Bảo đảm công bằng về quyền được xét xử theo thủ tục riêng của

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55)

người chưa thànhniên

Việt Nam là một trong những nước đã tham gia công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, công ước ICCPR năm 1966. Hiện nay, trong pháp luật Hình sự, Tố tụng hình sự, hàng loạt các chế định pháp luật mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội. Đó là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên; nghĩa vụ của các cơ quan, người tiến hành tố tụng,... đối với người chưa thành niên phạm tội. Toàn bộ những quy định đó thể hiện những tư tưởng, nguyên tắc của Nhà nước ta mang tính nhân đạo và hướng tới mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của người chưa thành niên không bị tước bở một cách trái luật.

Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự ghi nhận rõ các nguyên tác, trong đó có nguyên tắc không phân biệt đối xử khi giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, cũng quy định các chế tài áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi và bảo vệ khỏi sự vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Người chưa thành niên thuộc nhóm đối tượng đặc biệt có các quyền cụ thể phải được tơn trọng ở mọi giai đoạn trong quá trình tố tụng. Do các em chưa trưởng thành, và dề bị tốn thương nên pháp luật nước ta đã quy định hệ thống các quyền riêng phù hợp với lứa tuổi chưa trưởng thành cùa người chưa thành niên; đồng thời đặt ra các yêu cầu đối với người tham gia giải quyết vụ

án có người chưa thành niên phạm tội đêu phải tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật. Người chưa thành niên có quyền được bảo vệ ờ mọi giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo cho các em được đối xử công bằng và các quyền của các em được tôn trọng đầy đủ.

Quyền này được ghi nhận tại Chương XXVIII Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về “Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi”. Tại chương XII Bộ luật hình

sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định đối với nhừng người dưới 18 tuổi phạm tội trong đó có các nguyên tắc xử lý, biện pháp tư pháp, tống hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khơng áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc án từ hình đối với người dưới 18 tuổi.

2.1.6. Bảođảmcơng bằngvề quyềnđược u cầu Tồ án cấpcao hơnxem

xét lại bản án vàhình phạtvớimình theo quy định củaphápluật

Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận quyền kháng cáo trong cả pháp luật hình sự và phi hình sự qua nguyên tắc hai cấp xét xử đã được hiến định (khoản 6, Điều 103 Hiến pháp 2013).

Đồng thời, nội dung này cũng được thể hiện cụ thể tại điều 27 BLTTHS 2015, cụ thể:

1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.Bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thỉ vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thấm của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thấm hoặc tái thẩm.

Trong điều 6 của Luật tố chức Toà án quy định về bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo đó:

1. Chê độ xét xử sơ thâm, phúc thâm được bảo đảm.Bản án, quyêt định sơ thấm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do luật định thì có hiệu lực pháp luật.Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Quyền kháng cáo tạo ra một trong những điều kiện làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật cùa Tịa án dưới trực tiếp. Thơng qua việc xét xử phúc thẩm, Tịa án cấp trên trực tiếp khơng chỉ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thấm chưa có hiệu lực pháp luật mà cịn phát hiện, khắc phục kịp thời các thiếu sót, sai lầm về xét xử của Tòa án cấp dưới. Đồng thời, quyền kháng cáo là một trong những phương tiện hữu hiệu để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đặc biệt là của bị cáo trong tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, thơng qua việc xét xử các vụ án do cơng dân thực hiện quyền kháng cáo, Tịa án cấp phúc thấm góp phần đảm bảo nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử, tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật và củng cố niềm tin vào công lý, công bằng xã hội.

2.7.7. Bảo đăm cơngbằngvềquyền đượcbồithường trong trườnghợpoansai

Ờ khía cạnh bảo đảm công bằng về quyền được bồi thường trong pháp luật Việt Nam, khoản 5 điều 31 Hiến pháp năm 2013 có ghi rõ: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự”. Nguyên tắc hiến định này được quy định cụ thể hoá một bước trở thành chế độ trách nhiệm pháp lý của các cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng gây oan sai. Tại điều 31 BLTTHS năm 2015 đã quy định:

Người bị giữ trong trường hợp khân câp, người bị băt, bị tạm giừ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra. Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị xét xử oan sai hiện nay đà được quy định cụ thể trong luật bồi thường nhà nước. Theo đó thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có vãn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành cơng vụ là trái pháp luật hoặc có văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại (Điều 4 Luật bồi thường nhà nước). Các điều khoản về mức bồi thường, thời hạn yêu cầu bồi thường, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường cũng đã được quy định cụ thề.

