Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La cần

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 66 - 69)

3.1. Quan điểm thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên

3.1.1. Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La cần

quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Sơn La về thu hồi đất nông nghiệp

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống và xã hội, kể từ khi ra đời đến nay Đảng ta luôn quan tâm đến vấn đề đất đai. Tùy từng giai đoạn lịch sử để có những chủ trương, đường lối phù hợp nhằm quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về những vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng, khai thác đất đai

làm cơ sở đế các cơ quan nhà nước cụ thể hóa bàng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức THPL trong THĐNN. Đồng thời đây cũng là cơ sở để

cấp ủy đảng các tỉnh có sự chỉ đạo cụ thể pháp đúng với điều kiện địa phương mình. Xét về mặt lý luận, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng là hạt nhân của pháp luật hay nói cách khác pháp luật là sự thế chế hóa quan điếm, đường lối, chính sách của Đảng. Việc thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề này nhằm đảm bảo sự định hướng chính trị trong THPL. Quan điểm, đường

lối của Đảng về đối mới chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng được thể hiện rõ tại Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 06/11/2012 của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đã xác định quan điểm chỉ đạo: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. QSDĐ là một loại tài sản và hàng hố đặc biệt, nhưng khơng phải là quyền sở hữu, được xác định cụ

thê phù hợp với từng loại đât, từng đơi tượng và hình thức giao đât, cho thuê đât. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định cùa pháp luật.

Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được xét duyệt. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc

gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang

sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án.Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Kiện tồn, nâng cao năng lực của tổ chức có chức năng phát triển quỹ đất đế bảo đảm thực thi nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất.Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bàng và đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tố chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi. Hồn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu dân cư có hạ tầng kỳ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để bố trí chỗ ở mới cho người có đất bị thu hồi trước khi bồi thường, giải tỏa. Khu dân cư được xây dựng phù họp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền [1].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong Nghị quyết Đại hội là: Quản lỷ chặtchẽ, sử dụng hợp lý,

hiệuquả đât đai [10]. Tại Chiên lược phát triên kinh tê - xã hội 10 năm 2021-2030, Đảng đã xác định:

Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước, khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách bảo đảm đồng bộ, minh bạch các yếu tố thị trường để có khả năng vốn hóa các nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền

sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường bảo đảm công khai, minh bạch [10].

về đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ XIIĨ là:

Tập trung ưu tiên hồn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đấy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai [10].

Trong quá trinh THPL về THĐNN tại Sơn La, bên cạnh việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng thì cần phải thực hiện các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn

La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đà xác định: “Nângcao hiệu lực, hiệuquả quảnlỷ nhà nước về khai thác,sửdụng tài nguyêngắn với phát triển kỉnh tế - xã hộì” [9]. Đây là sự cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng vào điều kiện cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, văn hóa của từng địa phương, là cơ sở đế chính quyền địa phương cụ thể hóa bằng việc ban hành các văn bản quản lý điều hành trên các lĩnh vực trong đó có THĐNN.

Pháp luật về THĐNN trước hết là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng trong lĩnh vực đất đai. Các quy định của pháp luật đất đai cũng như quá trình THPL về THĐNN nhất thiết phải phủ hợp với đường lối, chính sách của Đảng về

đất đai. Hay nói cách khác, THPL về THĐNN ở Sơn La phải quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng nói chung và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh

Sơn La nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)