Nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng tòa án

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp thương mại trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48)

2.2. Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hòa giả

2.2.2. Nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng tòa án

Một là, tôn trọng sự tự nguyện thỗ thuận của các đương sự, khơng

được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận khơng phù họp với ý chí của mình (Điểm a, Khoản 2, Điều 205 BLTTDS 2015). Sự tự nguyện của các đương sự trong hòa giải là nguyên tắc cơ bàn. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự. Các đương sự là người quyết định về các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình. Sự tự nguyện của các đương sự là sự tự nguyện tham gia hòa giải và thỏa thuận về giải quyết vụ án. “Tồ án có trách nhiệm

tiến hành hồ giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự” (Điều 10 BLTTDS 2015) nhưng không

bắt buộc các đương sự phải đi đến thỏa thuận mà tòa án chỉ tạo điều kiện, hồ trợ để các đương sự hòa giải với nhau. Tòa án chỉ với vai trò trung gian giúp các đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp, tự nguyện thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. Tịa án khơng được can thiệp vào thỏa thuận của các đương sự trừ trường hợp thỏa thuận đó trái pháp luật.

Hai là, nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp

luật hoặc trái đạo đức xã hội (Điểm b, Khoản 2, Điều 205 BLTTDS 2015). Nhà nước chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, do đó mọi sự

thỏa thuận trái pháp luật đêu khơng có giá trị pháp lý. Việc tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc do đó trong q trình hịa giải các bên được tự nguyện thỏa thuận với nhau nhưng các thỏa thuận đó khơng phù hợp quy định pháp

luật thì cũng khơng được thừa nhận. Mặt khác hòa giải là một hoạt động tố tụng chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật.

2.2.3. Phạm vi hòa giải trong tổ tụng tòa án

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự hòa giải với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án khơng được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải được. Như vậy phạm vi hịa giải vụ án dân sự nói chung và tranh chấp thương mại khá rộng bao gồm tất cả các vụ án, các loại tranh chấp quy định tại Điều 30 của BLTTDS 2015, trừ những vụ án không được hịa giải và vụ án khơng tiến hành hòa giải được, quy định tại điều 206 và 2007 BLTTDS 2015.

2.2.3.1. Những vụ án khơng được hịa giải theo Điều 206 BLTTDS 2015 gồm

* Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến tài sán của nhà nước. “Tài sản của nhà nước được hiều là tài sản thuộc hình thức sớ hữu nhà nước” (Khoản 1 Điều 206 BLDS 2015). Đây là trường hợp tài sản của nước

bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu ... gây ra và được giao đại diện chủ sở hữu đối với tài sàn nhà nước đó có u cầu địi bồi thường. Tài sản của nhà nước thuộc sở hữu tồn dân vì vậy người bồi thường khơng có quyền thỏa thuận với Nhà nước về bồi thường thiệt hại trừ trường hợp người gây thiệt hại tự nguyện bồi thường phù hợp với quy định pháp luật.

Tuy nhiên khi áp dụng quy định này cần phân biệt hai trường hợp:

(1) Trường hợp tài sản của Nhà nước giao cho cơ quan tố chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thơng qua cơ quan có

thâm qun thì khi có u câu địi bơi thường thiệt hại liên quan đến tài sản này, tịa án khơng được hịa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

(2) Trường hợp tài sản của Nhà nước được nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đàu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài

sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi có u cầu địi bồi thường thiệt hại liên quan đến tài sản đó tòa án tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung [7].

* Những vụ án dân sự phát sinh từ việc giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội

Trường các hợp này tịa án khơng được hịa giải vụ án dân sự nếu việc hịa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch đó. Trường hợp các bên chỉ tranh chấp về hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hoặc tuyên bố một giao dịch vơ hiệu, thì tịa án vẫn tiến hành hòa giải đe các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giãi quyết hậu quả của giao dịch vơ hiệu đó.

2.2.5.2. Những vụ án khơng tiến hành hịa giải được

Điều 207 BLTTDS 2015 quy định “Bị đcm đã được Toà án triệu tập

họp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình Vẳng mặt; Đương sự khơng thê tham gia hồ giải được vì có lý do chinh đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng trong

vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự’’. Đối với những trường

hợp trên, tịa án phải lập biên bản khơng hịa giải được, nêu rõ lý do lưu vào

hô sơ vụ án, sau đó đưa ra xét xử tại tòa. Trường hợp đương sự tự hòa giải được hoặc rút đơn kiện hoàn toàn tự nguyện phù họp với quy định pháp luật thì tịa án đình chỉ giải quyết vụ án.

