Bảo đảm công bằng về quyền bào chữa

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 55)

Pháp luật Việt Nam quy đinh quyền được bào chữa từ rất sớm, sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời: “Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ một người khác bênh vực cho”. Đến Hiến pháp 2013 đối tượng được quyền bào chữa đã mở rộng hơn, Khoản 4 điều 31 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Khoản 7 Điều 103, Hiến pháp 2013 khẳng định: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”.

Cụ thể hóa điều này của Hiến pháp điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định:

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy người bị buộc tội khơng chỉ có quyền nhờ người bào chữa cho minh mà cịn có quyền được tự mình bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp cho bản thân. Đe thực hiện được quyền này, người bị buộc tội có quyền được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Được thông báo về kết quả điều tra và được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch...

Quyên bào chữa còn được quy định cụ thê tại chương V của bộ luật tơ tụng hình sự năm 2015 từ Điều 72 cho đến Điều 84. Trong đó nêu rõ khái niệm người bào chữa, quyền và nghĩa vụ của người bào chữa cũng như các thủ tục để đăng ký bào chữa.

Như vậy quyền bào chữa được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam là tương đối hoàn thiện và đầy đủ. Trong Bộ luật TTHS Việt Nam thậm chí cịn có nhiều quy định rộng và chi tiết hơn quốc tế như đã có nhũng quy định về yêu càu thay đổi người tiến hành tố tụng, quyền được tham gia một số công việc trong quá trình điều tra như khám nghiệm hiện trường, tham gia khám nghiệm tử thi...

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)