3.1. Quan điểm thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên
3.1.2. Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La phả
đúng pháp luật và bảo vệ các quyền và lọi ích họp pháp của người sử dụng đất nông nghiệp
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích công cộng và vào mục đích kinh tế (gọi chung là các mục đích chung) đã để lại những hậu quả rất khác nhau đối với các bên có liên quan. Sự xung đột về lợi ích giữa các bên là điều không thể tránh khỏi, cụ thể: người bị thu hồi đất nông nghiệp không những bị thiệt hại về cây cối, hoa màu và
các tài sản khác trên đất mà còn bị mất tư liệu sản xuất, khơng có “cơng ăn việc làm” rơi vào tình trạng đời sống gặp nhiều khó khăn; Nhà nước có được diện tích đất nơng nghiệp để sử dụng cho các mục đích chung; doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư có đất để sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, thương mại. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, lợi ích chung của xã hội cũng chưa được đảm bảo do việc
giải phóng mặt bằng có nhiều ách tắc, nhiều dự án đầu tư phải chờ đất do người dân không hợp tác, dẫn đến tiến độ triển khai chậm hoặc dừng khơng thời hạn, điều đó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thế, trong THĐNN, sự thiệt hại hay ảnh hưởng tiêu cực thường rơi về phía người bị thu hồi đất và dường như tác động tích cực hay lợi ích lại nằm ở phía những đối tượng được tiếp cận đất đai (doanh nghiệp, chủ đầu tư). Sự bồi thường của Nhà nước cho người bị mất đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích chung (đặc biệt là
sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế) chỉ bù đắp một phần thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra nên thường không nhận được sự đồng thuận từ phía người sử dụng đất; bởi lẽ, giá đất được sử dụng làm căn cứ bồi thường là giá đất do ƯBND cấp tỉnh quy định tại thời điếm thu hồi đất mà giá đất này thường thấp hơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường (giá đất thị trường).
Điều này dẫn đến việc người bị thu hồi đất khiếu kiện đông người, khiếu
kiện vượt câp, kéo dài đên các cơ quan nhà nước ở địa phương và trung ương. Đê khắc phục tình trạng này, một số địa phương thay vì đối thoại, tham vấn để xem xét điều chỉnh, bồ sung phương án bồi thường đã sử dụng sức mạnh cường chế để giải quyết. Hậu quả là bất đồng trong bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không những không được giải quyết triệt để, dứt điếm mà còn làm bùng phát các xung đột xã hội gay gắt, tiềm ấn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội. Vì vậy,
lợi ích của người có đất bị thu hồi phải được đặt ngang bằng với lợi ích của chủ đầu tư. Phải coi quyền sử dụng đất không chỉ là quyền tài sản binh thường mà còn là một loại vật quyền, tồn tại song song với quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Chỉ trên một thái độ coi trọng quyền của người sử dụng đất như vậy, thì Nhà nước mới có thề có cách ứng xử phù hợp với người có đất bị thu hồi, mới khơng thu hồi đất nông nghiệp một cách tùy tiện và khi buộc phải thu hồi, thì phải bồi thường một cách thỏa đáng cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, giá trị tăng thêm của đất được quyết định bởi ba yếu tố: điều kiện thuận lợi do tự nhiên mang lại; sự đầu tư của người sử dụng đất hoặc của nhà đầu tư; quy hoạch sử dụng đất và đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước. Lâu nay do chưa nhận thức đúng đắn về những nguyên nhân tạo ra giá trị tăng thêm của đất và do những bất cập trong quản lý Nhà nước về đất đai, nên chúng ta chưa có sự điều tiết họp lý, chưa giải quyết hài hịa các mối lợi ích trong quan hệ thu hồi và bồi thường đối với đất. Do vậy,THPL về THĐNN phải dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hịa lợi ích cùa Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích cùa người bị thu hồi đất, đó cũng chính là đảm bảo lợi ích của ba chủ thể này trong quá trình điều phối đất đai. Có như vậy thì sự phát triển của đất nước mới mang tính bền vững và đảm bảo sự cơng bằng xã hội.
Đe đảm bảo định hướng này, THPL về THĐNN cần phải chú trọng những vấn đề sau:
Một /ừ,THĐNN theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được xét duyệt. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để
sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích
cơng cộng và các dự án phát triên kinh tê, xã hội. Đôi với các dự án sản xuât, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án. về vấn đề này, trong Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rõ những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng (trên cơ sở hiến định tại Điều 54 của Hiến pháp năm 2013 sửa đổi) tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai
2013, trường họp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội được Luật Đất đai năm 2013 quy định dựa trên tiêu chí “phải vì lợi ích của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng; các dự án mà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa, tính chất quan trọng của dự án với việc phát triến kinh tế xã hội của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng, khơng có phân biệt dự án đó thuộc thành phần kinh tế nào.
