2.2. Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hòa giả
2.2.4. Thủ tục tiến hành hòa giải các vụ án thương mại
Thủ tục phiên hòa giải hòa giải các vụ án thương mại được tuân thủ thủ tục chung của hòa giải các vụ án dân sự được tiến hành trong thời gian chuấn bị xét xử sau khi tòa án đã thụ lý vụ án và trước khi đưa vụ án ra xét xử. Quy trình hịa giải tại tịa án được tiến hành theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị; Hòa giải và Kết thúc theo quy định từ Điều 203 đến 213 BLTTDS 2015 với các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị.
Trước khi mở phiên hịa giải tịa án ra thơng báo, tống đạt cho các đương sự, người đại diện họp pháp của các đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải và nội dung các vấn đề cần hòa giải Sau khi
nhận được thơng báo về phiên hịa giải các bên sẽ chuẩn bị tài liệu chứng cứ chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Thời gian và địa điểm do tòa án ấn định.
Giai đoạn 2: Hòa giải. Theo quy định của BLTTDS 2015, một phiên
hòa giải phải diễn ra đầy đủ các thành phần và theo trình tự luật định.
Thành phần tham gia phiên hịa giải gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải; Thư kí ghi biên bản; Các cơ quan liên quan, cá nhân; Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; người phiên dịch trong trường hợp đương sự không biết tiếng Việt. Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hịa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hịa giải và việc hịa giải đó khơng ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì thẩm phán tiến hành hịa giãi giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hỗn phiên hịa giải để có mặt tất
cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán phải hỗn phiên hòa giải.
Trước khi tiên hành hòa giải thư kí tịa án báo cáo vê việc có mặt, văng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được tịa án thơng báo triệu tập. Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải. Tòa án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hòa giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý.
Khi tiến hành hòa giải thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án đế các bên biết đến quyền nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hịa giải thành và hịa giải khơng thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 185 BLTTDS 2015). Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp các đương sự trình bày ý kiến của mình về nhưng nội dung tranh chấp và đề xuất những yêu cầu tòa án giải quyết. Thẩm phán sẽ xem xét yêu cầu của mồi bên, đưa ra những giải pháp hữu hiệu đề các bên lựa chọn. Hịa giải kết thúc khi thẩm phán có kết luận cuối cùng về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải được và các vấn đề chưa hòa giải được.
Thư ký tòa án ghi ý kiến của các bên đương sự vào biên bản, những nội dung những người tham gia đã thỏa thuận được hoặc không thỏa thuận được. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự tham gia phiên hịa giải, chữ ký của thẩm phán chủ trì phiên hòa giải và thư ký ghi biên bản hòa giải (Điều 186 BLTTDS 2015).
Giai đoạn 3: Kết thúc
Kết thúc phiên hịa giải có thể dần đến hai trường hợp. (1) Các bên đã thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án. Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 7 ngày kể từ lúc lập biên bản hịa giải thành mà khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Điều này tạo điều kiện cho các bên có thời gian để
suy nghĩ vê các tranh châp. Quyêt định cơng nhận thỏa thuận có hiệu lực thi hành ngay không bị kháng cáo kháng nghị; (2) Các bên đương sự thỏa thuận được một số vấn đề và những vấn đề cịn lại khơng thỏa thuận được, hoặc khơng thỏa thuận được tồn bộ nội dung vụ án. Việc vụ án có tiếp hịa giải hay đưa ra xét xử tùy thuộc vào sự đánh giá chủ quan của thấm phán dựa trên các nội dung (khách quan) của vụ án để nhận thấy nếu vụ án tiếp tục hịa giải có thể hịa giải thành thì tiếp tục mở phiên hòa giải, nếu nhận thấy vụ án tiếp tục hịa giải sẽ khơng thay đổi được kết quả thì đưa vụ án ra xét xử. Từ đó cho thấy năng lực của thấm phán trong giải quyết vụ án đóng vai trị rất quan trọng.
Theo quy định của pháp luật trước khi BLTTDS 2005 được ban hành, việc hịa giải tại phiên tịa sơ thẩm khơng mang tính chất bắt buộc và nếu xét thấy có khả năng hòa giải, hội đồng xét xử sẽ hòa giải tại phần tranh luận (Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các vụ án Dân sự, Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các vụ án Kinh tế). Theo quy định của BLTTDS 2015 tại phiên tòa sơ thẩm tịa án khơng hòa giải mà tại phần hỏi chủ tọa phiên tòa hởi các đương sự có thịa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay khơng, tịa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết các vụ án bao gồm cả những vụ án khơng tiến hành hịa giải được bới ngun nhân là do sự vắng mặt của các đương sự. Đối với trường hợp tại khoán 3 điều 207 BLTTDS, do đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự khơng thể hiện được ý kiến của mình nên thù tục hỏi các đương sự về thỏa thuận giải quyết vụ án sẽ không áp dụng đối với trường hợp này. Toà án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm gồm: những vụ án tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tịa xét xử sơ thẩm nhưng khơng thành; những vụ án khơng tiến hành hịa giải được. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự
nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đơng xét xử ra quyêt định cơng nhận thỏa thuận tại phiên tịa. Neu các đương sự khơng tự thỏa thuận được với nhau thì hội đồng xét xứ nghe các đương sự trình bày.