Bảo đảm quyền được bồi thường do bị xét xử oan sai

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 108)

3.2. Giải pháp bảo đảm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam

3.2.5. Bảo đảm quyền được bồi thường do bị xét xử oan sai

Trong quá trình hoạt động tư pháp ở Việt Nam những năm qua đã có nhiều chuyền biến tích cực đáng ghi nhận trong đó số vụ án oan, sai đã được giảm mạnh, quyền được bồi thường do bị xét xử oan sai đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, số vụ án oan, sai vẫn còn làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị hại, gây mất lòng tin của nhân dân đối với cơng lý và làm giảm uy tín của Nhà nước. Chính vì vậy, để nâng cao quyền được bồi thường do bị xét xử oan sai tác giả xin được đưa ra một số đề xuất như sau:

Một là, sửa đồi, bố sung một số quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước do bị xét xử oan sai trong đó nên quy định rõ hơn nguyên tắc chung là cơ

quan có trách nhiệm bồi thường phải là cơ quan có lỗi khi tiến hành tố tụng, bởi một số trường hợp như làm mất hoặc thất lạc hồ sơ thì vẫn phải xác định bồi thường bình thường, tránh tình trạng tranh chấp, đùn đẩy trách nhiệm bồi thường của các cơ quan. Nên quy định thêm thời hạn thương lượng bồi thường để cơ quan có trách

nhiệm bơi thường và người bị thiệt hại có thêm thời gian thơng nhât vê việc bơi thường. Làm sao đế người bị thiệt hại nhận được mức bồi thường xứng đáng với những thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Hai là, đơn giản hố các trình tự, thủ tục và điều kiện tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại. Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại.• • •

Ba là, nâng cao năng lực chun mơn, chuẩn hố đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ có trách nhiệm trong việc bồi thường do xét xử oan sai. Xã hội ngày càng phát triển và không ngừng thay đổi, các văn bản pháp luật ngày càng nhiều chính vì vậy việc cập nhật kiến thức chun môn, nâng cao kỹ năng hành nghề, chuẩn hoá đạo đức, tác phong nghiệp vụ là một yếu tố trọng yếu và vô cùng cần thiết. Một số lãnh đạo các cơ quan tố tụng cần phải có những quan tâm đúng mực đối với vấn đề bồi thường thiệt hại nếu do lỗi của các cán bộ cơ quan mình gây ra. Từ đó rút kinh nghiệm cho các hoạt động tố tụng về sau.

Ngoài ra, cần phải phối hợp chặt chẽ hơn, làm tốt công tác dự báo tốt hơn để dự trù kinh phí bồi thường, nhàm tránh trường hợp khi có oan, sai xảy ra cần bồi thường nhưng lại khơng có kinh phí khiến người bị oan, sai bức xúc kéo dài.

3.2.6.Bảo đảm thời hạntrong cácgiaiđoạn tồtụng

Vấn đề bảo đảm thời hạn trong giai đoạn tố tụng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền được xét xử cơng bằng nói riêng. Một người nếu bị vi phạm quyền này sẽ gây ảnh hưởng tới những những quyền khác đặc biệt là các quyền tự do. Để khắc phục tình trạng vi phạm thời hạn trong các giai đoạn tố tụng tác giả xin được đưa ra một số giải pháp như sau:

Một là, sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật hiện hành để phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Các quan hệ xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường chính vi vậy việc sửa đổi bổ sung luật để phù hợp với quy luật này là một điều tất yếu. Tăng cường hướng dẫn, bảo đảm áp dụng pháp luật một cách thống nhất và tập trung giải đáp mọi thắc mắc về chuyên môn, nghiệp vụ một cách kịp thời, nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trinh giải quyết vụ án.

Tránh tình trạng đê vụ án kéo dài quá lâu, nhât là trong tình hình dịch bệnh covid hiện nay cần phải có những giải pháp, hướng dẫn thực hiện cụ thể đối với từng giai đoạn tố tụng đồng thời gắn liền với những biện pháp đảm bảo phòng tránh dịch theo quy định. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp cho bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng.

