Điều kiện về đội ngũ cán bộ,công chức và người dân thực hiện pháp

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35)

1.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp

1.3.3. Điều kiện về đội ngũ cán bộ,công chức và người dân thực hiện pháp

pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp

Cùng với đảm bảo về mặt pháp luật thì đảm bảo về con người là yếu tố vô cùng quan trọng vi xét cho cùng mọi hoạt động đều do con người quyết định. Đảm bảo về con người trong THPL về THĐNN được hiểu theo nghĩa rộng hẹp khác nhau.

Theo nghĩa rộng, THPL về THĐNN là lĩnh vực rất rộng lớn liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, nhiều tổ chức và công dân. Kết quả THPL về THĐNN có ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - văn hố xã hội, an ninh quốc phòng, đến đời sống của cộng đồng dân cư, đến mọi tố chức và mọi cá nhân. Do vậy, con người trong THPL về THĐNN là bao hàm cả cán bộ,công chức, trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức và tất cả các cá nhân trong xã hội.

Theo nghĩa hẹp, xét trong quá trình tơ chức THĐNN thì con người trong THPL về THĐNN là những người trực tiếp thực hiện THĐNN và một số cá nhân tổ chức có liên quan.

Bao gồm: Cán bộ, cơng chức làm việc trong các cơ quan QLNN về đất đai là những con người có vai trị vơ cùng quan trọng, vì họ là những người trực tiếp tham mưu cho cơ quan nhà nước ban hành việc thực hiện THĐNN, thực hiện công tác tuyên truyền về pháp luật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm trong THPL về THĐNN. Do vậy, năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức này có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đến việc THPL về THĐNN. Vì thể, đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức này phải được thường xuyên giáo dục về chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, có ý thức trách nhiệm cao, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng pháp luật và chun mơn về lính vực THĐNN, tích cực chú động tham mưu cho cơ quan nhà nước đưa ra nhừng chủ trương, chính sách đảm bảo cho việc THPL về THĐNN hiệu quả.

Đối với đội ngũ các bộ của ƯBND các cấp, là người trực tiếp thực hiện THĐNN, bên cạnh các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị thì yếu tố quan trọng nhất là về trình độ chun mơn nghiệp vụ, về tổ chức thực hiện THĐNN. Do vậy, đối tượng này thường xuyên phải được tập huấn, bồi dường nghiệp vụ, tăng cường việc tự học tập nâng cao trình độ. Bên cạnh đỏ, cần phải có bản lĩnh vững vàng, nếu không dễ sa vào những cám dỗ do lợi ích vật chất đưa lại. Đối với người dân cần có ý thức chấp hành tốt trong việc THĐNN, bên cạnh việc thực hiện quyền của mình thì cần tôn trọng quyền của người khác, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình trong THĐNN.

1.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất trong thiết bị và nguồn lực tài chỉnh (phục vụ cho việc thu hồi đất nông nghiệp)

THĐNN là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Các hoạt động này chỉ được vận hành hiệu quả trên một nền tảng cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính phực vụ cho việc THĐNN đáp ứng yêu cầu đặt ra.Thực hiện các

hoạt động trong q trình THĐNN địi hỏi cơ sở vật chât kỹ thuật rât lớn, đó là điêu tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất nông nghiệp bị thu hồi, lập và thẩm định phương

án bồi thường, hỗ trợ khi THĐNN. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị trong cơng tác THĐNN có nghĩa là làm cho hoạt động THĐNN có đầy đủ điều kiện vật chất cần thiết, phù hợp để vận hành có hiệu quả.

Đe đáp ứng yêu cầu này thì cơ sở vật chất, trang thiết bị trong THĐNN phải luôn được đầu tư nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, cần chú ý đặc biệt tới tính hiện đại của các phương tiện khoa học kỹ thuật. Bởi vì, ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động này là một xu thế tất yếu hiện nay, đảm bảo tính chính xác trong việc khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng phương án bồi thường chính xác, đảm bảo quyền lợi của người dân bị THĐ. Bên cạnh đó, đế đảm bảo cho hoạt động này diễn ra bình thường, Nhà nước cần chuẩn bị nguồn lực tài chính để thực hiện việc bồi thường hỗ trợ giả phóng mặt bằng, hỗ trợ tạo việc làm, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi.

