phạt trong các trường hợp cụ thể
Đe cao nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa BLHS hiện hành (BLHS năm 2015) có những quy định cụ thể, tương đối đầy đủ và kỳ thuật lập pháp tiến bộ hơn hẳn các BLHS trước đó. Cụ thể:
2.1.1. Căn cứ quyết định hình phạt
Theo Từ điển Tiếng Việt thì căn cứ được hiểu là “cái làm chồ dựa, làm cở sở để lập luận hoặc hành động” [77, tr. 127], Theo tác giả Võ Khánh Vinh thì cho rằng “các căn cứ quyết định hình phạt là những địi hỏi cơ băn có tính ngun tắc do luật hình sự quy định hoặc giải thích luật mà có buộc Tịa án phải tuân theo khi quyết định hình phạt đối với người thực hiện tội phạm” [79, tr. 14],
Các căn cứ quyết định hình phạt là cơ sờ pháp lý bắt buộc Toà án phải dựa vào khi thực hiện hoạt động quyết định hình phạt. Đây là một chế định quan trọng và không thề thiếu nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt của Toà án.
2. ỉ. 1. ỉ. Căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự
Các quy định của BLHS là cơ sở pháp lý cơ bản nhất để tiến hành các hoạt động tố tụng như: khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Mặt khác, các quy định này cũng là cơ sở pháp lý cơ băn của hoạt động quyết định hình phạt của tịa án. Căn cứ này đặt ra nhằm đảm bảo tính thống nhất khi áp
dụng các quy phạm pháp luật khi quyết định hình phạt đồng thời nó cũng thể hiện nội dung nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quyết định hình phạt.
Trước khi quyêt định hình phạt cho bị can, bị cáo, Tòa án cân căn cứ vào các quy định của BLHS lựa chọn những quy phạm phù hợp đế định tội danh, quyết định hình phạt, mức phạt cụ thể cho tùng đối tượng. Nhũng quy phạm này được quy định trong cả Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể trong BLHS. ở Phần chung, khi quyết định hình phạt, Tịa án cần xem xét các quy phạm như: tội phạm; nội dung, điều kiện áp dụng hình phạt, hình phạt chính, hình phạt bố sung; quy định về các trường họp loại trừ trách nhiệm hình sự; quy định về các biện pháp tư pháp; quy định về nội dung, điều kiện áp dụng các biện pháp tha miễn; các quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội; ... Đây là nhưng quy phạm chung nhất, mang tính định hướng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt cùa tịa án. Tại Phần các tội phạm cụ thể, các quy phạm trong từng tội quy định về khung và mức hình phạt trong từng trường hợp tương ứng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Ngoài việc sử dụng các căn cứ quy định trong BLHS, khi quyết định hình phạt, Tịa án cần xem xét, đối chiếu với các văn bản pháp lý dưới luật, các văn bản hướng dẫn luật, hướng dẫn về một số trường hợp đặc biệt nhằm thống nhất quan điếm xử lý, đánh giá các tình tiết có trong vụ án một cách tồn diện, khách quan, cơng minh và cơng bằng. Đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội đúng theo quy định của pháp luật, không làm oan sai, bỏ lọt tội phạm, nâng cao
lòng tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật và các cơ quan tư pháp.
2.1.1.2. Căn cứ vào tính chat và mức độ nguy hiếm của hành vi phạm tội
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để phân chia tội phạm thành các loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (Điều 9 BLHS 2015). Việc phân loại tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng là căn cứ để xác định loại hình phạt, mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người bị kết
án. Chính vì vậy, việc này địi hỏi sự cân nhăc kỹ lưỡng tính chât mức độ nguy hiếm của hành vi cho xã hội của hành vi đó. Thơng thường, Tịa án sẽ cân nhắc các yếu tố như: lồi, mục đích, động cơ của người phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thể xâm hại ... cùng với đó, "tính nguy hiêm cho xã hội của tội phạm và nhân
thân của người phạm tội trong thực tiễn, gắn với yêu cầu phồng chống tội phạm" [39, tr. 13]. Do vậy, yêu cầu về sự phù hợp giữa hình phạt và tính chất
mức độ nguy hiểm của tội phạm nhằm bão đảm mục đích của hình phạt nói chung và trong các trường hợp cụ thế nói riêng.
