2.3. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về giải quyết việc làm
2.3.1. Những hạn chế, tồn tại
*về chính sách cho vay vốngiảiquyết việc làm
Qua nhiều năm hình thành và phát triển, đến nay, Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác tại tinh Sơn La đã và đang đóng vai trị quan trọng trong hổ trợ giải quyết việc làm cho NLĐ. Đặc biệt, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2015/NĐ-
CP (có hiệu lực ngày 8/11/2020) với sáu nội dung sửa đôi lớn vê mức vôn, lãi suât vay, thời hạn vay, điều kiện bảo đảm tiền vay, thủ tục cho vay và phân bố nguồn vốn bổ sung cho quỹ nhằm tạo cơ chế thuận lợi cho NHCSXH tăng cường các nguồn lực huy động, cải cách thủ tục, tạo thuận lợi cho đối tượng vay. Dù vậy, bên cạnh các kết quả đạt được, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm hiện vẫn còn một số hạn♦ chế, khó khăn.7
- Nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm tại tỉnh Sơn La còn hạn chế, hàng năm Ngân sách Nhà nước bổ sung vốn cho Quỹ rất thấp, từ năm 2016 - 2020, nguồn vốn của Quỹ chỉ được bổ sung một phần từ tiền lãi cho vay (10% tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm hằng năm) nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; khơng có nguồn vốn từ Quỹ để thực hiện cho vay ưu đãi đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh đó, mức vay và thời hạn vay vốn chưa phù hợp với quy mô và chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Sơn La Tạ Văn Toàn chia sẻ: Thông qua nguồn vốn vay giải quyết việc làm đã mang lại hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động thất nghiệp, thiểu việc làm, góp phần phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hiện còn hạn chế, chưa đáp ứng được việc vay vốn của đại bộ phận người dân. Đơn vị đang tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy
Sơn La bổ sung nguồn vốn ủy thác của địa phương sang NHCSXH để triển khai thực hiện cho vay đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn [39].
- Theo báo cáo của NHCSXH Sơn La, giai đoạn 2016 - 2020, quy mô sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và NLĐ ngày càng nâng lên, tòng bước chuyền từ hoạt động sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, giới hạn sang quy mô lớn, gắn với quy hoạch phát triển vùng, ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng tiêu thụ sản phẩm theo các mơ hình chuỗi giá trị; các cơ sở sản xuất, kinh doanh và NLĐ ngoài nguồn vốn vay tối đa 01 tỷ đồng hoặc 50 triệu đồng đã phải tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức tín dụng khác mới đủ vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh; biến động của giá cả thị trường tăng lên hàng năm, chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, mua cây, con giống, nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt
động sản xuât kinh doanh ngày càng tăng; đôi tượng vay đên hạn trả nợ nhưng chưa có nguồn thu do chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, sản phẩm chưa đến kỳ thu hoạch (trong các hoạt động sản xuất, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm ...).
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lãi suất cho vay từ Quỹ bằng lãi suất cho vay đối với các đối tượng là hộ nghèo trên địa bàn tỉnh (thấp hơn mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo), trong khi đây khơng phải là các đối tượng ưu tiên dẫn đến tâm lý ỷ lại cùa các đối tượng, khơng khuyến khích họ trả nợ đúng hạn và tạo sự không công bằng với các chương trình tín dụng ưu đãi khác của NHCSXH.
- Ngồi ra, do hoạt động cho vay chủ yếu trong lình vực nông nghiệp nên hiệu quả tạo việc làm, hiệu quả vốn đầu tư cịn thấp. Bên cạnh đó, đối tượng được vay chủ yếu là các gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh... tiếp cận được nguồn vốn cịn ít.
*về hoạt động của TTDVVL tỉnhSơn La
Theo quy định TTDVVL tỉnh Sơn La có 9 nhiệm vụ chính, tuy nhiên trên thực tế do thiếu nguồn lực nên Trung tâm chưa đảm bảo việc thực hiện được đầy đủ chức năng. Đặc biệt là nhiệm vụ ‘"Thu thập, phân tích,dự báo và cung ứng thông tin thị trườnglao động". Nhiệm vụ này là quan trọng đối với Trung tâm, vỉ vừa là thông tin đầu vào để phục vụ hoạt động tư vẩn, giới thiệu việc làm, đào tạo, ... vừa là sản phẩm đầu ra để phục vụ quản lý nhà nước, định hướng trong giáo dục, đào tạo, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho mỗi gia đình, cá nhân từng NLĐ. Bên cạnh đó, thị trường lao động ngày càng phát triển, yêu cầu về dịch vụ việc làm ngày càng tăng, song số biên chế được giao bổ sung ngày càng ít, chưa kể phải thực hiện tinh giản biên chế khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động ...
*về chỉnh sách đào tạo nghề
Công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cũng cịn rất nhiều khó khăn, hạn chế; chưa được coi trọng đúng mức; nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, coi đào tạo
nghê chi là cứu cánh, có tính thời điêm, khơng phải là vân đê quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống; hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân chưa tốt.
