sách nhằm giúp lao động nữ phát huy được khả năng, trinh độ của mình vừa cống hiến cho xã hội vừa thực hiện tốt thiên chức trong gia đình, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có: chính sách bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động; các chính sách bảo vệ thai

sản, bảo vệ việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản và những công việc không được sử dụng lao động nữ; chính sách cho vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho các hội viên là lao động nữ...

Ngoài những chính sách trên, Nhà nước ln khuyến khích và hỗ trợ NSDLĐ sử dụng và cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nừ như: khuyến khích NSDLĐ ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc và thực hiện các chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật; hỗ trợ NSDLĐ sử dụng nhiều lao động nữ thông qua việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ; khuyến khích NSDLĐ phối hợp với tổ chức cơng đồn lập kế hoạch, thực hiện các

giải pháp đê lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chê độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù

họp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ; khuyến khích NSDLĐ đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, cơng trình văn hóa và các cơng trinh phúc lợi; nhà ở cho lao động nữ... [36].

Hằng năm, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã phối họp với các cơ quan chun mơn tổ chức các lóp đào tạo nghề, chuyển giao nghề cho hội viên phụ nữ nông thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tạo ra những sản phẩm nơng nghiệp đạt chất lượng, góp phần giải quyết việc làm cho hội viên. Trong 5 năm (2016-2020), Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã phối hợp tồ chức 35 lớp tập huấn về các chính sách hỗ trợ việc thành lập hợp tác xã kiếu mới, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, các mơ hình phát triển sản phấm nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, nâng cao nghiệp vụ tín dụng, quản lý nguồn vốn ũy thác cho vay hộ nghèo. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững theo đa chiều cho 2.021 cán bộ chuyên trách cấp huyện, xã, hội viên phụ nữ, thành viên hợp tác xã do phụ nữ làm chù [17].

Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả chương trình Đe án 939 “Hỗ trợphụ nữ khởi nghiệp giaiđoạn2017-2025" của Chính phủ. Trong đó, tập trung hỗ trợ phụ nữ có ý tưởng sáng tạo, mơ hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Hội phụ nữ các cấp thành lập và duy trì 20 hợp tác xã, tố hợp tác do phụ nừ làm chú, hoạt động theo chuỗi giá trị, chú trọng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn; hỗ trợ xây dựng được

13 mơ phát triển kinh tế. Ngồi ra, các cấp hội phụ nữ tổ chức 258 lóp đào tạo việc làm cho gần 10.000 hội viên, trong đó hơn 7.000 hội viên có việc làm ổn định. Sau khi học nghề, các học viên được tư vấn lựa chọn xây dựng mơ hình sản xuất kinh doanh phù họp, nhằm tạo việc làm cho bản thân và tăng thu nhập cho gia đình, như: Mơ hình trồng rau sạch, rau an tồn, mơ hình chăn ni bị, gà... [17].

Có thế nói, với sự quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm cho phụ nữ của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tạo cơ hội cho nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa có việc làm ổn đinh, nâng cao đời sống, giảm khoảng

cách giới trong lĩnh vực kinh tê, việc làm, góp phân nâng cao vị thê của phụ nữ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đối vớilao động khuyết tật

Theo thống kê, tỉnh Sơn La hiện có 14.995 NKT, trong đó có 2.349 NKT đặc biệt nặng, 8.566 NKT nặng và 4.080 NKT nhẹ; có 10.915 NKT được hưởng chính

sách trợ giúp hàng tháng (trong đó có 2.258 trẻ em). UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐ- TB&XH phối họp với các sở, ngành tham mưư trình tỉnh ban hành các Nghị qưyết, Quyết định, Kế hoạch và văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La về các lĩnh vực bảo trợ xã hội, dạy nghề, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao ... Các sở, ngành, địa phương thực hiện việc lồng ghép các chính sách an sinh xã hội với chính sách hỗ trợ NKT vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đồng thời vận động các tố chức và cá nhân hồ trợ, chăm sóc cho NKT, từ đó đã giúp NKT phát huy khả năng cùa mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, tạo điều kiện vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [32].