Hai là, Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức nâng cao năng lực và trình độ chun môn. Cập nhật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới. Khuyến khích cán bộ, cơng chức tự nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao trình độ chun mơn của bản thân. Tãng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Ba là, đẩy mạnh các hoạt động phục vụ cho công tác giải quyết vụ án được đúng thời hạn. Yêu cầu các cơ quan, tố chức có liên quan đến vụ án, vụ việc phối hợp thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của minh. Đưa ra những chế tài cụ thể nếu cố tình gây khó khăn làm ảnh hưởng tới thời hạn giải quyết vụ án, vụ viêc trên thưc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền được xét xừ công bằng ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết nhàm thực hiện kịp thời, đúng đắn và thế chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chù nghĩa, vấn đề cơ bản để bảo đảm quyền xét xử công bằng là phải biết vận dụng chuẩn xác, kịp thời, toàn diện tư tưởng của Đảng vào việc cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triền của xã hội, đáp ứng được đủ yêu cầu bảo đảm quyền được xét xử công bằng trong thực tế.

Quy luật xã hội luôn vận động, thay đổi và pháp luật phải phản ánh được những quy luật ấy. Do đó Nhà nước cần phải thường xun rà sốt, sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật lỗi thời, thay vào đó những quy định phù hợp với tình hình xã hội. Việc hồn thiện pháp luật, nhất là pháp luật về tố tụng cần thực hiện theo hướng các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng cần phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, tránh sự vi phạm, gây hiểu nhầm, đặc biệt là các quy định liên quan đến cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các hoạt động điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, kháng cáo, kháng nghị. Các giải pháp đặt ra để hoàn thiện pháp luật phải chú trọng phương diện tơn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cùa người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Hoạt động xét xử ở các cấp xét xử phải được tiến hành cơng khai, minh bạch, có tính giải trình cao, tạo điều kiện tối đa cho việc kiểm tra, giám sát của xã hội đối với hoạt động xét xừ của Tòa án. Quy định chi tiết các điều kiện cho việc tổ chức Tòa án xét xử theo nguyên tắc hai cấp xét xử, độc lập xét xử có hiệu quả, tăng cường tính độc lập của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp và quyền hành pháp, tăng cường trách nhiệm và tính độc lập của thấm phán, áp dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình xét xử nhằm đảm bảo quyền được xét xử công bằng một cách hiệu quả nhất.

Việc chuyển đổi từ tố tụng xét hỏi sang tố tụng tranh tụng là một trong những nội dung mang tính đột phá quan trọng và được nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang

áp dụng có hiệu quả nhăm đảm bảo tính khách quan, độc lập cơng khai và khơng thiên vị trong quá trinh xét xử. Ngoài ra tại chuơng này, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất về nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người tiến hành tố tụng bởi vai trò của những người này trong việc nâng cao quyền được xét xử công bằng là rất lớn. Yếu tố con người là yếu tố then chốt giúp mở khoá, bảo đảm, cải thiện, nâng cao quyền con người nói chung và quyền được xét xử cơng bằng nói riêng.

KẾT LUẬN

Quyền được xét xử công bằng là một quyền con người cơ bản, mang tính phổ quát cao. Quyền này là một tập hợp các quyền như: Quyền bình đẳng trước tồ án, được xét xử bởi tòa án độc lập, cơng khai và khơng thiên vị; quyền suy đốn vô tội, quyền của người bị buộc tội; Quyền được xét xử theo thủ tục riêng của người chưa thành niên; Quyền được xem xét bởi một toà án cấp cao hơn; quyền được bồi thường trong trường họp oan, sai; Quyền khơng bị áp dụng các luật có hiệu lực hồi tố, khơng bị xét xử hai lần vì cùng một tội.

Quyền được xét xử công bằng là một vấn đề rộng lớn và chưa được nghiên cứu nhiều trong khoa học pháp lý của nước ta hiện nay. Đây là một vấn đề đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội cả về mặt lỷ luận và thực tiễn. Cũng chính vì vậy mà tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Báo đảm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Luận văn đã nghiên cứu và đạt được một số kết quả nghiên cứu sau: ỉ/ Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm một sổ vấn đề lỷ luận về quyền được xét xử công hằng theo pháp luật quốc tế, đưa ra được những vai trò, tầm quan trọng của quyền được xét xử công bằng và những hậu quả nếu vi phạm quyền này. 2/ Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra được những quyền được xét xử công bằng hay bị vi phạm và từ đó tìm ra được những hạn chế, bất cập và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vỉ phạm này. 3/ Luận văn cũng đã đưa ra được một số đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và tăng cường bảo đảm quyền được xét xử công bằng trên thực tế.

Thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:

1. Quyền được xét xử công bằng là một quyền con người cơ bản và có tính phố qt cao, tồn tại trong tất cả các vụ án hình sự và phi hình sự. Bao gồm một

tập hợp các báo đảm tố tụng được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận và bảo vệ nhằm bảo đảm quá trình xét xử được cơng bằng, trong đó bao gồm các quyền như: Quyền bình đẳng trước toà án và được xét xử bởi toà án độc lập, không thiên

vị, công khai; Quyên bào chữa; Quyên được xét xử theo thủ tục riêng của người chưa thành niên; Quyền kháng cáo; Quyền được bồi thường khi bị kết án oan;

Quyền không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh; Khơng bị truy cứu hình sự vì lỷ do khơng thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng; Khơng bị coi là có tội nếu hành vi khơng Cấu thành tội phạm theo pháp luật vào thời diêm thực hiện hành vi; Không áp dụng hồi tố...”

Bảo đảm quyền được xét xử công bằng là các biện pháp, phương thức, công cụ để chống lại sự xâm phạm quyền được xét xử công bằng đã được pháp luật của các quốc gia ghi nhận cho các chủ thê tham gia vào quan hệ pháp luật khơng bị xâm phạm và có tính khả thi trong thực tế.

Quyền được xét xử công bằng có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người khác trên thực tế. Nếu quyền được xét xử cơng bằng được bảo đảm thì những quyền con người khác cũng được bảo đảm và tôn trọng và ngược lại. Quyền được xét xử công bằng cũng là cơ sở, nền tảng, trung tâm của pháp quyền. Xét xử công bằng là nhiệm vụ bảo vệ địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Thượng tôn pháp luật giúp đảm bảo được quyền được xét xử cơng bằng. Ngồi ra quyền được xét xử công bằng còn liên quan đến phát triển kinh tế - xà hội bởi một đất nước mà quyền được xét xử công bằng được đảm bảo, công lý được thực thi, pháp luật được thượng tơn thì niềm tin nhân dân vào nhà Nhà nước được củng cố, nhân dân chăm lo phát triển kinh tế, xã hội văn minh. Việc vi phạm quyền được xét xử công bằng sè làm ảnh hưởng và gây hậu quả nghiêm trọng đối với các quyền con người khá như quyền sổng, Quyền tự do, Quyền sở hữu và các quyền kinh tế xã hội khác...

2. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo đảm các quyền con người trong đó có quyền được xét xử cơng bằng. Các quy định pháp luật về quyền được xét xử công bằng đã được ghi nhận tương đối đầy đủ so với pháp luật quốc tế. Những quy định này được ghi nhận tại Hiến pháp và các bộ luật quan trọng của nước ta, vừa mang tính kế thừa những quy định tiến bộ của các nước trên thế giới, vừa có tính sáng tạo nhằm phù hợp với tình hình thực tế trong nước đảm

bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình xét

xử, việc đảm bảo quyền được xét xử công bằng vẫn bị vi phạm ở nhiều nơi với nhiều phương thức khác nhau. Những quyền thường hay bị vi phạm trên thực tế đó là: Vi phạm quyền được xét xử bởi toà án độc lập, không thiên vị và công khai, vi phạm quyền quyền được suy đốn vơ tội, vi phạm quyền bào chữa, vi phạm quyền được bồi thường do bị xét xử oan sai.

3. Sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá được thực trạng bảo đảm quyền được xét xử công bằng, đặc biệt là những bất cập, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến vi phạm các quyền được xét xử công bằng trên thực tế tác giả đã đưa ra phương hướng và một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao quyền được xét xử công bằng trong các quy định pháp luật và việc thực thi, tuân thủ những quy định này trên thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

___ _____ _ __F

I. Tài liệu Tiêng Việtrp y ♦ 1*A__ ____ > 7* J

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.

Vũ Ngọc Bình (tuyển chọn) (2000), Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tịa ản trong quyền con người trong quản lỷ Tưphảp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Vũ Ngọc Bình (tuyển chọn), Các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam giữ hay tù dưới bất kỳ hình thức nào, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Vũ Ngọc Bình (tuyển chọn), Các nguyên tắc cơ bản về vai trị của Luật sư,

Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Chí, Chu Thị Ngọc, Toà án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước Pháp Quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Chí (2001), Giảo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chính phù Việt Nam - Chương trình Phát triển Liên Họp quốc (UNDP) (2013), Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”,

“Báo cảo nghiên cứu rà soát quy định pháp luật Việt Nam về cảc quyền dân sự chính trị”, tháng 12/2013.

Cổng thơng tin điện tử Quốc hội (2020), Báo đảm giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiếm sát nhân dân,

https://qưochoi.vn/ƯserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx ?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=50766, [Truy cập ngày 24/08/2021].

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên (2011),

Giáo trình Lỷ luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Đăng Dung chủ biên (2020), Hệ thống toà án Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)