Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 56)

BLHS Liên Bang Nga (sau đây gọi là BLHS Nga) là một trong các BLHS xây dựng chi tiết các trường hợp cụ thể trong việc quyết định hình phạt với kỳ thuật lập pháp cao và nội dung rất đáng học hỏi. Cụ thể:

Bỏ qua việc nghiên cứu các loại hình phạt cụ thể, BLHS Nga bắt đầu xem xét việc Tồ án đưa ra hình phạt trong một bản án hình sự từ nội dung

“căn cứ áp dụng hình phạt ”. Theo đó các căn cứ có thể kể tới gồm: (i) Điều

luật tương ứng ở phần riêng; (ii) Tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội cùa tội phạm; (iii) Nhân thân người phạm tội [73, tr. 78].

Các trường hợp cụ thể trong việc quyết định hình phạt cũng được BLHS sắp xếp cùng chương và kế tiếp các quy định về căn cứ một cách mạch

lạc và hết sức logic. Cụ thể:

- Thứ nhất, quyết định hình phạt trong trường hợp vi phạm thoả thuận họp tác trước khi xét xử (Điều 63-1)

Trường hợp này áp dụng khi người phạm tội đã ký thoả thuận hợp tác trước khi xét xừ, tuy nhiên có thái độ cản trở hoạt động tố tụng thông qua hành vi giả mạo hoặc che giấu cơ quan có thẩm quyền. Các thoả thuận về việc giảm hình phạt trước đó sẽ khơng áp dụng mà được tiến hành như vụ án thông thường. [73, tr. 86],

- Thứ hai, quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định BLHS (Điều 64)

Trường hợp này áp dụng khi xuất hiện tình tiết loại trù’ TNHS; các tình tiết khác làm giảm đáng kể mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho xã hội và khi người phạm tội theo nhóm có hành vi giúp đỡ tích cực trong việc khám phá tội phạm. Khi xem xét các nội dung này Tồ án có thể quyết định hình phạt nhẹ hơn hoặc dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định

trong tội phạm cụ thê hoặc khơng qut định hình phạt bơ sung. Trong các trường họp khác, nội dung này có thể coi là một tình tiết giảm nhẹ tương tự như các tình tiết giảm nhẹ khác, thậm chí là tình tiết loại trừ TNHS [73, tr. 86],

- Thứ ba, quyết định hình phạt khi có quyết định khoan hồng từ bồi thẩm đoàn (Điều 65)

Trong trường hợp bị cáo được hưởng khoan hồng từ bồi thẩm đồn thì hình phạt tối đa quyết định không được vượt quá 2/3 thời hạn hoặc khung tối đa của hình phạt tù nghiêm khắc nhất trên cơ sở khơng xem xét thêm các tình tiết tăng nặng TNHS [73, tr. 88],

- Thứ tư, quyết định hình phạt đối với tội phạm chưa hồn thành (Điều 66) Trong trường hợp này, ngoài các căn cứ được xác định mang tính chất cơ băn nhằm quyết định hình phạt Tồ án phải căn cứ vào nội dung nguyên nhân tội phạm này không thực hiện tới cùng, có tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm hay không hay tội phạm dừng lại do trở ngại khách quan.

Ngồi ra, khi đưa ra mức hình phạt cụ thể Toà án cũng phải dựa trên các định mức cụ thể: (i) Đối với chuẩn bị phạm tội, hình phạt không vượt quá

1/2 thời hạn và khung tối đa của hình phạt nghiêm khắc nhất quy định trong các tội phạm cụ thể; (ii) Đối với hành vi có ý đồ thực hiện tội phạm khơng vượt q 3/4 thời hạn và khung tối đa của hình phạt nghiêm khắc nhất quy định trong các tội phạm cụ thể; (iii) Tử hình và chung thân khơng xem xét áp dụng trong trường họp này [73, tr. 88].

- Thứ năm, quyết định hình phạt trong trường họp đồng phạm

Trong trường hợp này, các quy định pháp luật yêu cầu cao về sự phân hố hình phạt theo tính chất mức độ tham gia của từng người phạm tội, vai trị đồng phạm, và sự ảnh hưởng của nó đến tính chất mức độ thiệt hại. Đồng thời việc phân hoá TNHS trong vụ án đồng phạm cũng căn cứ vào những tình tiết tăng nặng giám nhẹ TNHS và nhân thân đối với từng cá nhân [73, tr. 90].

- Thứ sáu, quyêt định hình phạt trong trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 68)

Khoản 1 Điều 68 u cầu Tồ án khi quyết định hình phạt trong trường hợp này cần cân nhắc các tình tiết là nguyên nhân làm mất giá trị giáo dục cái tạo của hình phạt trước đó, tính chất mức độ nguy hiềm của tội phạm trước và

sau. Quyết định hình phạt trong trường hợp này phải khơng thấp hơn 1/3 thời hạn tối đa của tội phạm nghiêm khắc hơn đối với tội phạm này trong phần riêng. Tuy nhiên Tồ án vẫn có thế quyết định hình phạt nhỏ hơn trong trường hợp xác định được các tình tiết giảm nhẹ TNHS hoặc miễn TNHS [73, tr. 90].