yếu tố này đồng thời làm căn cứ xây dựng các quy định về hình phạt, cụ thế như tại BLHS 2015, Điều 36 quy định: “Cải tạo không giam giữ được
áp dụng từ 06 thảng đến 03 năm đoi với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng... ” hay Điều 39 quy định: “Tù chung thân là hình phạt
tù khơng thời hạn được áp dụng đổi với người phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng... ” và là căn cứ xác lập các khung hình phạt trong từng tội danh trong
phần các tội phạm. Tòa án cần cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của chính hành vi đó đặc biệt dựa trên các tình tiết mang tình chất định khung hay nói cách khác là các tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm của tội phạm ví dụ các tình tiết “Giết 02 người trở lên ”, “Thực hiện tội phạm một
cách man rợ”, “Tải phạm nguy hiểm”, ... tại khoản 1 Điều 123. cần lưu ý
khơng áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 52 khi đã sử dụng làm tình tiết định khung. Các khung hình phạt trong luật thực định cũng được xây dựng nhằm đảm bảo tính lựa chọn và tuỳ nghi của Toà án khi đặt giới hạn tối thiểu và định mức tối đa. Điều này đồng thời đảm bảo được tính thống nhất và tính linh động trong việc áp dụng mức hình phạt cụ thể với từng trường hợp. Ví dụ: Cùng hành vi phạm tội trộm cắp tài sản, trong hai vụ án khác nhau có cùng các tình tiết như nhau, nhưng trong vụ án thứ nhất A trộm cắp
tài sản có giá trị 51 triệu đơng, cịn vụ án thứ hai B trộm căp tài sản có giá trị 199 triệu đồng, tuy khi quyết định hình phạt, cùng áp dụng điếm c khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) để xử phạt các bị cáo, nhưng cần phải quyết định hình phạt cụ thể đối với A nặng hơn so với B. Đặc biệt, nếu trong vụ án có đồng phạm thì khi quyết định hình phạt, tịa án phải xem xét thêm về tính chất, vị trí, vai trị của các đồng phạm để cá thể hố trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. Trong trường hợp phạm tội có tồ chức cũng tương tự như vậy, cần xem xét, cân nhắc tính chất, quy mơ của tổ chức: có nhiều hay ít người người tham gia; mức độ kết cấu chặt chẽ giữa những người trong tổ chức nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.
2.1.1.3. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là lịch sử của người phạm tội, đó là một khái niệm nhiều mặt, bao gồm những đặc điếm, đặc tính khác nhau thế hiện bản chất xã hội, thể hiện tính cá biệt và tính khơng lặp lại của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm [19, tr. 275].
Nói cách khác đó là tổng hợp các dấu hiệu, đặc điểm mang tính chất tự nhiên và xã hội của bản thân người phạm tội và hơn hết, những đặc điếm này có tác động đối với việc cá thể hóa TNHS và quyết định hình phạt. Các quan điểm lý luận đề chỉ ra rằng việc chỉ xem xét các tình tiết liên quan đến nội dung và tình chất mức độ nguy hiểm của vụ án hình sự là chưa đủ để đưa ra một hình phạt cơng bằng. Nghiên cứu về nhân thân giúp cơ quan THTT có cái nhìn tồn diện về vụ án đặc biệt là nguyên nhân hành vi phạm tội, qua đó đánh giá giá trị đạo đức và mức độ cải tạo phù họp. Thêm vào đó, nội dung này cũng cho thấy sự cân bằng giữa giá trị nhân đạo và yêu cầu nghiêm mình của hoạt động xét xử. Yếu tố này trong nhiều trường hợp được đánh giá là tình tiết giảm nhẹ TNHS, ví dụ như: “Phạm tội do lạc hậu ”, “phạm tội lần đầu... các tình
tiêt tăng nặng TNHS như: "Phạm tội có tính chât chun nghiệp ”, "tái phạm hoặc tải phạm nguy hiềm ”, .v.v... hay được áp dụng riêng biệt nếu người phạm
tội là người dưới 18 tuổi.
Nhân thân người phạm tội được thể hiện trong lý lịch bị can; trích lục tiền án, tiền sự; biên bản xác minh; lời khai và các tài liệu khác có liên quan do Cơ quan điều tra, Viện kiếm sát và Tòa án thu thập, chứng minh. Đặc điếm này bao gồm cả nhũng mặt tốt và mặt xấu, nó có ý nghĩa quan trọng trong quyết định hình phạt đối với người bị kết án, tăng cường sự tương thích giữa hình phạt và tội phạm; đồng thời phù hợp với khả năng giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội.
Những đặc điểm nhân thân cần tòa án cân nhắc xem xét như: phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự; tái phạm thường hay tái phạm nguy hiểm; phạm tội có tính chất chun nghiệp hay khơng; là người dưới 18 tuồi phạm tội hay đã đủ 18 tuổi trờ lên; tự thú, đầu thú hối cải hay khơng; có thái độ chống đối, ngoan cố hay khơng; có hồn cảnh đặc biệt hay khơng; có mắc bệnh hiểm nghèo hay khơng; có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi hay không; ... Trong một số trường hợp đặc biệt, một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội có thế được sừ dụng là tình tiết định khung, định tội, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS; thậm chí là tình tiết miễn, loại trừ TNHS và hình phạt. Do vậy, khi quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng đặc điểm nhân thân người phạm tội để đưa ra loại hình phạt và mức hình phạt hợp lý, đâm bảo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và cơng minh, cơng bằng khi quyết định hình phạt.