2.2.4. Thủ tục tiến hành hòa giải các vụ án thương mại

Thủ tục phiên hòa giải hòa giải các vụ án thương mại được tuân thủ thủ tục chung của hòa giải các vụ án dân sự được tiến hành trong thời gian chuấn bị xét xử sau khi tòa án đã thụ lý vụ án và trước khi đưa vụ án ra xét xử. Quy trình hòa giải tại tòa án được tiến hành theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị; Hòa giải và Kết thúc theo quy định từ Điều 203 đến 213 BLTTDS 2015 với các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị.

Trước khi mở phiên hịa giải tịa án ra thơng báo, tống đạt cho các đương sự, người đại diện họp pháp của các đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải và nội dung các vấn đề cần hòa giải Sau khi

nhận được thơng báo về phiên hịa giải các bên sẽ chuẩn bị tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Thời gian và địa điểm do tòa án ấn định.

Giai đoạn 2: Hòa giải. Theo quy định của BLTTDS 2015, một phiên

hòa giải phải diễn ra đầy đủ các thành phần và theo trình tự luật định.

Thành phần tham gia phiên hịa giải gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải; Thư kí ghi biên bản; Các cơ quan liên quan, cá nhân; Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; người phiên dịch trong trường hợp đương sự không biết tiếng Việt. Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hịa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hịa giải đó khơng ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì thẩm phán tiến hành hịa giãi giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hỗn phiên hịa giải để có mặt tất

cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán phải hỗn phiên hịa giải.

Trước khi tiên hành hịa giải thư kí tịa án báo cáo vê việc có mặt, văng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được tịa án thơng báo triệu tập. Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải. Tòa án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hòa giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý.

Khi tiến hành hòa giải thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án đế các bên biết đến quyền nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hịa giải thành và hịa giải khơng thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 185 BLTTDS 2015). Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp các đương sự trình bày ý kiến của mình về nhưng nội dung tranh chấp và đề xuất những yêu cầu tòa án giải quyết. Thẩm phán sẽ xem xét yêu cầu của mồi bên, đưa ra những giải pháp hữu hiệu đề các bên lựa chọn. Hòa giải kết thúc khi thẩm phán có kết luận cuối cùng về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải được và các vấn đề chưa hòa giải được.

Thư ký tòa án ghi ý kiến của các bên đương sự vào biên bản, những nội dung những người tham gia đã thỏa thuận được hoặc khơng thỏa thuận được. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự tham gia phiên hòa giải, chữ ký của thẩm phán chủ trì phiên hịa giải và thư ký ghi biên bản hòa giải (Điều 186 BLTTDS 2015).

Giai đoạn 3: Kết thúc

Kết thúc phiên hịa giải có thể dần đến hai trường hợp. (1) Các bên đã thỏa thuận được với nhau về tồn bộ vụ án. Tịa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 7 ngày kể từ lúc lập biên bản hòa giải thành mà khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Điều này tạo điều kiện cho các bên có thời gian để

suy nghĩ vê các tranh châp. Qut định cơng nhận thỏa thuận có hiệu lực thi hành ngay không bị kháng cáo kháng nghị; (2) Các bên đương sự thỏa thuận được một số vấn đề và những vấn đề cịn lại khơng thỏa thuận được, hoặc khơng thỏa thuận được tồn bộ nội dung vụ án. Việc vụ án có tiếp hịa giải hay đưa ra xét xử tùy thuộc vào sự đánh giá chủ quan của thấm phán dựa trên các nội dung (khách quan) của vụ án để nhận thấy nếu vụ án tiếp tục hịa giải có thể hịa giải thành thì tiếp tục mở phiên hịa giải, nếu nhận thấy vụ án tiếp tục hịa giải sẽ khơng thay đổi được kết quả thì đưa vụ án ra xét xử. Từ đó cho thấy năng lực của thấm phán trong giải quyết vụ án đóng vai trị rất quan trọng.