- Thứ bảy, quyết định hình phạt trong trường họp phạm nhiều tội (Điều 69) Trong trường họp phạm nhiều tội, Tồ sẽ quyết định các hình phạt riêng biệt với từng tội danh và áp dụng theo nguyên tắc thay thế hình phạt nhẹ bằng hình phạt nặng hơn (thu hút) hoặc tổng hợp từng phần hoặc toàn bộ. Cụ thể:

Đối trường hợp phạm nhiều tội là các tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng thì hình phạt cuối cùng sẽ được áp dụng bằng cách thay thế hình phạt nhẹ bằng hình phạt nặng hơn, hoặc bằng cách tổng hợp từng phần hoặc tất cả các hình phạt đã ấn định. Đồng thời hình phạt cuối cùng khơng được vượt quá 1/2 thời hạn và khung tối đa của hình phạt được quy định đối với tội phạm nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp phạm nhiều tội mà một trong số các tội là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt cuối cùng sẽ được áp dụng bằng cách tổng họp từng phần hoặc tất cả các hình phạt đã ấn định. Đồng thời hình phạt cuối cùng là hình phạt tù thì sẽ không được vượt quá 1/2 thời hạn tối đa của hình phạt được quy định đối với tội phạm nghiêm trọng hơn.

Trong trường họp phạm nhiều tội, các hình phạt bổ sung sẽ được gộp vào hình phạt chính. Hình phạt bổ sung cuối cùng khi tổng họp tùng phần hoặc tất cả các hình phạt khơng được vượt q thời hạn hoặc khung tối đa quy định đối với loại hình phạt này ở Phần chung BLHS.

Trong trường hợp sau khi Toà tuyên án mà xác định được người phạm tội cịn phạm tội khác trước khi Tồ tun án đối với vụ án trước, hình phạt đã hết hạn theo bản án trước của tồ sẽ được tính vào hình phạt cuối cùng [73, tr. 92].

Ngồi ra, Việc tổng hợp hình phạt

Điều 70. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

1. Khi tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, bản án theo bản án trước sẽ được gộp từng phần hoặc gộp tất cả vào hình phạt được ấn định theo bàn án cuối cùng cúa tồ.

2. Hình phạt cuối cùng của nhiều bản án trong trường họp, nếu hình phạt này ít nghiêm khắc hon hình phạt tù, khơng được vượt q thời hạn hoặc khung tối đa quy định đối với loại hình phạt này ở Phần

chung của Bộ luật này.

3. Hình phạt cuối cùng của nhiều bản án là hình phạt tù thì sẽ khơng được vượt q ba mươi năm.

4. Hình phạt cuối cùng của nhiều bản án cần phải lớn hon hình phạt được áp dụng đối với tội tái phạm và cần phải lớn hơn phần hình phạt chưa chấp hành theo bản án trước cùa tồ.

5. Gộp các loại hình phạt bổ sung khi tổng họp hình phạt của nhiều bản án được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật này [73, tr. 94].

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể là một chế định quan trọng không chỉ thể hiện đường lối xử lý hình sự bao gồm tăng nặng giảm nhẹ mà cịn nhằm mục đích tối ưu hố việc quyết định hình phạt đối với vụ án hình sự, đặc biệt là trong các vụ án phức tạp. Nghiên cứu về vấn đề này, trong nội dung chưcmg 1, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nhận thức chung về hình phạt bao gồm khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa và phân loại hình phạt nhằm tạo cơ sở nghiên cứu về hoạt động quyết định hình phạt đối của Tồ án.

Thứ hai, qua phân tích, đánh giá các quan điểm học thuật, tác giả tiếp tục hoàn thiện khái niệm về quyết định hình phạt, đồng thời phân tích đặc điểm của hoạt động đặc trưng này của Toà án.

Thứ ba, trên cơ sở đó, tác giả đặt vấn đề và phân tích các nội dung về các yếu tố bảo đảm chất lượng hoạt động quyết định hình phạt cả Tịa án đối với các trường hợp cụ thể.

Ngồi ra, trong nội dung chương 1, luận văn còn khảo cứu các quy định PLHS của một số quốc gia khác trên thế giới về hoạt động quyết định hình phạt, đặc biệt là trong các trường hợp cụ thể với mục định tạo cơ sở tiếp tục

nghiên CÚ11 với thực tiễn các quy định BLHS Việt Nam tại chương 2.

Chương 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH sự NĂM 2015 VÈ• • • • QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG CÁC TRUỜNG HỢP

CỤ THẾ VÀ THỤC TIỄN ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51 - 56)