Điều kiện về chính trị kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31)

1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp

1.3.1. Điều kiện về chính trị kinh tế xã hội

Thứnhất, quan điềm, đường lối của Đảng về xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về THĐNN nói riêng. Quan điếm, đường lối, chủ trương của Đảng là sự định hướng về mặt chính trị cho hoạt động lập pháp, lập quy ở nước ta. Hoạt động xây dựng pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về THĐNN nói riêng khơng thể “thốt ly” các quan điểm,

đường lơi, chủ trương của Đảng vê tiêp tục đơi mới chính sách, pháp luật đât đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đất nước. Ờ nước ta, trong điều kiện một Đảng cầm quyền, một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là ban hành các quan điểm, đường lối, chủ trương về phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước thể chế hố các quan điểm, đường lối của Đảng bằng các quy định của pháp luật để quản lý xã hội. Vì vậy, pháp luật về THĐ đã thể chế hoá quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về vấn đề này.Như vậy, quan điểm, đường lối của Đảng có tác động trực tiếp đến q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng.

Thứ hai, chế độ sở hữu tồn dân về đất đai: Ớ nước ta, do tính đặc thù của chế đô sở hữu đất đai: Đất đai thc sở hữu tồn dân do Nhà nước đai diên chủ sở hữu. Chê độ sở hữu toàn dân vê đât đai tác động đên nội dung các quy định của pháp luật về THĐNN thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản sau đây:

Một là, ở nước ta, trong trường hợp thật cần thiết khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; lợi ích quốc gia,... thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất có bồi thường cho người sử dụng đất chứ Nhà nước không mua đất của chủ đất như các nước có chế độ sở hữu tư nhân về đất đai;

Hai là, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất căn cứ vào khung giá đất do Nhà nước xác định tại thời điềm thu hồi đất chứ không căn cứ vào giá đất trên thị trường;

Ba là, không phải bất cứ người bị thu hồi đất nào cũng được Nhà nước bồi thường mà chỉ những người sử dụng đất đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định mới được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Bốn là, khơng phải bất cứ cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà chỉ những cơ quan được pháp luật quy định có thẩm quyền thu hồi đất thì mới được thu hồi...

Thứ ba, cơ chế quản lý kinh tế: Trước đây, trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, kế hoạch hoá cao độ, đất đai không được thừa nhận là tài

sản và không được phép trao đổi trên thị trường... pháp luật nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất đai. Do đó, đất đai có giá trị thấp, vấn đề THĐNN dường

như ít gặp phải những khó khăn, phức tạp. Pháp luật vê THĐNN trong thời kỳ này chưa phát triển. Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước chủ trương xây dựng và phát triển nhiều thành phần kinh tể;

các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật; quyền tự do kinh doanh của công dân được pháp luật công nhận và bảo hộ... Trong điều kiện kinh tế thị trường cơ chế quản lý đất đai có sự thay đổi: Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất là loại hàng hoá đặc biệt (là một loại quyền về tài sản) và được trao đổi trên thị trường; thừa nhận khung giá đất... đất đai ngày càng trở nên có giá. Việc THĐNN gặp nhiều khó khàn do người bị thu hồi đất không đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐNN, phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện vượt cấp, phức tạp, kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị. Đe duy trì sự ốn định tình hình kinh tế - xã hội và phát triển đất nước. Nhà nước ban hành

các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm giải quyết vấn đề này. Đây là vấn đề mang tính thời sự và phức tạp, vì vậy, pháp luật về THĐNN thường xuyên được rà sốt, sửa đổi, bổ sung và hồn thiện nhằm đáp úng yêu cầu cùa quản lý đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường.

Thứtư, quá trình hội nhập quốc tế: Để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, nước ta cam kết tuân thủ và thực thi nghiêm chỉnh các quy định, luật lệ của Tổ chức này. Những nguyên tắc cơ bản mà Tổ chức Thương mại thế giới đặt ra và yêu cầu các quốc gia thành viên phải cam kết; đó là: Ngun tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong kinh doanh; nguyên tắc cơng khai, minh bạch; cải cách thù tục hành chính theo cơ chế một cửa, một đầu mối và thống nhất quy trình chung áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư, cơ chế một giá trong quá trình áp giá bồi thường... là những nội

dung liên tục được sửa đổi, bồ sung và điều chỉnh trong pháp luật hiện hành thời gian qua, chúng đã, đang tiệm cận và dần hài hòa với pháp luật thế giới.

