CHUÔNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VÈ BTTH DO XÂM PHẠM QUYÈN LỢI NTD
2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về về BTTH dơ xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng
2.2.2.5. Khó khăn từ chính NTD bị xâm phạm quyền lợi
Việt Nam vốn là quốc gia có nền kinh tế đang trong giai đoạn bắt đầu khởi sắc,
đại bộ phận người dân sinh sống ở nông thôn (chiếm gần 70% dân số) và so với các
quốc gia đang phát triến khác chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người ở Việt Nam khá thấp, ở mức xấp xỉ trung bình thu nhập bình quân đầu người trên thế giới. Với túi
tiền hạn hẹp như vậy, thì họ chắc chắn phải câm nhắc khi lựa chọn các sản phẩm cùng chức năng và lợi ích sử dụng giống nhau nhưng giá cả lạn chênh lệch nhau. Đó cũng là lý do làm nảy sinh tâm lý chuộng hàng rẻ mà không quan tâm đầu chất lượng sản phấm. Khi nhu cầu của NTD vẫn cịn thì những hàng hóa, sản phẩm giát rẻ không đảm bảo chất lượng vẫn được bày bán và được mua ở Việt Nam.
Hàng ngày, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, NTD Việt Nam đã
quá quen với những thông tin, bài báo liên quan đầu việc xâm hại quyền lợi NTD
như: Rau muống trồng từ nhớt bị nhiễm chì và kim loại nặng; củ hành bị tẩm chất bảo quản và chống mốc; chả lụa, bánh cuốn trong siêu thị có hàn the; nhiều đồ ăn, thực phẩm được sản xuất với công nghệ ’’siêu bẩn", công nghệ nhuộm gà vàng ruộm bằng
một loại hóa chất có hại cho sức khỏe cùa NTD... Nhưng vấn đề chính ở đây lại bằng mắt thường thì họ khó có thể nhận biết được sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn, sản phẩm
nào không đê tây chay sản phâm đó. Điêu này làm nảy sinh tâm lý nhàm chán cho NTD, thực phẩm ngày nay không bẩn mới lạ, vì nhắc tới cái gì cũng thấy cơng nghệ
bẩn, chất gây ung thư. Cho tới khi các cơ quan chức năng khơng cỏ kết luận chính
thức và biện pháp xử lý triệt để, các cơ sở sản xuất sản phẩm đó vẫn ngang nhiên sản xuất bày bán và sử dụng trên thị trường, xem ra NTD chỉ cịn cách tự sản xuất may ra mới có thực phẩm sạch để ăn.
Do điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam còn kém phát triển, NTD chủ yếu là
sinh sống ở các vùng nơng thơn, ít tiếp cận với các phương tiện truyền thông, nên nhiều khi họ khơng có điều kiện để nhận thức và quan tâm đầu các thông tin về sản phẩm tiêu dùng như ghi nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, thành phần sản phẩm, tiêu chuấn của sản phẩm... nên đây là kẽ hở cho hàng kẻm chất lượng xâm nhập vào thị
trong Việt Nam mà ít bị phát hiện. Các thơng tin liên quan đến sản phẩm thường được che đậy và lăng xê bởi các kênh quảng cáo và người dân truyền miệng nhau mà khơng
có các cơ quan chức năng tham gia vào việc tuyên truyền cho người dân, chỉ khi phát
hiện ra sự xâm hại quyền lợi NTD và khuyết tật trong sản phấm thì lúc đó các cơ quan này mới tiến hành thu hồi sản phấm, xử phạt hành chính người sản xuất... và sau một
thời gian dư luận lắng xuống thì đâu lại vào đấy. Cũng không mấy NTD quan tâm và
cỏ thời gian để quan tâm đến quyền lợi của minh đã bị xâm phạm hay chưa và họ thường có xu hướng bỏ qua, vì có thể giá trị sản phẩm khuyết tật hay thiệt hại từ sàn
phẩm khuyết tật thường không lớn so với công sức mà họ theo đuổi vụ kiện đòi bồi thường cho đến cùng. Khác với những người dân ở các nước phát triển (như Mỹ),
người dân Việt Nam vốn rất ngại va chạm, sợ phiền hà, mất thời gian với tất cả các vụ
kiện. Với tâm lý khơng biết tự bảo vệ mình như vậy thì việc NTD Việt Nam bị xâm hại vẫn chưa thể giải quyết ngay.