2.2. Thực trạng pháp luật đảm bảo quyền đưực xét xủ’ công bằn gờ
2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện pháp luật đảm bảo quyền
được xétxử công bằng ởViệtNamhiện nay
Ở Việt Nam như đã trình bày ở trên, ngay từ khi mới thành lập chính quyền, Đảng ta đã chú trọng ngay đến việc củng cố và hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong đó có quyền được xét xử cơng bằng. Tuy nhiên, việc đảm bảo được quyền này trên thực tế là một thách thức vơ cùng khó khăn khơng chỉ đối với nước ta mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Thực trạng việc thực hiện pháp luật đảm bảo quyền được xét xử công bằng còn nhiều sai phạm, bất cập, xảy ra ở nhiều nơi, với những cách thức, phạm vi, tính chất và nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức số lượng vụ án đảm bảo quyền được xét xử công bằng và số lượng vụ án chưa đảm bảo được xét xử công bàng. Tuy nhiên, để đánh giá về vấn đề này, ta có thể phân tích, khảo sát và thống kê các báo cáo của
TANDTC vê sô vụ án được xét xử trong từng năm, sô vụ án bị huỷ, sửa theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, bị sửa, số vụ án yêu Cầu bồi thường do người bị oan, sai khởi kiện...Từ đó ta có cách nhỉn nhận, đánh giá chung về các vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng của nước ta hiện nay.
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm cơng tác 2020 của các Tồ án số 01/BC-TA ngày 09 tháng 01 năm 2020 thì:
về cơng tác xét xử các vụ án hỉnh sự:
Các Toà án đã thụ lý 83.239 vụ với 142.571 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 80.280 vụ với 135.338 bị cáo, đạt tỷ lệ 96,45% về số vụ và 94,93% về số bị cáo (so với năm 2018, thụ lý tăng 121 vụ với 702 bị cáo), vượt 6,45% chỉ tiêu đề ra. Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 67.711 vụ với 117.927 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 66.323 vụ với 114.023 bị cáo; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 14.454 vụ với 22.505 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 13.689 vụ với 20.818 bị cáo và thụ lý theo thù tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1074 vụ với 2139 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 268 vụ với 497 bị cáo. Tỳ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 0,78%, giảm 0,01% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,65%); bị sửa là 5,07% tàng 0,16% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,3%).
về công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động:
Các Toà án nhân dân đã thụ lý 432.666 vụ việc; đà giải quyết, xét xử được 379.441 vụ việc, đạt tỷ lệ 87,7%, vượt 2,7% chỉ tiêu đề ra. Trong đó thụ lý theo thủ tục sơ thấm 415.763 vụ việc, đã giải quyết, xét xừ 364.546 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 16.089 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 14.182 và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 814 vụ việc, đà giải quyết, xét xử 713 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 0,61%, giảm 0,03% so với năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,46%); bị sửa là 1,3%, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,6%).
về cơng tác giải quyết các vụ án hành chính:
Tồ án nhân dân các cấp đã thụ lý 10.785 vụ, đã giải quyết, xét xử được
7.142 vụ, đạt tỷ lệ 66,22% (so với năm 2018, thụ lý tăng 279 vụ, giải quyêt, xét xử tăng 567 vụ). Trong đó, thụ lý theo thù tục sơ thẩm 7.969 vụ, đã giải quyết, xét xử 4.950 vụ; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 2.686 vụ, đã giải quyết, xét xử 2.099 vụ và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 130 vụ, đã giải quyết, xét xử 93 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 4,16%, giảm 0,27% so với cùng kỳ nãm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 3,34%). Toà án nhân dân các cấp đã giải thích, đính chính đối với 15 bản án do tun khơng rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án.