Những điều kiện về chính trị, kinh tế xã hội nêu trên nếu được đảm bảo tốt sẽ tác động tích cực tới THPL vê THĐNN, nêu đảm bảo không tôt sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc THPL về THĐNN ở Việt Nam hiện nay.

13.2. Điêu kiện vê pháp luật

Pháp luật là yếu tố vô cùng quan trọng, là tiền đề, là cơ sở đề thực hiện pháp luật về THĐNN.Pháp luật về THĐNN là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, THPL về THĐNN như: trình tự, thủ tục, cách thức tổ chức THĐNN; các trường hợp THĐNN, ...

THĐ được quy định trước khi chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai được xác lập [14]. Luật Đất đai qua các thời kỳ, kể từ khi Hiến pháp 1980 được ban hành đến nay, đều quy định về hoạt động thu hồi đất như là một công cụ quản lý nhà nước và cũng nhằm để thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của nhà nước đối với đất đai [20, Đ13, K4]. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thu hồi đất còn được xem như là một “khâu” của quá trinh “điều phối” đất đai [34]. Cùng với quá trình phát triển của pháp luật đất đai, chế định thu hồi đất cũng dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, những đổi mới của nó vẫn chưa đù sức đáp ứng sự địi hởi của xà hội về nhiều mặt, như: sự cơng bằng, tính hiệu quả ... Thậm chí THĐNN trong một số trường họp còn gây ra nhiều bất ổn trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do các quy định cùa pháp luật còn

chưa được đầy đủ.

Mặc dù được quy định và áp dụng từ khá lâu nhưng mãi đến khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, THĐ mới được định nghĩa chính thức. Theo khoản 5 Điều 4 của Luật này thì: “THĐ là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại QSDĐ hoặc thu lại đất đã giao cho tố chức, ƯBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”. Sau đó, LĐĐ năm 2013 có quy định: “Nhà nước THĐ là việc Nhà nước quyết định thu lại QSDĐ của người được Nhà nước trao QSDĐ hoặc thu

lại đất của NSDĐ vi phạm pháp luật về đất đai” (khoản 11 Điều 3).

Như vậy, mặc dù có những khác biệt nhất định trong định nghĩa của các Luật Đất đai nhưng thu hồi đất có một điểm chung là dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt QSDĐ của NSDĐ hoặc quyền quản lý đất đai của các chủ thể được Nhà nước giao đất để quản lý (không phải là NSDĐ).

Với quy định về THĐ của Luật Đất đai đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc

THĐNN. Cụ thê hoá Luật Đât đai năm 2013 vê THĐ, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.Hiện nay, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014) được sửa đối, bố sung bởi: Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đồi, bồ sung một một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2017).Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của

Chính phủ sừa đối, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2020). Nghị định số

148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đối, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2021).Đây là các văn bản có ý nghĩa quan trọng đề cập khá đầy đủ, chi tiết thẩm quyền, trình tự thủ tục THĐ nói chung và THĐNN nói riêng... là cơ sở và là điều kiện tiênquyết cho THPL về THĐNN trên thực tế, là cơ sờ pháp lý để các địaphương ban hành quy định về THĐNN.

1.3.3. Điều kiện về đội ngũ cán bộ, công chức và người dân thực hiệnpháp luật về thu hồi đất nông nghiệp pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp

Cùng với đảm bảo về mặt pháp luật thì đảm bảo về con người là yếu tố vô cùng quan trọng vi xét cho cùng mọi hoạt động đều do con người quyết định. Đảm bảo về con người trong THPL về THĐNN được hiểu theo nghĩa rộng hẹp khác nhau.

Theo nghĩa rộng, THPL về THĐNN là lĩnh vực rất rộng lớn liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, nhiều tổ chức và cơng dân. Kết quả THPL về THĐNN có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - văn hố xã hội, an ninh quốc phịng, đến đời sống của cộng đồng dân cư, đến mọi tố chức và mọi cá nhân. Do vậy, con người trong THPL về THĐNN là bao hàm cả cán bộ,công chức, trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức và tất cả các cá nhân trong xã hội.

Theo nghĩa hẹp, xét trong quá trình tơ chức THĐNN thì con người trong THPL về THĐNN là những người trực tiếp thực hiện THĐNN và một số cá nhân tổ chức có liên quan.

