3.2. Giải pháp bảo đảm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam
3.2.4. Bảo đảm quyền được suy đoán vô tội
Việc nội luật hoá các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người trong đó có quyền suy đốn vơ tội trong Hiến pháp và Bộ luật nước ta là một sự tiến bộ vượt bậc cần được ghi nhận và phát huy, tạo cơ sở vững chắc trong việc bảo đảm quyền được xét xử công bằng của người bị buộc tội. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng và thi hành quyền được suy đốn vơ tội vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quỵ định phảp luật nhằm bảo đảm, tôn trọng quyền được suy đoản vô tội, quyền được ỉm lặng cùa bị can, bị cáo.
Cần phải có các quy định pháp luật cụ thể về quyền được suy đốn vơ tội, quyền im lặng của bị can, bị cáo. Trong đó nêu rõ cách thức thực hiện, trinh tự thủ tục tiến hành để bảo vệ hai quyền nói trên, cần sửa đổi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến phần các tội phạm. Quy định cụ thể về tội phạm và xác định rõ ranh giới giữa tội phạm và không phải tội phạm, các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt để đảm bảo rằng các dấu hiệu đó được hiểu theo một cách chính xác và thống nhất khi áp dụng vào thực tiễn. Việc biểu đạt ngôn từ dùng trong các văn bản hướng dẫn cũng cần phải được chú trọng để tránh các cách hiểu xác định tội phạm khác nhau, cần phải quy định rõ thế nào là quyền được suy đốn vơ tội, quyền im
lặng và đưa ra được những chế tài xử phạt cụ thể nếu vi phạm nhừng quyền này.
Hai là, nâng cao kỹ năng chuyên môn, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với những người tham gia tố tụng
Thực tế cho thấy quyền được suy đốn vơ tội bị vi phạm trên thực tế chủ yếu
là do các chủ thê như người tiên hành tô tụng: Điêu tra viên, kiêm sát viên, thâm phán thậm chí là cả luật sư quy chụp cho những người bị buộc tội là họ chắc chắn có tội mà khơng có cái nhỉn khách quan đối với những người bị buộc tội, và cũng chính bởi ln coi họ là những người có tội nên ln ln có hướng tìm cách chứng minh điều họ suy đốn là đúng. Chính vì vậy, điều cần làm hiện nay ngồi việc sửa đồi, bồ sung, quy định rõ ràng của pháp luật thì việc nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng là rất cần thiết. Việc thiếu hụt về số lượng Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên cùng với mức độ phức tạp của các vụ án ngày càng tăng chính vì điều đó mà những người tiến hành tố tụng này luôn phải chịu nhiều áp lực đối với cơng việc. Vì vậy cần phải có những chính sách hỗ trợ thiết thực, tố chức tập huấn về nghiệp vụ thường xuyên hàng năm, tổ chức báo cáo rút kinh nghiệm, đưa ra được những ưu khuyết điểm để từ đó nâng cao được trách nhiệm của mình, đảm bảo được quyền xét xử công bằng mà cụ thể là đảm bảo quyền được suy đốn vơ tội của bị can, bị cáo.