Từ phân tích trên cho thấy, các yểu tố đảm bảo THPL về THĐNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất.Dù pháp luật có hồn thiện đến đâu, cơ sở vật chất có đảm bảo đến đâu nhưng con người khơng đảm bảo về năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức thì cơng tác THĐNN sẽ khơng đem lại hiệu quả. Song dù con người được đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn trình độ, năng lực, phấm chất nhưng chưa có những đảm bảo về chính trị, chưa có các quy định của pháp luật và khơng có các điều kiện cơ sở vật chất thì cũng khơng thể tổ chức THĐNN được. Do vậy, để THPL về THĐNN đưa lại hiệu quả thì cần

chú ý tất cả các điều kiện vừa nêu trên.

Kêt luận chương 1

Tại chương 1, luận văn tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, và đạt được những kết quả sau:

Một là, THPL về THĐNN là q trình hoạt động có mục đích, của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng ĐNN tham gia vào quan hệ THĐNN, bàng hành vi của mình để làm cho những quy định về THĐNN đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, họp pháp của các chu thể tham gia vào hoạt động THĐNN.

Hai là, THPL về THĐNN có các vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, quan điểm cùa Đảng về THĐNN để phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nơng thôn mới ở Việt Nam, xây dựng các đô thị thông minh hiện đại.

Ba là, nội dung THPL về THĐNN được thể hiện ở nhiều nội dung, tuy nhiên trong phạm vi luận văn, tác giả nghiên cứu ở những nội dung cụ thể như: Xây dựng kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất nông nghiệp bị thu hồi;

Lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; Ban hành quyết định thu hồi đất nông nghiệp, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; Cường chế thực hiện quyết định thu hồi đất nông nghiệp

Bốn là, THPL về THĐNN được đảm bảo cần đặc biệt quan tâm tới các điều kiện về chính trị, về pháp luật, về đội ngũ cán bộ, công chức và người dân; về cơ sở vật

chất trong thiết bị và nguồn lực tài chính (phục vụ cho việc thu hồi đất nơng nghiệp).

CHU ƠNG 2

THỰC TRẠNG THựC HIỆN PHÁP LUẬT• • • • • VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La có ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp việc thực hiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp

2.1.1. Đặc điếm tự nhiên của tỉnh Sơn La có ảnh hưởng tới việc thực hiện• ♦ o • • •

pháp luật thu hồi đất nông nghiệp

Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ờ phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Đơng giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước bạn Lào; cách thủ đơ Hà Nội 320km về phía Tây Bắc.Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 14.055km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước [42].

Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279. Ngoài ra, cịn có đường khơng và đường sơng như sân bay Nà Sản và cảng đường

sông Tà Hộc, Vạn Yên. Các con sơng chính chày qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Đà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông Đà chảy

qua địa phận Sơn La dài 150km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95km.

Địa hình tỉnh Sơn La chia cắt sâu và mạnh, vùng núi chiếm trên 85% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, có 2 cao ngun tương đối bằng phẳng là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản, còn lại là các bãi bằng nhở hẹp xen kẽ núi cao. Độ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt biển, điểm cao nhất là 2.879 m so với mặt biển, điểm thấp nhất là 70 m so với mặt biển.

về tài nguyên đất:

Tỉnh Sơn La có 1.405.500 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 190.070 ha, chiếm 13,52%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là

331.120 ha, chiếm 23,55%; diện tích đất chuyên dùng là 22.327 ha, chiếm 1,53%; diện tích đất ở là 5.756 ha, chiếm 0,39%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là

856.227 ha, chiếm 59,02%.

Trong đât nơng nghiệp, diện tích đât trơng cây hàng năm là 161.266 ha, chiếm 84,48%, trong đó lúa 2 vụ chiếm 0,8% diện tích; diện tích đất trồng cây lâu năm là 16.426 ha, chiếm 8,64%.

Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 734.018 ha; đất bằng chưa sử dụng là 380 ha; đất có mặt nước chưa được khai thác sử dụng là 59 ha; đất sông suối là 9.793 ha; đất núi đá khơng có cây là 64.376 ha; đất chưa sử dụng khác là 47.601 ha.

Cách Hà Nội khoảng 150km, Sơn La nằm ờ vị trí trung tâm vùng Tây Bắc, là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, với những giá trị văn hóa đậm đà bản sác văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. Tỉnh Sơn La có 4 loại địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế và phát triển du lịch là: núi, đồi, đồng bằng và sông hồ. Các loại địa hình đặc trưng này đã tạo cho Sơn La những tiềm năng về kinh tế vô cùng phong phú, hấp dẫn.