Bao gồm: Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan QLNN về đất đai là những con người có vai trị vơ cùng quan trọng, vì họ là những người trực tiếp tham mưu cho cơ quan nhà nước ban hành việc thực hiện THĐNN, thực hiện công tác tuyên truyền về pháp luật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm trong THPL về THĐNN. Do vậy, năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, cơng chức này có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đến việc THPL về THĐNN. Vì thể, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức này phải được thường xuyên giáo dục về chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, có ý thức trách nhiệm cao, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng pháp luật và chuyên môn về lính vực THĐNN, tích cực chú động tham mưu cho cơ quan nhà nước đưa ra nhừng chủ trương, chính sách đảm bảo cho việc THPL về THĐNN hiệu quả.

Đối với đội ngũ các bộ của ƯBND các cấp, là người trực tiếp thực hiện THĐNN, bên cạnh các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị thì yếu tố quan trọng nhất là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về tổ chức thực hiện THĐNN. Do vậy, đối tượng này thường xuyên phải được tập huấn, bồi dường nghiệp vụ, tăng cường việc tự học tập nâng cao trình độ. Bên cạnh đỏ, cần phải có bản lĩnh vững vàng, nếu không dễ sa vào những cám dỗ do lợi ích vật chất đưa lại. Đối với người dân cần có ý thức chấp hành tốt trong việc THĐNN, bên cạnh việc thực hiện quyền của mình thì cần tơn trọng quyền của người khác, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình trong THĐNN.

1.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất trong thiết bị và nguồn lực tài chỉnh (phục vụ cho việc thu hồi đất nơng nghiệp)

THĐNN là một q trình phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Các hoạt động này chỉ được vận hành hiệu quả trên một nền tảng cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính phực vụ cho việc THĐNN đáp ứng yêu cầu đặt ra.Thực hiện các

hoạt động trong q trình THĐNN địi hỏi cơ sở vật chât kỹ thuật rât lớn, đó là điêu tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất nông nghiệp bị thu hồi, lập và thẩm định phương

án bồi thường, hỗ trợ khi THĐNN. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị trong cơng tác THĐNN có nghĩa là làm cho hoạt động THĐNN có đầy đủ điều kiện vật chất cần thiết, phù hợp để vận hành có hiệu quả.

Đe đáp ứng yêu cầu này thì cơ sở vật chất, trang thiết bị trong THĐNN phải luôn được đầu tư nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, cần chú ý đặc biệt tới tính hiện đại của các phương tiện khoa học kỹ thuật. Bởi vì, ứng dụng khoa học cơng nghệ trong hoạt động này là một xu thế tất yếu hiện nay, đảm bảo tính chính xác trong việc khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng phương án bồi thường chính xác, đảm bảo quyền lợi của người dân bị THĐ. Bên cạnh đó, đế đảm bảo cho hoạt động này diễn ra bình thường, Nhà nước cần chuẩn bị nguồn lực tài chính để thực hiện việc bồi thường hỗ trợ giả phóng mặt bằng, hỗ trợ tạo việc làm, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi.

Từ phân tích trên cho thấy, các yểu tố đảm bảo THPL về THĐNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất.Dù pháp luật có hồn thiện đến đâu, cơ sở vật chất có đảm bảo đến đâu nhưng con người khơng đảm bảo về năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức thì cơng tác THĐNN sẽ khơng đem lại hiệu quả. Song dù con người được đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn trình độ, năng lực, phấm chất nhưng chưa có những đảm bảo về chính trị, chưa có các quy định của pháp luật và khơng có các điều kiện cơ sở vật chất thì cũng khơng thể tổ chức THĐNN được. Do vậy, để THPL về THĐNN đưa lại hiệu quả thì cần

chú ý tất cả các điều kiện vừa nêu trên.

Kêt luận chương 1

Tại chương 1, luận văn tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, và đạt được những kết quả sau:

Một là, THPL về THĐNN là q trình hoạt động có mục đích, của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng ĐNN tham gia vào quan hệ THĐNN, bàng hành vi của mình để làm cho những quy định về THĐNN đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, họp pháp của các chu thể tham gia vào hoạt động THĐNN.

Hai là, THPL về THĐNN có các vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, quan điểm cùa Đảng về THĐNN để phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, xây dựng các đô thị thông minh hiện đại.

Ba là, nội dung THPL về THĐNN được thể hiện ở nhiều nội dung, tuy nhiên trong phạm vi luận văn, tác giả nghiên cứu ở những nội dung cụ thể như: Xây dựng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31)