Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyết

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 89)

hình phạt trong các trường hợp cụ thế trong bộ luật hình sự năm 2015

Xuất phát từ việc khảo sát các quy định BLHS và thực tiễn áp dụng pháp luật của Tồ án, có thể cân nhắc một số kiến nghị về hoàn thiện một số quy định pháp luật như sau:

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thế đoi với cá nhân trong các trường hợp cụ thế đoi với cá nhân

Không loại bỏ khả năng vụ án hình sự đồng thời được xem xét trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt trong trong trường hợp đồng thời xảy ra nhiều hơn 02 trường hợp cụ thể hoặc liên quan đến pháp nhân. Việc xem xét thứ tự áp dụng các trường hợp cụ thể và mức giảm (hoặc tăng) khung và loại hình phạt rất cần được nghiên cứu. Có thể cân nhắc các nội dung đặt ra như sau:

Thứ nhất, nghiên cún các khả năng có thể đồng thời xảy ra nhằm xây

dựng các quy định mang tính chất dự báo. Điều này hết sự cần thiết đặc biệt trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn. Ví dụ: trong trường hợp A, B, c,

D là một nhóm cơn đơ đã phạm tội 03 lân trộm căp tài sản, đang chuân bị cơng cụ phương tiện bao gồm 5 bộ kích điện, 2 súng bắn điện, nhiều dao, kiếm, 2 bình xịt hơi cay, nhiều dây thịng lọng và kìm bắt chó nhằm thực hiện hành vi trộm chó và cướp tài sản người đi đường khu vực đường X, khu vực

liên xã Y, z thuộc huyện Q. Xác định các trường hợp cụ thể bao gồm đồng phạm, phạm tội nhiều lần và chuẩn bị phạm tội. Hay trong trường hợp quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội xãy ra đồng thời với việc truy cứu TNHS đối với cá nhân là người điều hành pháp nhân đó theo các quy định các trường hợp cụ thể có khả năng đồng thời xảy ra là gì? có hay khơng đồng phạm trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội? Tồ án có được xem xét hình phạt dưới mức thấp nhất đối với pháp nhân hay không? cần được tiếp tục nghiên cứu và có văn bản hướng dẫn cụ thế.

Thứ hai, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS

Đây là quy định được thay đối nhiều trong các BLHS xuất phát từ mục đích tạo nên sự cân bằng giữa tính tuỳ nghi của Tồ án và khả năng “tuỳ tiện” trong việc áp dụng trường hợp cụ thế này. Trong BLHS năm 1985 quy định này được thế hiện dưới nội dung “mở” giúp Toà án lựa chọn khung hình phạt một cách linh động đảm bảo các yêu cầu về phân hoá TNHS, nhân đạo; tuy nhiên trong BLHS năm 1999 quy định này lại siết chặt nhằm phịng ngừa tính tuỳ nghi “q mức” và lợi ích nhóm. BLHS năm 2015 đi theo hướng quy định cụ thế các trường hợp giảm hình phạt và căn cứ xét xử tụt khung mặc dù giải quyết được phần nào các vấn đề nêu trên tuy nhiên lại tạo nên sự khuôn mầu thiếu linh hoạt trong việc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Tồ án. Theo quan điểm tác giả, việc xem xét nội dung này nên được xây dựng theo hướng: (i) tăng tính tuỳ nghi trong giảm hình phạt cho Tồ án, (ii) cần có sự tham gia của các quy định pháp luật khác cùng điều chỉnh như luật tổ chức Toà án, luật phòng chống tham nhũng,... đồng thời điều chỉnh nhằm đảm bảo cá nhân Thẩm phán áp dụng pháp luật một cách công bằng và công minh.

Thứ ba, kiên nghị xây dựng quy định vê quyêt định hình phạt trong

trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiếm. Điều này phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và yêu cầu tăng nặng TNHS. Việc xây dựng quy định này có thể nghiên cứu các quy định BLHS Nhật Bản với nội dung mở rộng khung hình phạt “gấp đơi mức tối đa của hình phạt tù có lao động bắt buộc

được quy định với tội phạm đỏ” [70, Điều 56, 57 và 59], Theo tác giả, quy định

về quyết định hình phạt trong trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm nên được cân nhắc xây dựng theo 02 hướng: (i) mở rộng khung hình phạt (tương tự

như BLHS Nhật Bản); (ii) quy định cụ thể mức tăng nặng TNHS.

3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thế đoi với pháp nhân thương mại trong các trường hợp cụ thế đoi với pháp nhân thương mại

Cùng với việc số lượng pháp nhân thương mại tăng lên nhanh chóng và thề hiện tầm ảnh hưởng lớn trong mọi mặt xã hội. Các yêu cầu một chế tài đủ sức phòng ngừa những tác động tiêu cực này xuất hiện; đồng thời đó cũng là lúc chế định hình phạt, quyết định hình phạt và đặc biệt là quyết định hình phạt trong các trường họp cụ thể đối với pháp nhân thương mại phạm tội ra đời. Tuy nhiên, cũng về mặt lập pháp nội dung này cần tiếp tục hoàn thiện:

Thứ nhất, về căn cứ quyết định hình phạt

Theo quy định Điều 83 BLHS năm 2015, Tòa án căn cứ vào:(i) quy định của BLHS; (ii) cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; (iii) việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại; (iv) các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS áp dụng đối với pháp nhân thương mại.