Hailà, việc thu hồi đất, bồi thường, hồ trợ, tái định cư thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Kiện tồn, nâng cao năng lực của tổ chức có chức năng phát triển quỹ đất để bảo đảm thực thi nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất.
Ba là, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, minh bạch, công khai, khách quan, và công bằng. Đây là những giá trị phổ quát được pháp luật và thực tiền pháp lý của các nước chứng minh và thừa
nhận. Điều này đà được kiếm chứng trong quá trình thực thi pháp luật đất đai ở nước ta. Nếu các quy định cùa pháp luật thiếu công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện phát sinh tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong quá trình thực thi của đội ngũ công
chức thừa hành. Nếu các quy định cùa pháp luật không công bằng sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh xung đột về lợi ích trong q trình áp dụng. Nếu các quy định của pháp luật không tạo điều kiện cho cơ chế dân chủ, khách quan được tơn trọng trong q trình thi hành, sẽ làm cho người bị thu hồi đất không đồng thuận và phát sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.
Bồn là, hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu dân cư có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để bố trí chỗ ở mới cho
người có đât bị thu hơi trước khi bôi thường, giải tỏa. Khu dân cư được xây dựng phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền, cần chú ý đến việc thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ờ khu vực có đất bị thu hồi, bởi đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân, đồng thời, nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ hợp lý để bảo đảm ồn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.
3.1.3. Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La phảigiữ vững ổn định kinh tế, chính trị xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên giữ vững ổn định kinh tế, chính trị xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên
địa bàn tỉnh Sơn La
Hiện nay nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Do vậy nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế cùa nước ta, từ một nước với một nền nông kinh tế nông nghiệp tập trung mang nặng tính bao cấp Chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay trên cả nước nói chung và ở Sơn La nói riêng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời giữ vừng ốn định kinh tế, chính trị, xà hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, trên cả nước cũng như các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc để phục vụ phát triển kinh tế, xà hội, bên cạnh việc huy động các nguồn lực khác thì việc THĐNN để xây dựng các cơ sở hạ tầng là việc làm cần thiết. Do vậy đất nông nghiệp phải thu hồi, giảm bớt để đầu tư phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Điều này đã làm cho diện tích canh tác của đất nông nghiệp ngày càng bị giảm bớt, thu hẹp ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, đến đại bộ phận dân số sinh sống bằng nghề nông nghiệp hiện nay. Nhất là trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong thời gian qua ở Sơn La người bị THĐNN vẫn chưa đảm bảo về việc làm và thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống.Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật đất đai về việc THĐNN, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐNN vẫn chưa đảm bảo lợi ích và chưa tương xứng với công sức của
người dân trong việc cải tạo, bôi bô đât nông nghiệp. Trên thực tê, việc thu hôi đât sản xuất nông nghiệp đã làm một bộ phận nhân dân rời vào nghèo đói, đời sống khơng đảm bảo và đây cũng là nguyên nhân chính làm phát sinh các tệ nạn xã hội. Do đó, việc THPL về THĐNN ở Son La vào phục vụ quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng cần phải có sự xem xét, tính tốn, cân nhắc và có kế hoạch cụ thể nhằm quản lý nghiêm ngặt việc sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời phải giữ vững ổn định chính trị, kinh tế,xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Thời gian qua,THĐNN ở Sơn La đã thể hiện được vai trị nhất định đối với q trình phát triển kinh tể, xã hội của đất nước. Đây là hoạt động tạo ra nguồn thu ngân sách đáng kể cho địa phương, là cơ sở để đầu tư xây dựng các công trinh phục vụ cho sự phát triền kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống dân sinh. Tuy nhiên, việc đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo sự phát triển bền vững có vai trị vơ cùng quan trọng. Có thể nói đây là vấn đề sống cịn, yếu tố cốt
lõi trong sự phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước hiện đại. Do vậy việc THPL về THĐNN phải tính tốn, cân nhắc kỹ lưỡng đây là một u cầu có tính ngun tắc đối với việc THĐNN. Trên cơ sở đó THĐNN phải có kể hoạch chi tiết, cụ thể và có
sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, sau khi THĐNN, nếu khơng được cân nhắc, tính tốn kỹ thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tất yếu như: nạn thất nghiệp, tình hình bất ổn về chính trị, kinh tế và kinh tế kém phát triển. Do vậy, THPL về THĐNN ở tỉnh Sơn La phải gắn với việc giữ vững ổn định kinh tế, chính trị xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.