Nhằm tạo điều kiện đế NKT có cơ hội học nghề và tìm kiếm việc làm, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều hoạt động như tư vấn, tuyên truyền vận động, khuyến khích NKT tham gia học nghề. Sở LĐ-TB&XH phối họp với Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội Người mù tỉnh, các huyện, thành phố tố chức 10 lớp đào tạo nghề cho 263 NKT (trong đó 67 người về trồng nấm, 196 người về chăn ni gia súc, gia cầm), đã có

83 người có việc làm ổn định. Hội Người mù tỉnh đã phối họp với Bệnh viện Y học cổ truyền tổ chức tập huấn, đào tạo nghề xoa bóp tẩm quất cho người mù, đã tạo việc làm cho 50 người mù hành nghề tại 11 cơ sở xoa bóp tấm quất trên địa bàn tỉnh, thu nhập bình quân từ 2,5 triệu đơng đên 3,5 triệu đơng/người/tháng, góp phân giúp cho NLĐ là NKT có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn trong cuộc sống [32].

- Đơi vớilao động chưa thành niên

Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh Sơn La có 383.330 trẻ em, chiếm 31,3% tổng dân số trên địa bàn tỉnh. Hầu hết trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được quản lý,

chăm sóc tốt tiếp cận các chính sách an sinh xã hội kịp thời.

Đê phịng ngừa, phát hiện, hô trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La, ƯBND tỉnh Sơn La đã nghiên cứu, xây dựng, phát triển các chương trình, sản phẩm, tài liệu và các hình thức truyền thơng, giáo dục, vận động xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, mơi trường mạng ...; tun truyền phịng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và bản sắc văn hóa dân tộc; tổ chức các hoạt động giáo dục, tư vấn, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học, các cơ sở sản xuất kinh doanh về phòng ngừa, giảm thiều trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra, tỉnh cũng hồ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận

chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù họp, tạo việc làm để ổn định sinh kế; xây dựng và triển khai các mơ hình phịng ngừa, giảm thiếu lao động trẻ em phù họp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh như: Mơ hình phát hiện sớm, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em

có nguy cơ; mơ hinh phòng ngừa, giảm thiều lao động trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo; mơ hình doanh nghiệp khơng sử dụng lao động trẻ em; mơ hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong khu vực hợp tác xã và các làng nghề ...; hỗ trợ NSDLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có trẻ em học nghề và tham gia lao động cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, đặc điếm thể chất, tâm lỷ trẻ em và đúng quy định của pháp luật ...

2.2.7. về thực hiện chinh sáchviệc làmcơngo

Thực hiện chính sách việc làm cơng và Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Phê chuẩn Đề án về Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Họp tác xã kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020, UBND tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều mô hình thích hợp cho người dân là lao động nơng thôn, đồng bào dân tộc thiểu số.

Chẳng hạn như, năm 2021, Sơn La đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 41/CT- TTg ngày 1/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng

cường quản lý chât thải răn và các quy định cùa pháp luật vê bảo vệ môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển theo quy định và được xử lý triệt để bằng các công trinh, cơ sở xử lỷ rác thải đã được đầu tư. Đồng thời với việc thực hiện chương trình này, UBND thành phố đã tạo điều kiện cho những đối tượng người lao động trên địa bàn các phường thực hiện việc thu gom, phân loại rác thải và vệ sinh môi trường. Những dự án này tuy không kéo dài nhưng cũng là nhừng nguồn việc làm tạm thời để một số lao động thất nghiệp trên địa bàn có thu nhập.