về công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm:
Tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp cao phải giải quyết là 15.797 đơn/vụ; đã giải quyết được
8.176 đơn/vụ, đạt tỷ lệ 51,76% (trong đó, Tịa án nhân dân tối cao giải quyết được 1.815/2.724 đơn/vụ, bàng 66,6%; các Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết được 6.361/13.073 đơn/vụ, bằng 48,6%). Trong tổng số 8.176 đơn/vụ đà giải quyết, Tòa án trả lời cho các đương sự là khơng có căn cứ kháng nghị 7.655 đơn/vụ; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 521 đơn/vụ.
về bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:
Các Tòa án đã thụ lý 08 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án, đã giải quyết bồi thường đối với 02 trường hợp, đã chi trả số tiền bồi thường trên thực tế là 511 triệu đồng; ngoài ra, đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 21 vụ án dân sự mà người bị oan, sai khởi kiện các cơ quan nhà nước yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (10 vụ yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, 04 vụ yêu cầu bồi thường thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; 07 vụ yêu cầu bồi thường trong thi hành án dân sự); đã giải quyết được 15 vụ (trong đó 06 vụ sau khi xét xử đương sự có kháng cáo hoặc bi Viện kiểm sát kháng nghị), còn lại đang trong quá trinh xem xét, giải quyết.
Từ số liệu thống kê ở trên, ta có thể nhận thấy rằng:
Riêng tính trong năm 2019 số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Toà án nhân dân tối cao và các Toà án nhân dân cấp cao phải giải quyết là 15.797
đơn/vụ và mới chỉ giải quyêt được hơn một nửa trong sô đỏ tức là 8.176 đơn/vụ, đạt tỷ lệ 51,76% (trong đó, Tịa án nhân dân tối cao giải quyết được 1.815/2.724 đơn/vụ, bằng 66,6%; các Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết được 6.361/13.073 đơn/vụ, bàng 48,6%). Tỷ lệ quyết định, bản án bị sửa do nguyên nhân chủ quan của các vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự cũng tăng lên so với những năm trước. Từ những số liệu trên, ta có thể thấy được thực trạng vấn đề vi phạm quyền được bảo xét xử công bằng ở Việt Nam vẫn cịn khá phồ biến, vẫn có khá nhiều vụ án, vụ việc xét xử oan, sai, chưa đúng người, đúng tội.
Dưới đây là một vụ án oan, sai điển hình của nước ta:
Vụ án giết người tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nội dụng cụ thể của vụ án như sau:
Ngày 15/8/2003 xảy ra vụ án giết người tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Hoan, sinh năm 1972, bị sát hại với nhiều thương tích ở đầu, mặt, bụng. Động mạch bị đứt và mất máu cấp đã dẫn đến tử vong. Sau khi thu thập chứng cứ tại hiện trường và qua quá trinh điều tra, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra kết luận điều tra như sau: vào
lúc 22h ngày 15/08/2003, cháu Nguyễn Văn Thanh, người thôn Me khi đi chơi cùng bạn về, qua nhà chị Hoan thấy khép cửa, khơng khóa, trong nhà tắt điện, có tiếng trẻ con khóc. Thanh đã đi gọi bà Hoàng Thị Hội (mẹ đẻ chị Hoan) đến nhà chị Hoan xem sự thế thế nào? Khi bà Hội đẩy cửa vào nhà và bật điện sáng bà choáng váng thấy chị Hoan đang nằm dưới nền nhà lát gạch trong vũng máu và chiếc gối ngủ còn đậy trên mặt. Lúc này, ông Nguyền Đức Đệ là y sỹ kiêm Trưởng thôn Me trực tiếp kiểm tra, thăm khám sơ bộ cho chị Hoan, khẳng định nạn nhân đã chết.
Ngày 16/8/2003, cơ quan cảnh sát điều tra, công an tỉnh Bắc Giang tiến hành thủ tục khám nghiệm tử thi và khám nghiệm hiện trường vụ án. Mô tả tại hiện trường, nạn nhân nằm trên vũng máu, xung quanh khu vực dưới chân nạn nhân có mảnh chai vờ và phát hiện một lưỡi dao (xác định là dao bấm) rơi cạnh xác nạn nhân.