2.1.1.4. Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS
Trong PLHS Việt Nam, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ lâu đã là căn cứ khơng thể thiếu khi Tịa án xem xét quyết định hình phạt.Việc nghiên cứu các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
khơng chỉ giúp Tịa án đánh giá đúng tính chât mức độ nguy hiêm cho xã hội của hành vi phạm tội từ đó tun hình phạt và mức phạt hợp lý mà cịn giúp đảm bảo quyền con người, quyền cơng dân của bị cáo, hạn chế việc áp dụng pháp luật tùy tiện, xâm hại quyền lợi của bị cáo. Cũng cần lưu ý nội dung này cũng phản ánh CSHS khi quyết định tăng nặng hoặc giảm nhẹ bắt buộc với một vài hành vi liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ án hình sự. Quyết định hình phạt thơng qua các tình tiết này được minh bạch, cơng bằng khơng có sự thiên vị giữa bất kỳ cá nhân hay pháp nhân thương mại nào - đáp ứng các nguyên tắc tại Điều 3. Trên thực tế, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và phản ánh các nội dung khác nhau, ví dụ như: “phạm tội có tơ chứ" phản ánh quy mơ tính chất nguy hiểm của tội phạm; “người phạm tội tự nguyện sửa chừa, bồi thường thiệt hại
hoặc khắc phục hậu quá ” phản ánh thái độ của họ với hành vi phạm tội của
bản thân; hay các tình tiết phản ánh nội dung nhân thân như “người phạm tội
là người đủ 70 tuổi trở lên ”, “ngườiphạm tội là phụ nữ mang thai .V. V...
Để có các quyết định hình phạt đúng theo quy định của pháp luật, vừa đăm báo hợp lý trong các trường hợp cụ thể, khi quyết định hình phạt, Tịa án cần cân nhắc đổi với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và các tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 52 BLHS này. Ngồi việc xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, Tịa án cần xem xét trong số các tình tiết đó có tình tiết nào đã là tình tiết định tội hoặc định khung theo quy định của BLHS này thì khơng được coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa. Việc này đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật của người phạm tội, áp dụng pháp luật một cách chính xác, đâm bảo quyền lợi của người bị kết án.
2.1.2. Quyêt định hình phạt trong các trường hợp cụ thê
Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể là nội dung quan trọng thể hiện CSHS, đồng thời giúp Tồ án đưa ra bản án hình sự, cụ thế là hình phạt đúng với đường lối xừ lý của Nhà nước.
2.1.2.1. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
Khi áp dụng quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, Tồ án càn xem xét các khả năng cụ thể:
- Thứ nhất, Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Trường hợp này yêu cầu Tồ án cần xem xét giảm hình phạt trong quá trình xét xử theo trình tự giảm dần trong từng khoán của tội danh cụ thể.
- Thứ hai, Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất cùa khung hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015, theo đó Tồ án có thể xem xét ra hình phạt tụt khung một cách tuỳ nghi hơn dựa trên các căn cứ cụ thể cùa vụ án mà khơng cần tn theo trình tự ở khoản 1 Điều 54. Tuy nhiên, Toà án chỉ áp dụng nội dung này đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trị khơng đáng kể, mặt khác cần xem xét các yếu tổ cụ thể khác trong việc quyết định hình phạt - đặc biệt là có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51.
cần lưu ý, việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, tuy nhiên Tồ án khơng được đưa ra hình phạt dưới mức tổi thiểu của loại hình phạt đó, cụ thể: phạt tù không dưới 03 tháng, phạt cải tạo không giam giữ không dưới 06 tháng, phạt tiền không dưới 01 triệu VNĐ.
- Thứ ba, Tồ án có thể chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn
theo quy định khốn 3 Điều 54 BLHS năm 2015. Tồ án vẫn có thể đưa ra bản án nhẹ hơn thơng qua việc áp dụng hình phạt có tính chất nghiêm khắc thấp hơn sau khi cân nhắc đầy đủ các tình tiết nêu ở khoản 1, 2 Điều 54. Mặc dù vậy, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là quy định mang tính chất lựa chọn, khơng bắt buộc Tồ án cần cân nhắc đàm bảo mục đích hình phạt và u cầu về đấu tranh phịng ngừa tội phạm, nhất là tái phạm và tái phạm nguy hiểm trong trong vụ án cụ thể. Việc lựa chọn hình phạt thay thế vẫn cần tuân thủ đảm bảo sự tương xứng với tính chất hành vi phạm tội của người phạm tội đó.
Trong các trường hợp đặc biệt, người phạm tội có thể đồng thời được Tồ án xem xét với nhiều trường hợp cụ thể khác như Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc/và với người dưới 18 tuổi phạm tội; Toà án sẽ xem xét nội dung cụ thề