Những tiềm năng về điều kiện kinh tế, xà hội nêu trên đã tạo điều kiện để Sơn La có thể khai thác tốt các thế mạnh để phát triển kinh tế. Vì vậy, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để phát triển kinh tế, trong đó có chính sách về THĐNN với mục tiêu tạo bước đột phá về phát triển kinh tế, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao. Nhờ đó, những năm gần đây, kinh tế của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều mặt.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La có ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp

Báo cáo cùa tỉnh Sơn La cho thấy, tổng sản phấm trên địa bàn binh quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,46%/năm. Quy mô kinh tế tăng mạnh, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 56.009 tỷ đồng, tăng 1,54 lần. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản chiếm 23,6%, công nghiệp -xây dựng chiếm 30,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,1%, tăng 13,3 triệu đồng so với năm 2015 [43].

Nhiệm kỳ 2016-2020 tỉnh đà xác định đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm để đề ra giải pháp phù hợp, quyết liệt chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó, tình

hình chính trị-xã hội ơn định, khơi đồn kêt tồn dân tộc được củng cơ; qc phịng được bảo đảm, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững; cơng tác đối ngoại được tăng cường; các vấn đề xã hội bức xúc được tập trung giải quyết; văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ mơi trường có nhiều tiến bộ; cơng tác xây dựng Đảng, cúng cố hệ thống chính trị được tăng cường, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh Sơn La tiếp tục phát triển nhanh, toàn

diện, bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, đa phần dân tộc sinh sống trên địa bàn là người dân tộc thiểu số, trinh độ dân trí: đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 10/10 huyện, thị, 201/201 xà, phường; tỷ lệ người biết chữ chiếm 70,8%. Do vậy, nhận thức của xã hội về việc thu hồi đất để phát triến kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh Sơn La cịn chưa cao nên tâm lý đón nhận cịn kém. Đe thực hiện tốt pháp luật trong lĩnh vực này địi hởi đội ngũ cán bộ, cơng chức phải trung thực, tận tâm trong cơng việc. Đồng thời phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt...

Nhờ những đặc điểm kinh tế, xã hội nêu trên của tỉnh mà ảnh hưởng tới việc THPL về THĐNN như: kinh tế - xã hội của tỉnh đang trên đà phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc THL về THĐNN, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức THPL về THĐNN của các tầng lớp nhân dân. Sơn La có điều kiện kinh tế thuận lợi, • <7 ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc THPL về THĐNN và ngược lại.

2.2. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La và nguyên nhân

Trong 05 năm tổ chức thi hành LĐĐ năm 2013, về cơ bản việc thực hiện các quy định về THPL về THĐNN trên địa bàn tỉnh Sơn La đà và đang thực hiện có kết quả. Việc THĐNN được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định và đảm bảo tính cơng khai, minh bạch. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng và tổ chức tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi trong thời gian qua đã được các cấp, ngành quan tâm.

Trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch và tổ chức

25 hội nghị về Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành tại các huyện, thành phố với hơn 2.000 cán bộ, người dân tham dự. Đã ban hành Quyết định 1650/QĐ- ƯBND ngày 5/7/2016, về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gồm 16 bước, tạo điều kiện thuận lợi cho UBND các huyện trong chỉ đạo, tô chức thực hiện bồi thường, GPMB. Ban hành 08 quyết định

cụ thể hóa các quy định cùa Luật Đất đai 2013 về một số nội dung THĐ, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất [2] như: ủy ban nhân tỉnh

Sơn La đã ban hành Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 1650/QĐ-ƯBND ngày 05 tháng 7 nãm 2016 ban hành quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 31/12/2019

quy định bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2024; ... Các Sở, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 64 văn bản về áp dụng các chính sách hỗ trợ đặc thù theo từng dự án.

2.2. ỉ. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tinh Sơn La

Các dự án THĐNN đều thực hiện theo quy trình quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ - CP của Chính Phủ; Quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 05 tháng

7 năm 2016 Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của ƯBND tỉnh Sơn La. về việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: khi tiến hành THĐNN, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đã xem xét hồ sơ pháp lý, xác định nguồn gốc thửa đất, loại đất và tiến hành giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)