Trên nền nhà có nhiều vết chân trần dính máu - trong đó có một vết chân trái có kích thước (chiều dài 23cm, chỗ rộng nhất 8,6cm) cách tường nhà phía tây l,55m;
vết chân trái thứ 2 cách vết thứ nhất 60cm có kích thước (dài 23cm, rộng 8,6cm); vết thứ 3 là chân phải sát vết chân thứ hai có kích thước (dài 23,5cm, rộng 9cm). Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân chết do chấn thương ở đầu, mặt, vết thương ở bụng làm đứt động mạch chủ và mất mấu cấp dẫn đến sốc, trụy tim cấp.
Từ những lời khai của nhân chứng, ông Nguyễn Thanh Chấn được đưa vào diện tình nghi. Ngày 30/8/2003 cơ quan điều tra tiến hành xác định kích thước vết chân của Nguyễn Thanh Chấn thể hiện tại biên bản ghi nhận kết quả có chữ ký của đối tượng tham gia (BL 27) cho thấy: Bàn chân trái của Chấn tính từ đầu ngón chân cái đến gót dài 22cm; chỗ bàn chân rộng bè nhất 8,8cm; bàn chân phải dài 23cm, chỗ rộng nhất 9,6cm. Khi cơ quan điều tra so sánh và đối chứng với kết quả xác định dấu chân của Nguyễn Thanh Chấn thuộc diện nghi vấn, về kích thước cơ học của 2 dấu bàn chân bên phải và bên trái gần đúng kích thước những dấu vết để lại hiện trường của vụ án mạng đêm 15/8/2003 [19].
Ngày 17/8/2003, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án giết người. Ngày 29/9/2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội giết người. Ngày 26/3/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên xử ông Chấn phạm tội giết người, án tù chung thân. Ngày 26-27/7/2004, TAND tối cao tuyên xử y án sơ thẩm, không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Nguyễn Thanh Chấn.
Ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung, ngụ cùng thôn với ông Chấn tại thời điểm xảy ra vụ án ra đầu thú, khai nhận hành vi giết chị Hoan để cướp tài sản. Ngày 29/10/2013, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án hình sự giết người, cướp tài sản và khởi tố bị can với Lý Nguyễn Chung về hai hành vi này. Ngày 04/11/2013, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành kháng nghị tái thẩm số:
01/QĐ-VKSTC-V3, đề nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, tạm đình chỉ thi hành án đối với ông Chấn. Ngày 06/11/2013, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao họp và ra Quyết định tái thẩm số 18/2013/HS-TT, hủy bản án hình sự phúc thẩm số 1241/PTHS ngày 27/7/2004 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội và Bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST ngày 26/3/2004 của TAND tỉnh Bắc Giang đối với Nguyễn Thanh Chấn; chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tối cao để điều tra lại theo
thủ tục chung. Ngày 25/01/2014, Cơ quan cảnh sát điêu Bộ Công an đã ban hành quyết định đinh chỉ điều tra bị can, ơng Chấn chính thức được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là vô tội.
Sáng ngày 17/4/2015 ông Nguyễn Thanh Chấn được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã tổ chức buổi công khai xin lỗi, cải chính theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước.
Ngày 9/5/2014, ông Trần Nhật Luật và ông Đặng Thế Vinh là Điều tra viên và Kiểm sát viên thụ lý chính vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Làm sai lệch hồ sơ vụ án”.
Trong 3 ngày 19-20-21/1/2017, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang đà xét xử, tuyên phạt ông Trần Nhật Luật 12 tháng tù giam và ông Đặng Thể Vinh 8 tháng tù giam về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 30/9/2014 Cục Điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can (nhưng cho tại ngoại) đối với Phạm Tuấn Chiêm (sinh năm 1949, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) để điều tra về hành vi ’’thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ơng Chiêm là cựu thẩm phán Tồ phúc thẩm thuộc TAND tối cao, chủ tọa phiên phúc thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn vào ngày 27 tháng 7 năm 2004. Ông Chiêm được xác định đã sử dụng các chứng cứ được thu thập trái quy định để kết tội ông Chấn.
