Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 94)

3.3. Một số giải pháp khác nâng cao chất lượng áp dụng các quy

3.3.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức

đức của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ và cơng tác cán bộ, Người nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [65], Thật vậy, một Nhà nước có hệ thống pháp luật tốt đến đâu đi chăng nữa mà đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật đó yếu, kém thì hiệu quả áp dụng pháp luật vẫn không đạt được. Do đó, để nâng cao chất lượng áp dụng các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đội ngũ cán bộ có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói riêng, đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có trình độ trình độ chun mơn cao, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm và đạo đức tốt.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những người trực tiếp thực hiện việc quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể đối với các bị cáo trong vụ án hình sự. Chất lượng đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quâ hoạt động quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể, chính vì vậy, việc nâng cao năng lực Thẩm

phán, Hội thâm nhân dân là vân đê then chôt và câp thiêt. Đê nâng cao chât lượng, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức của Thấm phán, Hội thẩm nhân dân cần:

Thứ nhất, xây dựng và hồn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, đội ngũ thẩm phán, trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn xét xử cho các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ xét xử, đồng thời ban hành quy chế đạo đức nghề nghiệp đối với các cán bộ này. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng, đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm để tăng cường số lượng cán bộ xét xử nhằm giảm áp lực công việc, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, cần có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân, tồ chức có thành tích tốt, làm gương cho ngành, đồng thời, cần tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ xét xử, đảm bảo các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân luôn trung thực, khách quan, tôn trọng chân lý, bảo vệ lẽ phải, công bằng và công minh khi xét xử và quyết định hình phạt, khơng làm oan sai, bỏ lọt tội phạm.

77? ứ hai, cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ đảm bảo phục vụ công tác xét xử trước mắt và lâu dài. cần có chương trình tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ cụ thể, rõ ràng, có định hướng lâu dài luôn đảm bảo đày đủ lực lượng cán bộ xét xử trên địa bàn. Việc ra đời trường học viện Tịa án đã góp phần xây dựng và đào tạo cán bộ nguồn cho ngành Tòa án nói chung, phàn nào đáp ứng được nhu cầu về cán bộ xét xử trong tương lai. Đối với nhũng Thấm phán đã được bổ nhiệm, đang công tác cần thường xuyên tham dự các hội thảo, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, điều này giúp đội ngũ cán bộ xét xử thường xuyên cập nhật các thông tin, các văn bản quy phạm pháp luật mới cũng như rèn luyện kỹ năng xét xừ của bản thân.

Thứ ba, càn thiết lập cơ chế pháp lý cụ thể, rõ ràng, nâng cao trách

nhiệm của Thấm phán, Hội thấm nhân dân khi tham gia hoạt động xét xử và

quyêt định hình phạt trong các trường hợp cụ thê, đàm bảo việc xét xử và quyết định hình phạt cơng bằng và khách quan, cần có các chế tài nghiêm khắc xừ lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ xét xử khơng hồn thành nhiệm vụ, xét xử không khách quan, thiên vị, làm trái các quy định của pháp

luật dẫn đến oan, sai bở lọt tội phạm hay ra quyết định hình phạt khơng đúng.

3.3.2. Thường xun tổng kết rút kỉnh nghiệm để bảo đảm việc áp dụng các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể được chính xác

Thường xuyên tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử và quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể, điển hình nhằm rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả đã đạt được và hạn chế những sai sót, vi phạm, đảm bảo chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử và quyết định hình phạt. Trong thực tiễn ln có các trường hợp đặc biệt, diễn biến phức tạp mà khó có thể lường trước được, khó tránh khỏi những thiết sót, vi phạm vì vậy cần tổng kết, đánh giá lại hoạt động để rút kinh nghiệm cho bản thân Thẩm phán và tồn ngành Tịa án. Đồng thời cũng giúp các cán bộ xét xữ kịp thời phản ánh và kiến nghị đến cấp trên những vướng mắc trong áp

dụng pháp luật, đề xuất hướng giải quyết, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyết định hình phạt.