Trên cơ sở tính chất và mức độ nguy hiềm cho xã hội, các chế định về phân loại tội phạm được hình hành và quy định tại Điều 9 BLHS, theo đó tội phạm phân thành 04 loại gồm: tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; đồng thời, cụ thể hố loại hình phạt

và khung hình phạt phù hợp. Tuy nhiên, đôi với pháp nhân thuơng mại (tại khoản 2 Điều 9 BLHS) các quy định này chưa được thế hiện rõ ràng, đặc biệt chưa cho thấy mối liên hệ giữa tính chất mức độ nguy hiếm cho xã hội của tội phạm với hình phạt. Mặt khác các quy định về hình phạt của pháp nhân thương mại cũng chưa thể hiện được mối liên hệ giữa tính chất mức độ của hành vi đối với hình phạt như các quy định hình phạt đối với cá nhân; chính bởi vậy căn cứ này trên thực tể chưa thế hiện đúng vai trị của mình. Theo tác giả cần quy định cụ thể hoá khoản 2, Điều 9 về phân loại tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện cùng với quy định hình phạt tương ứng.

Đối với căn cứ vào việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương

mại, việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại được đánh giá trên cả 02 phương diện tốt - xấu, từ đó Tịa án có thể đưa ra hình phạt và mức phạt hợp lý cho từng trường hợp cụ thể, đảm bảo nguyên tắc cơng bằng, cơng minh. Ví dụ: trong trường hợp PNTM A phạm tội trốn thuế với số tiền:

150.000.000 đồng, A đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này thì Tồ án có thề áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại theo quy điểm a khoản 5 Điều 200 BLHS năm 2015.

Trên thực tế, chấp hành pháp luật chi là một trong nhiều yếu tổ xã hội phản ánh ý thức pháp luật của pháp nhân thương mại; đồng thời, xuất phát từ các quan niệm truyền thống về mối liên hệ và ý nghĩa nhân thân người phạm tội đối với quyết định hình phạt, tác giả kiến nghị xây dựng khái niệm nhân thân pháp nhân thương mại theo quan niệm “nhân thân người phạm tội được

hiểu là tông họp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ỷ nghĩa

đoi với việc giải quyết đúng đắn vẩn đề trách nhiệm hình sự của họ ” [74,

tr.131]; và nhũng nội dung cụ thể là tổng hợp những yếu tố mang tính chất nhận dạng của pháp nhân thương mại. Mặt khác, pháp nhân thương mại là một thực thể mang tính chất nhân tạo (trên cơ sở nhu cầu lợi ích của con

người và được pháp luật cho phép) do vậy, yêu tô tự nhiên trong câu trúc nhân thân người phạm tội sẽ không tồn tại trong nội dung nhân thân của pháp nhân thương mại phạm tội, mà chỉ bao gồm những yếu tố mang tính chất xã hội như lĩnh vực nghề nghiệp, thành tích, đóng góp xã hội, ý thức pháp luật, tình trạng kinh tế, vốn, ... Điều này có thể được tìm thấy trong điều lệ doanh nghiệp, các sự kiện cụ thể có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, thống kê tài chính, và các tài liệu khác có liên quan.

Thứ hai, các quy định về hình phạt

Các quy định về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội chưa thế hiện rõ mối liên hệ giữa hình phạt và tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm. Bởi vậy việc áp dụng căn cứ “tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội

của hành vi phạm tôi’’ tại Điều 83 BLHS năm 2015 chưa thực sự thể hiện đúng

giá trị tạo cơ sở của mình; theo tác giả các quy định về hình phạt cần nghiên cứu quy định cụ thế tương ứng với từng loại tội phạm. Ví dụ có thế xây dựng quy định Điều 78 theo như sau: “Đình chi hoạt động có thời hạn là tạm dừng

hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một sổ lĩnh vực mà Toà

án xét thấy cần thiết, trong trường hợp pháp nhãn thương mại phạm tội rất

nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hoặc theo quy định khác của BLHS ”.

Ngồi ra, hình phạt cũng cần thể hiện rõ bao gồm 02 nội dung là loại hình phạt được áp dụng và khung hình hình phạt trong từng khoản ở các tội danh cụ thể.