Theo quy định của pháp luật trước khi BLTTDS 2005 được ban hành, việc hòa giải tại phiên tịa sơ thẩm khơng mang tính chất bắt buộc và nếu xét thấy có khả năng hịa giải, hội đồng xét xử sẽ hòa giải tại phần tranh luận (Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các vụ án Dân sự, Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các vụ án Kinh tế). Theo quy định của BLTTDS 2015 tại phiên tòa sơ thẩm tịa án khơng hòa giải mà tại phần hỏi chủ tọa phiên tịa hởi các đương sự có thịa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay khơng, tịa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết các vụ án bao gồm cả những vụ án khơng tiến hành hịa giải được bới nguyên nhân là do sự vắng mặt của các đương sự. Đối với trường hợp tại khoán 3 điều 207 BLTTDS, do đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự không thể hiện được ý kiến của mình nên thù tục hỏi các đương sự về thỏa thuận giải quyết vụ án sẽ không áp dụng đối với trường hợp này. Toà án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm gồm: những vụ án tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tịa xét xử sơ thẩm nhưng khơng thành; những vụ án khơng tiến hành hịa giải được. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự

nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đơng xét xử ra quyêt định cơng nhận thỏa thuận tại phiên tịa. Neu các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau thì hội đồng xét xứ nghe các đương sự trình bày.

2.2.5. ưu điểm và hạn chế của hịa giải trong tố tụng tòa án

* về ưu điểm

Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia phiên hòa giải giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp căn cứ trên quy định cơ bản để đưa ra những yêu càu hợp lý tại buổi hịa giải. Trình bày những u cầu cụ thể, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó. Các yêu cầu này được ghi nhận trong biên băn hòa giải và trường hợp hịa giải thành thì được đảm bảo thực hiện bằng cơ quan chế tài mang quyền lực nhà nước.

Đây là phương pháp tối ưu để giải quyết tranh chấp mà vẫn ràng buộc các bên. Sau khi hòa giải đạt kết quả thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp các bên khơng thực hiện theo cam kết, mặc dù tòa án ra quyết định công nhận thịa thuận hoặc cơng nhận thỏa thuận tại phiên tòa, các quyết định này sẽ được đảm bảo thi hành bởi các cơ quan quyền lực nhà nước. Hòa giải giúp các bên giữ được mối quan hệ lâu dài, giảm bớt căng thắng và duy trì việc hợp tác.

* về hạn chế

Thời gian giãi quyết kéo dài ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên, trường hợp vụ án phức tạp thời gian chuẩn bị xét xử bị kéo dài dẫn đến vi phạm tố tụng. Đối với vụ án kinh doanh thương mại, thời gian chuẩn bị xét xử ngắn nhưng trường hợp vụ án phức tạp hoặc có sự cố tình của các bên làm cho việc giải quyết tranh chấp kinh danh thương mại kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của bên cịn lại.

Khơng đảm bảo được bí mật kinh doanh mặc dù các bên có u cầu xử kín. Bí mật kinh doanh là yếu tố quan trọng của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên

trong quá trình hịa giải trong tố tụng tịa án, các bên vẫn có thể yêu cầu các bên trong phiên hịa giải giữ bí mật. Tịa án vẫn đảm bảo giữ bí mật kinh doanh bí mật nghề nghiệp, bí mật nhà nước khi có u cầu nhưng tịa án lại xét xử theo nguyên tắc xét xử công khai. “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ

bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tồ án xét xử kín, nhưng phái tuyên án công khai ” (Khoản

2 điều 15BLTTDS 2015).

Kỹ năng hòa giải của thẩm phán cần được nâng cao. Trong hòa giải tố tụng tòa án, thẩm phán là người chủ trì phiên hịa giải, thẩm phán phán xét thông qua việc sử dụng quyền lực nhà nước. Thấm phán lắng nghe các bên tranh chấp trình bày vấn đề tranh chấp, đưa ra những lời giải thích, đề xuất nhũng phương án họp lý đề giúp các bên tìm được tiếng nói chung, nhằm làm cho hịa giãi đạt hiệu quả cao.

2.3. Quy định của pháp luật về hịa giải thương mại ngồi tố tụng (ngồi tịa án) (ngồi tịa án)

2.3.1. Hòa giải trong tố tụng trọng tài thương mại

Hòa giải tại trọng tài thương mại tuân thủ quy trình tố tụng trọng tài được quy định trong Luật Trọng tài Thương mại 2010. Tuy nhiên, tố tụng

trọng tài là tổ tụng tư, do tổ chức trọng tài quy chế quyết định, không phài tổ tụng tư pháp, nên các bên có thể linh hoạt tổ chức quy trình hịa giải mà khơng phụ thuộc vào từng quy định chặt chẽ của các điều luật như quy định

Một phần của tài liệu Hòa giải tranh chấp thương mại trên địa bàn tỉnh sơn la (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)