3.3.3. Tăng cường tuyên truyền, phắ biến pháp luật hình sự

Việc hiểu đúng, đầy đủ và chính xác các quy định của pháp luật giúp đảm bảo việc thực thi và áp dụng pháp luật một cách nghiêm minh và có hiệu. Chính vì vậy, việc giải thích pháp luật cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. cần có các vãn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ban ngành liên quan để thống nhất các quan điểm, các cách hiểu và hướng dẫn các cán bộ xét sử, đảm bảo nguyên tắc thống nhất và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để các quy định của BLHS được thực thi nghiêm

túc và nhât quán, trước tiên cân giải thích thơng nhât, tun truyên và phô biến các quy định mới của BLHS nói chung và những quy định liên quan đến quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể nói riêng. Đảm bảo việc các cán bộ xét xử cũng như toàn thể nhân dân đều hiểu đúng và rõ ràng các quy định của pháp luật.

Cần thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, cuộc thi tìm hiểu về quy định của BLHS nói chung và các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể nói riêng để các cán bộ xét xử cũng như nhân dân cùng tham gia.

Thông qua các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thơng tun truyền các quy định của pháp luật hình sự cũng như các quy định về quyết định hình phạt trong các trường họp cụ thể. Đồng thời đăng tải, công khai các bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm để nhân dân cũng như các cán bộ có thế tìm đọc, tham khảo. Đặc biệt cần tích cực, chủ động sử dụng, ứng dụng cơng nghệ thông tin, mạng viễn thông, mạng xã hội, mạng Internet vào công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật hình sự cho người dân.

Thành lập các cơ quan, tổ chức có các cán bộ chuyên trách với nhiệm vụ hướng dần, giải thích pháp luật cho nhân dân, đồng thời tham mưu định hướng sửa đối bổ sung các quy định pháp luật hình sự cịn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn cho các cơ quan, các cấp có thẩm quyền. Góp phần hồn thiện các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể, nâng cao hiệu quả công tác trong thực tiễn áp dụng.

3.3.4. Tăng cường hướng dẫn, giải thích pháp luật liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể hình phạt và quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể

Hướng dẫn, tuyên truyền và giải thích pháp luật là giải pháp cơ bản được ngành Tòa án áp dụng thường xuyên. Đồng thời đây cũng là công tác cần thiết khơng chỉ trong nội bộ ngành mà cịn đối với hệ thống cơ quan

TPHS và toàn thê nhân dân bởi chỉ có một quy định mang giá trị thực sự mới có sức sống, việc khơng hiếu, khơng áp dụng hoặc áp dụng không đúng không chỉ làm mất niềm tin của nhân dân đối với nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn làm các quy định này mất đi giá trị vốn có của nó. Trong phạm vi tăng cường hướng dẫn, giải thích pháp luật liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thế, tác giá kiến nghị:

Thứ nhất, về mặt nội dung: cần xây dựng các chương trình chuyên đề,

hoặc vãn bản cụ thể hướng dẫn giải thích về "hành vi vượt quá"trong vụ án đồng phạm tại khoản 4 Điều 17 BLHS năm 2015 đặc biệt là về giới hạn khi nào được coi là vượt quá khi nào không; yếu tố lồi, mặt chù quan và mặt khách quan được phản ánh như thế nào khi tình tiết này xảy ra. Thêm vào đó các quy định về pháp nhân thương mại phạm tội cũng cần xây dựng văn bản cụ thể nhằm giải thích và hướng dẫn một cách kịp thời hơn đặc biệt là hoạt động tố tụng với pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của họ chế định hình phạt và quyết định hình phạt. Đồng thời tiếp tục sinh hoạt chuyên đề cập nhật các quy định mới như khoản 2 Điều 57 BLHS năm 2015 các tội phạm bị truy cứu TNHS khi chuấn bị phạm tội, .v.v...