Thứ ba, các trường hợp cụ thể trong quyết định hình phạt như: đồng

phạm, chuẩn bị phạm tội

BLHS năm 2015 mới chỉ quy định một trường hợp cụ thể trong quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội; tuy nhiên, trên thực tế, hành vi phạm tội trong vụ án hình sự có thể liên quan trực tiếp đến nhiều pháp nhân hoặc giữa pháp nhân và cá nhân. Do vậy tác giả đề xuất xây dựng

thêm các quy định vê đông phạm trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội nhằm triệt đế xem xét trách nhiệm của các pháp nhân liên quan. Đối với quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng tương tự như vậy. Trong các trường hợp cụ thể hậu quả mà pháp nhân thương mại nếu xảy ra thì thiệt hại sẽ rất lớn và tác động tiêu cực đến xã hội. Chính vì vậy, cần xem xét TNHS sớm hơn trong giai đoạn thực hiện tội phạm trong vụ án pháp nhân thương mại phạm tội.

3.3. Một số giăi pháp khác nâng cao chất lưọ'ng áp dụng các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể trong bộ luật

hình sự năm 2015

3.3.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đức của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ và cơng tác cán bộ, Người nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [65], Thật vậy, một Nhà nước có hệ thống pháp luật tốt đến đâu đi chăng nữa mà đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật đó yếu, kém thì hiệu quả áp dụng pháp luật vẫn khơng đạt được. Do đó, để nâng cao chất lượng áp dụng các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đội ngũ cán bộ có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói riêng, đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có trình độ trình độ chun mơn cao, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm và đạo đức tốt.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những người trực tiếp thực hiện việc quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể đối với các bị cáo trong vụ án hình sự. Chất lượng đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quâ hoạt động quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể, chính vì vậy, việc nâng cao năng lực Thẩm

phán, Hội thâm nhân dân là vân đê then chôt và câp thiêt. Đê nâng cao chât lượng, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức của Thấm phán, Hội thẩm nhân dân cần:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, đội ngũ thẩm phán, trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn xét xử cho các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ xét xử, đồng thời ban hành quy chế đạo đức nghề nghiệp đối với các cán bộ này. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng, đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm để tăng cường số lượng cán bộ xét xử nhằm giảm áp lực công việc, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, cần có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân, tồ chức có thành tích tốt, làm gương cho ngành, đồng thời, cần tăng cường bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ xét xử, đảm bảo các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân luôn trung thực, khách quan, tôn trọng chân lý, bảo vệ lẽ phải, công bằng và công minh khi xét xử và quyết định hình phạt, khơng làm oan sai, bỏ lọt tội phạm.

77? ứ hai, cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ đảm bảo phục vụ công tác xét xử trước mắt và lâu dài. cần có chương trình tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ cụ thể, rõ ràng, có định hướng lâu dài ln đảm bảo đày đủ lực lượng cán bộ xét xử trên địa bàn. Việc ra đời trường học viện Tịa án đã góp phần xây dựng và đào tạo cán bộ nguồn cho ngành Tịa án nói chung, phàn nào đáp ứng được nhu cầu về cán bộ xét xử trong tương lai. Đối với nhũng Thấm phán đã được bổ nhiệm, đang công tác cần thường xuyên tham dự các hội thảo, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, điều này giúp đội ngũ cán bộ xét xử thường xuyên cập nhật các thông tin, các văn bản quy phạm pháp luật mới cũng như rèn luyện kỹ năng xét xừ của bản thân.

Thứ ba, càn thiết lập cơ chế pháp lý cụ thể, rõ ràng, nâng cao trách

nhiệm của Thấm phán, Hội thấm nhân dân khi tham gia hoạt động xét xử và

quyêt định hình phạt trong các trường hợp cụ thê, đàm bảo việc xét xử và quyết định hình phạt cơng bằng và khách quan, cần có các chế tài nghiêm khắc xừ lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ xét xử khơng hồn thành nhiệm vụ, xét xử không khách quan, thiên vị, làm trái các quy định của pháp

luật dẫn đến oan, sai bở lọt tội phạm hay ra quyết định hình phạt khơng đúng.

3.3.2. Thường xuyên tổng kết rút kỉnh nghiệm để bảo đảm việc áp dụng các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể được chính xác

Thường xuyên tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử và quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể, điển hình nhằm rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả đã đạt được và hạn chế những sai sót, vi phạm, đảm bảo chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử và quyết định hình phạt. Trong thực tiễn ln có các trường hợp đặc biệt, diễn biến phức tạp mà khó có thể lường trước được, khó tránh khỏi những thiết sót, vi phạm vì vậy cần tổng kết, đánh giá lại hoạt động để rút kinh nghiệm cho bản thân Thẩm phán và tồn ngành Tịa án. Đồng thời cũng giúp các cán bộ xét xữ kịp thời phản ánh và kiến nghị đến cấp trên những vướng mắc trong áp

dụng pháp luật, đề xuất hướng giải quyết, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyết định hình phạt.

3.3.3. Tăng cường tuyên truyền, phắ biến pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 89)