Thêm vào đó, thời gian của các lớp đào tạo nghề thường ngán, chỉ khoảng 3 tháng nên học viên mới sơ bộ nắm được cách sử dụng công cụ và kiến thức cơ bản, tư duy và kĩ năng chưa đủ để xin việc hoặc tự tạo việc làm riêng. Thời gian học ngắn, ngành nghề không phù hợp nhu cầu, nhất là với những ngành nghề kỹ thuật
cao như hàn, lái máy ... do bị hạn chế về trang thiết bị, học viên khơng có điều kiện thực hành nên tay nghề yếu đã khiến lao động nhiều địa phương khơng tìm được việc làm sau đào tạo.
Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cũng chưa phù hợp với chương trình, đối tượng đào tạo của Đề án đào tạo việc
làm. Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề tập trung đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy các nghề phi nơng nghiệp, trong khi các nhóm nghề nông nghiệp chiếm từ 50 đến 55% tống số lao động đã được đào tạo; các nhóm nghề về công nghiệp, dịch vụ chỉ
chiếm 27%. Không những vậy, đội ngũ giáo viên đảm nhiệm dạy nghề nông nghiệp không phải là những người công tác cố định tại cơ sở, ảnh hưởng khơng nhỏ tới
chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp đào tạo gắn với giải quyết việc làm giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa được tỉnh Sơn La thực hiện một cách chặt chẽ. Trên thực tế, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo tại tỉnh Sơn La còn cao, chất lượng lao động thấp (tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ mới đạt khoảng 20%); lao động đơn giản còn chiếm tỷ trọng cao, thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi; cơ cấu ngành nghề và cấu trúc đào tạo chưa thật
sự hợp lý, dẫn đến khả năng tỉm kiểm việc làm cạnh tranh của lao động còn thấp, năng suất lao động chưa cao. Trong khi đó, một số chủ doanh nghiệp trong tỉnh thậm chí cịn từ chối việc nhận học viên các lớp đào tạo nghề đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp vì sợ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Một số
doanh nghiệp khác trong tỉnh lại chủ yêu tuyên lao động phô thông, thu hút lao động đi làm ngay mà không cần qua đào tạo dẫn đến tình trạng nhiều lao động nơng thơn chưa quan tâm tới việc đi học nghề một cách bài bản.
Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau học nghề đối với một số nghề phi nơng nghiệp cịn hạn chế; việc tổ chức dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp thực hiện chưa nhiều ....
*vềhoạt • động• o đưa người laoO động đi làm• O việc • có thời hạn • ởnướcngồiO theo hợp đồng lao động
Cơng tác đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian qua chưa tạo được động lực mạnh mẽ thu hút NLĐ tham gia, số NLĐ đi
làm việc ở nước ngồi cịn hạn chế; tỉnh chưa có nhiều chính sách hỗ trợ cho NLĐ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiếu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động (chưa thực hiện hồ trợ được chi phí ban đầu: Học nghề, ngoại ngừ, giáo dục định hướng, ...); số lao động được tiếp cận chính sách vốn vay để đi làm việc ở nước ngồi cịn thấp dẫn đến chưa thúc đấy được NLĐ tham gia đi làm việc ở nước ngoài nhất là NLĐ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số. Một số NLĐ thuộc đối tượng chính sách, gia đình có hồn cảnh khó khăn, khơng có tài sản đề bảo đảm tiền vay dẫn đến phải vay thêm từ các nguồn tín dụng khác bên cạnh khoản vay từ NHCSXH đế trang trải các chi phí đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng, dẫn đến tình trạng tín dụng đen gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ và gia đình.
*về hoạt•động• o hỗ trợ• việc•làmcho lao động • oNKT
Hiện nay, NKT ở Sơn La vẫn cịn tinh trạng khó tiếp cận vốn vay ưu đãi để học nghề hoặc mở các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là NHCSXH Sơn La từ năm 2014 đến nay không được bổ sung nguồn vốn từ Nhà nước. Ngân hàng
chỉ thực hiện bằng nguồn vốn quay vịng. Chưa có nguồn vốn dành riêng cho NKT vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ NKT sau đào tạo nghề tìm được việc
làm còn thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm. Ngun nhân do 80% NKT sống ở nơng thơn, trình độ văn hóa thấp, mơi trường thiếu thơng tin về việc làm. Bản thân NKT
thường sơng khép kín, thụ động, cộng thêm những rào cản xà hội như thái độ phân biệt, đối xử ... nên không quan tâm đến việc tìm việc làm. Một số gia đình thương
con, em mình bị khuyết tật nên khơng đồng ý cho con em mình đi làm vất vả mưu sinh. Bên cạnh đó, các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động cũng chưa sẵn sàng nhận NKT vào làm việc, vì hiệu quả làm việc của họ không cao và họ không chủ động được một số hoạt động như những người không khuyết tật khác.