Thứ hai, về hình thức thực hiện: Toà án và các cơ quan TPHS khác

thường xuyên tổ chức các chuyên đề tổng kết và trao đổi các vụ án nhằm tìm ra vướng mắc, lắng nghe ý kiến và tiến hành xây dựng hướng dẫn phù hợp. Cơng trình nghiên cứu khoa học cũng là nguồn có thể tham khảo khi xây dựng hướng dẫn giải thích, về tổ chức thực hiện có thể ở dạng hội thảo, các lớp nghiệp vụ tuy nhiên thiết nghĩ cần ban hành các văn bản hướng dẫn và giải thích một cách phù họp song song với các hoạt động sinh hoạt khoa học nêu trên.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quyêt định hình phạt trong các trường hợp cụ thê trên địa bàn thành phô Hà Nội tại Chương 2, Chương 3 của luận văn đã làm rõ một sô vân đê sau:

Thứ nhât, đưa ra sự cân thiêt của việc tiêp tục hồn thiện các quy định

về quyết định hình phạt đối với các trường hợp cụ thể trong bộ luật hình sự năm 2015 và nâng cao chất lượng áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử của Tòa án bao gồm: các yêu cầu về mặt lập pháp, yêu cầu về đàm bảo

quyền con người và yêu cầu về hội nhập quốc tế.

Thứ hai, đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định về quyết định

hình phạt trong các trường hợp cụ thể.

Th ứ ba, kiến nghị các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng hoạt

động quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể như: Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, trách nhiệm, đạo đức của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm để bảo đảm việc áp dụng các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể được chính xác; Tăng cường tuyên truyền, phố biến pháp luật hình sự; Tăng cường hướng dẫn, giải thích pháp luật liên quan đến hình phạt và quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể.

KÉT LUẬN

Quyêt định hình phạt nói chung và qut định hình phạt trong các trường hợp cụ thể nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tố tụng giải quyết vụ án cũng như công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Việc quyết định hình phạt là việc các cơ quan xét xử lựa chọn hình phạt phù hợp áp dụng đối với bị cáo phạm tội, đảm bảo thực hiện tốt các mục đích, nhiệm vụ của hình phạt vậy nên cần đàm bào nghiêm túc thực hiện theo đúng

quy định của BLHS cũng như các chính sách PLHS. Qua kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể trên địa bàn thành phổ Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, luận văn đã tập trung làm rõ những nội dung sau:

Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt trong

các trường hợp cụ thể theo quy định của BLHS Việt Nam, đồng thời nghiên cứu các quy định về biện pháp này trong quy định của một số nước trên thế giới, từ đó so sánh, đánh giá với Việt Nam.

Thứ hai, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn việc quyết định hình phạt trong

các trường hợp cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, qua đó góp phần thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ của hình phạt và cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trên địa bàn.

Thứ ba, thơng qua nghiên cứu làm rõ những nguyên nhân, hạn chế

thiếu sót của việc quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thề trên địa bàn, luận văn đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng

cao hiệu quả hoạt động quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo quy định PLHS trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thông qua kết quả nghiên cửu của luận văn, tác giả rất mong sẽ đóng góp một phần vào việc xây dựng hệ thống lý luận và thực tiễn vào hoạt động

quyêt định hình phạt trong các trường họp cụ thê trong PLHS Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ và các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11.

Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng (chủ biên) (2017), Bình luận khoa học

BLHS năm 2015 (sửa đơi, bổ sung năm 2017), Nxb Thế giới.

Nguyễn Thị Bình (2010), Quyết định hình phạt trong đồng phạm, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết sổ 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về

Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần

chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Lê Cảm (2005), Những vẩn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự,

Phần chung, Sách chuyên khảo Sau đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

Lê Cám (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng

Nhà nước pháp quyền. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Cảm (2017), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự,

Phần chung. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lê Cảm (chủ biên) (2018), Nhận thức khoa học phần chung pháp luật

hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba. Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Lê Cảm, Trịnh Tiến Việt (2008), “Thực trạng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt và phương hướng hồn thiện”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, (24), tr. 206-217.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1976),

Sắc luật 03, ngày 15/03/1976.

12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23.

Chủ tịch chính phủ lâm thời (1945), Săc lệnh sô 47/SL ngày 10-10-1945. Lê Văn Đệ (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật

hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân.

Lê Văn Đệ (2005), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật

hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội.

Lê Văn Đệ (2010), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật

hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân.

Tràn Văn Độ (2021), “Tính tuỳ nghi, tính lựa chọn và tính sáng tạo trong áp dụng hình phạt”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số ra ngày 26/05/2021.

Trần Văn Độ, Hoàng Mạnh Hùng (2019), Giáo Trình Định Tội Danh

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 94)