Ngồi ra, cũng phải kể đến một số dự án xây dựng kênh, mương tại huyện Yên Châu. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Yên Châu có 8 hồ chứa, 185 công trinh thủy lợi lớn, nhỏ với hơn 223 km kênh mương nội đồng. Khi bước vào thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, tồn huyện có nhiều cơng trình thủy lợi xây dựng từ lâu đã xuống cấp; một số trạm bơm, kênh tưới hư hỏng, xuống cấp. Trước tình trạng trên, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Yên Châu đã chỉ đạo các xã, thị trấn thường xun kiểm tra, rà sốt các cơng trình thủy lợi bị hư hỏng để khắc phục, sửa chữa, bảo đảm sản xuất; tranh thủ nguồn hỗ trợ của nhà nước và huy động nguồn đóng góp doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các cơng trình thủy lợi. Tại xã Chiềng Đông, với phương

châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm", hằng năm xà tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia làm thủy lợi. Hơn 2 năm qua, từ nguồn vốn của chương trình xây dựng nơng thơn mới, xã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trinh thủy lợi ở các bản: Thèn Luông, Na Pan, Nặm Ún, Luông Mé, Đông Tấu và bản Hượn... Đây cũng là những dự án giúp giải quyết việc làm tạm thời cho người dân trong các xã, giải

quyết phần nào thu nhập cho người dân trong một khoảng thời gian ngắn khi chưa có vụ mùa [40].

2.2.8.về mộtsốhoạt động khác

Cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật về giải quyết việc làm: Các ngành chức năng, các cơ quan thơng tấn, báo chí đã tố chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế về lao động và xà hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời tổ chức các diễn đàn để

NLĐ và doanh nghiệp trao đơi, giao lưu và tìm hiêu vê chiên lược hội nhập kinh tê quốc tế về lao động và xã hội; thông tin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, sâu rộng cho lao động nông thôn về giải quyết việc làm, nhằm tạo cơ hội cho lao động có việc làm, cải thiện điều kiện sản xuất, tàng cường và phát triền các cơ hội

sinh kế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao thu nhập, góp phàn giảm nghèo bền vững; thơng tin về thị trường lao động, nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cũng như điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Triến khai có hiệu quả cơng tác tun truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, tồ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện ký kết Hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, xây dựng thang bảng lương...; các doanh nghiệp trên địa bàn cơ bản thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với NLĐ đặc biệt là chế độ tiền lương, bảo hiếm xã hội đảm bảo đầy đủ, kịp thời đúng quy định của nhà nước; giải quyết đầy đù, đúng quy định chế độ lao động dôi dư cho NLĐ. Tuyên truyền, phố biến pháp luật lao động cho các doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về các chính sách pháp luật lao động; giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, do đỏ năm 2016-2020, khơng có trường hợp đình cơng, lãn cơng xảy ra trên địa bàn.

Tóm lại, đế có được những kết quả nêu trên, tỉnh Sơn La thời gian qua cũng đã vận dụng thực hiện tốt pháp luật về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, có sự vào cuộc cùa các cấp, các ngành trong việc giải quyết việc làm. Tỉnh ũy, HĐND, UBND tỉnh đã có những cơ chế giải quyết, hỗ trợ việc làm, tim kiến việc làm cho người dân và được ghi nhận:

Thứ nhất, vấn đề giải quyết việc làm nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, sự phối họp của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp trong công tác lao động, người có cơng và xã hội, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là việc làm thường xuyên của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Thứ hai, chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan trong tỉnh chủ

động tiêp cận, phôi hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đây mạnh hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tố chức hội chợ việc làm trực tiếp tại các xã, phường, thị trấn đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện về vốn, hỗ trọ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho NLĐ tích cực tổ chức sản xuất tạo việc làm và thu hút thêm lao động.

Thứ ha, tỉnh đã phát huy vai trò chủ động của cấp xã, cộng đồng thôn bản trong việc đề xuất lựa chọn, thi công, quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các cơng trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; đồng thời làm tốt công tác đối thoại, tiếp nhận thông tin phản ánh cùa báo chí, người dân để kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót, khó khăn, vướng mắc trong cơng tác dạy nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo ...

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)