Sáng 22/5/2014, Lý Nguyễn Chung là nghi can chính đã giết hại chị Nguyễn Thị Hoan trong vụ án “giết người” xảy ra vào ngày 15/8/2003 đã được cơ quan điều tra dẫn giải về thôn Me (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) để tiến hành thực nghiệm lại hiện trường vụ án mạng. Quá trình thực nghiệm, Lý Nguyễn Chung đã diễn tả hành vi phù hợp với lời khai nhận khi đầu thú. Ngày 23/07/2015 Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt Lý Nguyễn Chung 12 năm tù về tội giết người, cướp tài sản.
Từ vụ án trên ta có thể chỉ ra một số sai phạm dẫn đến oan, sai hay nói cách khác là vi phạm quyền được xét xử công bằng như sau:
- Vi phạm quyền bào chữa:
Đen giai đoạn xét xử thì tịa án mới u cầu Đồn luật sư tỉnh Bắc Giang
phân cơng văn phịng luật sư cử luật sư bào chữa cho ông Chấn. Tại giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố thì ơng Chấn khơng mời luật sư bào chữa và Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát tỉnh Bắc Giang cũng khơng u cầu Đồn luật sư phân cơng văn phịng luật sư cử luật sư bào chữa cho ông Chấn. Như vậy, Cơ quan điều tra và Viện kiếm sát đã vi phạm, không thực hiện đúng qui định tại điếm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, sửa đổi bồ sung vào năm 1990, 1992 và 2000 (BLTTHS năm 1988). Trong trường hợp này, theo qui định tại điểm c khoản 1 Điều
154 BLTTHS năm 1988 thì tịa án phải trả hồ sơ cho viện kiểm sát điều tra bổ sung. - Vi phạm quyền suy đốn vơ tội:
Mặc dù lời nhận tội của bị cáo chỉ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án và khơng dùng đó là chứng cứ duy nhất để kết tội nhưng Toà án vẫn chỉ căn cứ vào bản nhận tội của ông Chấn để kết tội ông.
Thực tế cơ quan THTT đã cố tình bỏ qua chứng cứ, đánh giá chứng cứ một cách phiến diện, theo ý chí chủ quan, để tuyên án oan sai đối với ơng Chấn, cụ thể:
Việc xác định hành trình về thời gian của ông Nguyễn Thanh Chấn trong buối tối ngày 15/8/2003 chưa được làm rõ. Lời khai nhận của bị cáo và lời khai của các nhân chứng còn nhiều mâu thuẫn. Một số nhân chứng khai "vào lúc 191130 phút Nguyễn Thanh Chấn vẫn còn đang múc nước tại giếng nhà chị Hoàng Thị Viễn; khoảng thời gian hơn 20 phút từ 19 giờ đến khoảng 19 giờ 25 phút Nguyễn Thanh Chấn đi đâu, làm gì với ai thì bị cáo hồn tồn khơng chứng minh được”. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 27/7/2004, nhân chứng Phạm Thị Nhâm và Nguyễn Văn Thực vẫn tiếp tục khẳng định và xác nhận “khoảng 19 giờ 20 phút ngày 15/8/2003 bà Nhâm ra quán anh Chấn mua hàng thì gặp anh Nguyễn Văn Thực vào gọi điện thoại
ở quán, anh Chấn là người bấm máy cho anh Thực gọi, lúc đó ơng Quyền đến mua mắm cũng biết”. Anh Nguyễn Văn Thực cũng xác nhận “khoảng 19 giờ 30 phút ngày 15/8/2003 anh gọi điện tại quán nhà Chấn, anh Chấn bấm máy cho anh gọi”. Lời khai của các anh Nguyễn Vãn An, Lê Vàn Giới “thời điếm các nhân chứng này