Phương hướng bảo đảm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 87)

Nâng cao hiệu quả bảo đảm quyên được xét xử công băng trong hệ thông pháp luật và thực tế tại Việt Nam là một đòi hỏi khách quan, Cấp thiết và mang tính quy luật để có thể thích ứng với những đổi mới về văn hoá, kinh tế, xã hội, hệ thống chính trị. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đề ra cùng với nhiệm vụ cải cách tư pháp, tất cả hướng tới mục tiêu lớn đó là “thực hiện cơng cuộc đối mới tồn diện đất nước”. Từ những phương hướng bảo đảm quyền được xét xử công bằng ta đưa ra những giải pháp hữu hiệu, thiết thực để bảo đảm được những quyền này trên thực tế.

3.1. Phương hướng bảo đảm quyền được xét xử công bằng ở Việt Namhiện nay hiện nay

Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền được xét xử cơng bằng nói riêng là phương hướng nhất quán xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề này đà được đặt ra tại các kỳ Đại hội cúa Đảng và các văn kiện ban hành sau Đại hội như: Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về Phạm vi

trách nhiệm, quyển hạn giữa cấp uỷ Đảng với Đảng uỷ Công an, Ban can sự Đảng Tồ án nhân dân trong cơng tác bảo vệ Đáng và xử lỷ tội phạm liên quan đến cán bộ, đáng viên; Chỉ thị số 53-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 21/3/2000 về Một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/01/2002 về một sổ nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Nghị quyết này đã đề cập một cách toàn diện vấn đề cải cách tư pháp, trong đó đưa ra cả nhừng quan điểm chung và chù trương, giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan Tư pháp, tất cả nhằm mục tiêu bảo đảm quyền con người nói chung và quyền được xét xử cơng bàng nói riêng. Đối với Tồ án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh:

Cần phân định thẩm quyền của Toà án các cấp theo hướng Toà án nhân dân tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật

và giám đôc xét xử các quyêt định, bản án đà có hiệu lực pháp luật. Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện cơng tác xét xử phúc thẩm, Tồ án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động.

Đặc biệt ngày 02/06/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW có tính chun biệt về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 với nhiều nội dung khác nhau, trong đó xác định Tồ án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp. Mục tiêu chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020 mà Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra là:

Xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực cao.

Trong Nghị quyết cũng đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải tổ chức lại Toà án:

Tổ chức Tồ án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tồ án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một

số đơn vị hành chính cấp huyện; tồ án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thấm; Tồ án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tồng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Việc cải cách tư pháp có ý nghĩa vơ cùng lớn và cấp bách trong giai đoạn hiện nay của nước ta. Bởi, muốn bảo vệ quyền được xét xử cơng bằng thì trước hết cần phải xây dựng được hệ thống Tồ án cơng minh, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Gần đây tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh chủ trương tiếp tục cải cách tư pháp và đề cao việc đối mới phương thức lành đạo của Đảng. Cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người cụ thể là quyền được xét xử công bằng, đồng thời phải là công cụ hữu

hiệu đê bảo vệ pháp luật và pháp chê XHCN, đâu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng nhấn mạnh:

Cải cách tư pháp trên một số lĩnh vực có bước đột phá. Tồ chức bộ máy cùa Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện tồn, chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân [12].

Đồng thời trong Nghị quyết cũng xác định bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm tồn tại trong cải cách tư pháp cần khắc phục do một số nguyên nhân chủ quan như: “nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về một số chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật cùa Nhà nước cịn chưa sâu sắc, thiếu thống nhất, do vậy, một số công việc triển khai thiếu kiên quyết, lúng túng”. Ngày 7/6/2021, Chù tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trường Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao về dự thảo đề án “Đổi mới tổ chức bộ máy Toà án nhân dân tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII của Đảng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới” đây là bước đầu tiên đế xây dựng lộ trình cải cách tư pháp mới 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị ban hành năm 2005. Như vậy, sẽ có hai giai đoạn đề thực hiện đó là từ nay đến 2022 tập trung chủ yếu vào cải cách nội bộ, sơ bộ, thí điểm các nội dung. Sau năm 2022 sẽ tiến hành xác định lại địa vị pháp lý, hoạt động, nội dung, tố tụng.

Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền con người mà cụ thể là quyền được xét xử công bằng, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nỗ lực để đưa ra những phương hướng thiết thực, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế trong hệ thống tư pháp nhằm hướng tới cải cách tư pháp nói chung và hệ thống Tồ án nhân dân nói riêng, đảm bảo quyền và lợi ích họp pháp cho người dân, đảm bảo được quyền xét xử công bằng, cụ thể:

Thứ nhât, Việc đảm bảo quyên được xét xử công băng là vân đê cân thiêt, cấp bách nhưng phải xuất phát từ hoàn cảnh xã hội cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Một Nhà nước muốn đảm bảo quyền được xét xử công bằng cho người dân của mình khơng có nghĩa là phải áp dụng ngun mẫu những mô hỉnh đảm bảo quyền được xét xử công bằng tiến bộ của các nước khác vào nước ta mà cần phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thề của mỗi nước về kinh tế, xã hội, văn hoá, địa lý... chúng ta cần phải kế thừa, chọn lựa tinh hoa pháp lý nhân loại, vừa phải phù hợp với kinh tế, văn hoá, xã hội, truyền thống lịch sử của dân tộc. Có như vậy

quyền được xét xử công bằng mới được tiếp nhận và thực thi có hiệu quả.

Thứ hai, để đảm bảo quyền được xét xử công bằng, hệ thống tư pháp phải công khai, nghiêm minh, liêm chính, cơng bằng, nhân đạo, giản tiện, dễ tiếp cận hơn đối với người dân, khi họ cần đến sự bảo hộ hay can thiệp của hệ thống tư pháp, nhàm mục đích bảo vệ và phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền được xét xử công bằng cho người dân, cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng công khai, dân chủ, cơng bằng tại phiên tồ, đảm bảo phát huy được sự tham gia ngày càng sâu rộng, tích cực, chủ động của nhân dân vào công tác tư pháp, cần đưa ra được những quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiếu về trình tự, thủ tục tố tụng bảo đảm quyền được xét xử công bằng. Chú trọng việc giải thích hướng dẫn áp dụng pháp luật bảo đảm quyền được xét xử công bàng được thực thi trên thực tế, nâng cao năng lực của người tiến hành tố tụng cả về chất lượng và số lượng làm cơ sở nâng cao năng chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Từ đó từng bước thay đổi nhận thức của xã hội đối với toà án. Tạo niềm tin vững chắc của nhân dân và hệ thống tư pháp nước nhà. Đồng thời, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tiến hành tố tụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động này được diễn ra đạt hiệu quả cao, bảo đảm

quyền được xét xử cơng bằng.

Thứ ba, Ngun tắc độc lập của Tồ án là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền được xét xử công bằng. Nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp đòi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ được

làm những gì mà pháp luật cho phép, đúng quy trình theo quy định của pháp luật. Lưu ý ràng độc lập ở đây phải được xác định độc lập cả thiết chế bên trong của hệ thống toà án lẫn bên ngoài đối với cơ quan nhà nước khác. Độc lập thiết chế bên trong toà án tức là độc lập giữa các toà án trong cùng một hệ thống, độc lập giữa thấm phán với chánh án toà án, độc lập của thẩm phán đối với hội thấm nhân dân... Độc lập bên ngoài tức là độc lập tư pháp đối với lập pháp và hành pháp, độc lập giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan chính quyền địa phương.

Thứ tư, Tồ án phải trở thành một công cụ đảm bảo cho pháp luật có tính tối cao. Muốn đảm bảo được quyền xét xử công bằng, cải cách nền tư pháp nước nhà thì đầu tiên cần phải cải cách thể chế và hoàn thiện pháp luật về tư pháp. Các vấn đề được đặt ra để cải cách tư pháp cần phải được quy định hoá trong Hiếp pháp và hệ thống pháp luật. Các tổ chức, hoạt động vi phạm, các vi phạm xâm hại đến quan hệ mà pháp luật bảo vệ, làm giảm hiệu quả quản lý cùa nhà nước đều phải bị phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

3.2. Giải pháp bảo đảm quyền đưực xét xử công bằng ỏ’ Việt Nam hiện nay

Từ những phương hướng cơ bản đã phân tích ở trên, sau đây là một số kiến nghị cụ thề cho việc bảo đảm quyền được xét xử công bằng trên thực tế và thực thi có hiệu quả, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam hiện nay:

3.2.1. Giải pháp năng cao một số quyền trước giai đoạn xétxử

Như đã phân tích ở trên, giai đoạn tiền xét xử có mối quan hệ mật thiết và làm tiền đề cho giai đoạn xét xử, nếu các quyền cơ bản ở giai đoạn tiền đề này bị xâm hại thì các quyền ở giai đoạn sau sẽ bị ảnh hưởng. Đe tránh tình trạng "bức cung nhục hình" như hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần lắp đặt hệ thống camera theo dõi, giám sát và giao cho một tổ chức, cơ quan khác không nằm trong hệ thống cơ quan điều tra, viện kiểm sát để kiểm sốt (có thể thiết lập tại phịng lấy lời khai, khẩu cung, hoặc dọc theo hành lang từ phòng giam tới phòng lấy lời khai). Việc nhục hình thường diễn ra đi kèm với việc bức cung. Nếu thật sự có hiện tượng bức cung nhục hình xảy ra, camera sẽ lưu lại được những hành vi này của họ, đây cũng chính là căn cứ để quyết định xem

ràng họ có đang vi phạm những quy định của pháp luật tố tụng hay khơng. Ngồi ra cần chuẩn bị trang thiết bị ghi âm, ghi hình có chất lượng đảm bảo để khơng bị bỏ

lọt các tình tiết dù là nhỏ nhất.

Thử hai, cần phải có chế tài xử phạt, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp bức cung nhục hình. Việc sử dụng nhục hình thường là những người thực thi pháp luật, những người có thể dễ dàng lợi dụng sơ hở do nắm trong tay quyền thực hành các quy định của pháp luật liên quan. Họ dễ dàng nhục hỉnh để thực thi bởi họ biết cơ chế, chế tài xử phạt chưa thật sự được nghiêm minh, chưa thực sự đủ mạnh để răn đe, nên họ vẫn có thể thực hiện.

Thứ ba, yếu tố cốt lõi cho mọi giải pháp vẫn chủ yếu là con người, chính vi vậy cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp có trinh độ chuyên môn, phấm chất đạo đức tốt, thường xuyên bồi dường trình độ chun mơn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, các cơ quan quản lý nhà nước có thể cho phép một cơ quan giám sát độc lập, ngồi Viện kiềm sát, có thề là một tiểu ban giám sát thuộc Quốc hội thực thi giám sát những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan đế tránh tình trạng bức cung nhục hình. Tiều ban giám sát thuộc Quốc hội có chức năng độc lập với các cơ quan thực thi pháp luật, chịu sự phân cơng của Quốc hội, và có vai trị phối hợp chung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan điều tra nói riêng, nhằm đảm bảo công tâm, khách quan, minh bạch hơn, tránh được sự lạm dụng quyền lực đề bức cung, nhục hình người bị tình nghi, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can.

3.2.2. Giải pháp nãngcao quyền được xét xử bởi một tồ án độc lập,cơng

khai vàkhơng thiênvị

Mục đích của ngun tắc tồ án độc lập, cơng khai và khơng thiên vị là làm cho Thẩm phán được tự do trong xét xử để toà án thuận tiện hơn trong việc phục vụ công lý, bảo vệ quyền lợi của các bên. Tính độc lập của tồ án thế hiện ở việc tồ án phải có quyền quyết định các vụ việc một cách vô tư, không thiên vị, dựa trên bản

chất của sự việc và theo luật pháp mà không chịu nhừng hạn chế, tác động hay ảnh

hưởng không phù hợp, hoặc sự dụ dỗ, sức ép, đe doạ hay can thiệp sai trái, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ bất cứ chù thế nào, với bất cứ lý do nào [9]. Tuy nhiên, thực tế nước ta hiện nay nguyên tắc toà án độc lập vẫn chưa thực sự được bảo đảm và thực thi cả về đảm bảo độc lập ở góc độ thiết chế bên ngoài và đảm bảo độc lập thiết chế bên trong toà án dẫn đến nhiều trường hợp xét xử oan, sai, vi phạm quyền được xét xử cơng bằng. Chính vì vậy, muốn nâng cao quyền được xét xử công bằng ở nước ta hiện nay, cần phải đảm bảo được nguyên tắc độc lập của toà án, cải thiện và nâng cao tính độc lập của Tồ án bao gồm: Thay đổi nhận thức của xã hội đối với Tồ án, Tồ án có hành chính nội bộ và ngân sách riêng; Tăng cường trách

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)