Sự cần thiết tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyết định

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86 - 89)

hình phạt đối với các trường họp cụ thế trong bộ luật hình sự năm 2015 và nâng cao chất lượng áp dụng các quy định nay trong thực tiễn xét xử của Tòa án

Trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế về mọi mặt như hiện nay, có rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cho hệ thống pháp luật nước ta đặc biệt là việc hoàn thiện các quy định về quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong các trường họp cụ thể nói riêng. Đây là lình vực cần sự quan tâm, chú trọng đặc biệt, hoạt động quyết định hình phạt có đúng thì mới đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan sai, bở lọt tội phạm. Việc hoàn thiện các quy định về chính sách, pháp luật, đảm bảo tính khoa học, đồng bộ cũng như tính thiết thực giúp hoạt động quyết định hình phạt trong thực tiễn diễn ra thuận lợi, hạn chế những vướng mắc, trùng chéo trong việc áp dụng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đấu tranh phòng chống tội phạm và tăng cường hội nhập quốc tế.

3.1.1. Yêu cầu về mặt lập pháp

Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản, quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự, các hoạt động tố tụng hình sự sẽ khơng có nhiều ý nghĩa nếu Tồ án khơng làm tốt hoạt động quyết định hình phạt của mình. Quyết định hình phạt khách quan, công bằng, đúng pháp luật là tiền đề đế đạt được mục đích của hình phạt, nâng cao hiệu quả hoạt động

đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc quyết định hình phạt chịu sự ràng buộc chặt chẽ của yếu tố lập pháp, hoạt động quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật.

Đối với một nước luôn đề cao nguyên tắc pháp chế như nước ta, mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức luôn nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, yêu cầu hoàn thiện về mặt lập pháp trở nên cấp thiết và có vai trị quan trọng quyết định đến tồn bộ q trình quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể ở nước ta. Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể phải đảm bảo có một nền tảng lý luận vững chắc, có đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học phong phú, đầy đủ, thuyết phục đảm bảo tình cấp thiết, khả thi, phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn. Tránh trường hợp chấp vá, chữa ngọn bỏ gốc, chì biết chừa cháy, chạy theo sau xu hướng phát triển của xã hội. Phải đảm bảo hoạt động lập pháp luôn phát triển song song với sự phát triển của xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội đã, đang và chuẩn bị phát sinh trong thực tiễn, góp phần quan trọng vào cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm.

3.1.2. Yêu cầu về hội nhập quốc tể

Đe đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đối mới và tăng cường hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật nước ta nói chung và các quy định liên quan đến quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể nói riêng đã và đang từng bước hoàn thiện. Yêu cầu đặt ra cho hệ thống pháp luật là việc xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với sự phát triền của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Từ đó, hình thành một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong hoạt động thực tiễn, tiếp

cận với các chuân mực quôc tê, tạo nên hành lang pháp lý bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân trên phạm vi quốc tế.

Mặt khác, hiện nay nước ta đã ký kết và tham gia nhiều công ước quốc tế, nhiều các quy định của luật pháp quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội nước ta cần được nội luật hóa cũng như hoàn thiện, bổ sung sao cho phù hợp với các công ước, cam kết đã ký. Việc ký kết các công ước, tham gia nhiều tổ chức quốc tế tạo điều kiện để nền kinh tế, chính trị nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, chính trị nước nhà. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều thách thức, khó khăn nhất định cho Việt Nam đặc biệt là việc hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và các quy định về quyết định hình phạt nói riêng, đáp ứng nhu cầu đấu tranh phong chống các loại tội phạm mới, các phương thức thủ đoạn phạm tội mới, tinh vi, xảo quyệt hơn.

3.1.3. Yêu cầu về bảo vệ quyền con người

Bảo đảm quyền con người luôn là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, bảo đảm quyền con người là

mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa, là bản chất của xã hội nước ta vậy nên công tác đảm bào quyền con người luôn được đặc biệt quan tâm. Việc bào vệ và thúc đẩy quyền con người là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, điều này được thể hiện ở nhiều phương diện, đặc biệt là trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Pháp luật hình sự nói chung và BLHS nói riêng đã có những sửa đối, bổ sung kịp thời các quy định nhằm thể chế hóa các quy định trong Hiến pháp 2013 về quyền con người, đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Theo đó, BLHS năm 2015 đã thể chế hóa chù trương tăng cường khả năng áp dụng các chế tài không

tước tự do, hạn chê hình phạt tù, hình phạt từ hình, sửa đơi, bơ sung chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuối phạm tội,... theo hướng bảo vệ quyền cong người, bảo đảm quyền và lợi ích tối thiểu cho người phạm tội trên tinh thần vẫn bảo đảm u cầu cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Tuy nhiên, vẫn cần hoàn thiện những lỗ hống, hạn chế những thiếu sót trong hệ thống pháp luật hình sự đế bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp hình sự. Các quy định của pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể cần xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo đã tồn tại từ bao đời này của dân tộc ta, kết hợp với các quy định của quốc tế đảm bảo sự phù hợp trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, khơng qn đi nhiệm vụ đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể theo luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86 - 89)