_ A 2 2

2.1.8.Bảođảm côngbăngvê quyên khôngbị ápdụng các luật cỏ hiệu lực hồitố,không bị xétxử hailần vềcùng mộttội

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Điều 7 Bộ luật hình sự nêu rõ:

Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. Điều• • • > • ♦ • • •

r

luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiêt tăng nặng mới hoặc hạn chê phạm vi áp dụng án treo, miên trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác khơng có lợi cho người phạm tội, thì khơng được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Thực hiện nguyên tăc nhân đạo, luật hình sự Việt Nam cho phép vận dụng

nguyên tăc hơi tơ trong trường hợp có lợi cho người phạm tội theo đó tại khoản 3 điều 7 có quy định:

Điều luật xóa bở một tội phạm, một hỉnh phạt, một tỉnh tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

về việc không bị xét xử hai lần về cùng một tội phạm, tại khoản 3, Điều 31 của Hiến pháp 2013 có quy định: “Khơng ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”. Nội dung này đã được cụ thể hóa tại Điều 14 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể: “Khơng được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tịa án đà có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm”.

2.2. Thực trạng pháp luật đảm bảo quyền đưọc xét xử công bằng ỏ’ Việt Nam hiện nay

2.2.1. Đánh giáchung về thực trạng thực hiện pháp luật đảm bảoquyền

được xétxử công bằng ởViệtNamhiện nay

Ở Việt Nam như đã trình bày ở trên, ngay từ khi mới thành lập chính quyền, Đảng ta đã chú trọng ngay đến việc củng cố và hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong đó có quyền được xét xử cơng bằng. Tuy nhiên, việc đảm bảo được quyền này trên thực tế là một thách thức vơ cùng khó khăn khơng chỉ đối với nước ta mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Thực trạng việc thực hiện pháp luật đảm bảo quyền được xét xử cơng bằng cịn nhiều sai phạm, bất cập, xảy ra ở nhiều nơi, với những cách thức, phạm vi, tính chất và nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức số lượng vụ án đảm bảo quyền được xét xử công bằng và số lượng vụ án chưa đảm bảo được xét xử công bàng. Tuy nhiên, để đánh giá về vấn đề này, ta có thể phân tích, khảo sát và thống kê các báo cáo của

TANDTC vê sô vụ án được xét xử trong từng năm, sô vụ án bị huỷ, sửa theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, bị sửa, số vụ án yêu Cầu bồi thường do người bị oan, sai khởi kiện...Từ đó ta có cách nhỉn nhận, đánh giá chung về các vấn đề đảm bảo quyền được xét xử công bằng của nước ta hiện nay.

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm công tác 2020 của các Toà án số 01/BC-TA ngày 09 tháng 01 năm 2020 thì:

về cơng tác xét xử các vụ án hỉnh sự:

Các Toà án đã thụ lý 83.239 vụ với 142.571 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 80.280 vụ với 135.338 bị cáo, đạt tỷ lệ 96,45% về số vụ và 94,93% về số bị cáo (so với năm 2018, thụ lý tăng 121 vụ với 702 bị cáo), vượt 6,45% chỉ tiêu đề ra. Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 67.711 vụ với 117.927 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 66.323 vụ với 114.023 bị cáo; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 14.454 vụ với 22.505 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 13.689 vụ với 20.818 bị cáo và thụ lý theo thù tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1074 vụ với 2139 bị cáo, đã giải quyết, xét xử 268 vụ với 497 bị cáo. Tỳ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 0,78%, giảm 0,01% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,65%); bị sửa là 5,07% tàng 0,16% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,3%).

về công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động:

Các Tồ án nhân dân đã thụ lý 432.666 vụ việc; đà giải quyết, xét xử được 379.441 vụ việc, đạt tỷ lệ 87,7%, vượt 2,7% chỉ tiêu đề ra. Trong đó thụ lý theo thủ tục sơ thấm 415.763 vụ việc, đã giải quyết, xét xừ 364.546 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 16.089 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 14.182 và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 814 vụ việc, đà giải quyết, xét xử 713 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 0,61%, giảm 0,03% so với năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,46%); bị sửa là 1,3%, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,6%).

về công tác giải quyết các vụ án hành chính:

Tồ án nhân dân các cấp đã thụ lý 10.785 vụ, đã giải quyết, xét xử được

7.142 vụ, đạt tỷ lệ 66,22% (so với năm 2018, thụ lý tăng 279 vụ, giải quyêt, xét xử tăng 567 vụ). Trong đó, thụ lý theo thù tục sơ thẩm 7.969 vụ, đã giải quyết, xét xử 4.950 vụ; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 2.686 vụ, đã giải quyết, xét xử 2.099 vụ và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 130 vụ, đã giải quyết, xét xử 93 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 4,16%, giảm 0,27% so với cùng kỳ nãm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 3,34%). Toà án nhân dân các cấp đã giải thích, đính chính đối với 15 bản án do tun khơng rõ ràng, gây khó khăn cho cơng tác thi hành án.

về công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm:

Tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp cao phải giải quyết là 15.797 đơn/vụ; đã giải quyết được

8.176 đơn/vụ, đạt tỷ lệ 51,76% (trong đó, Tịa án nhân dân tối cao giải quyết được 1.815/2.724 đơn/vụ, bàng 66,6%; các Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết được 6.361/13.073 đơn/vụ, bằng 48,6%). Trong tổng số 8.176 đơn/vụ đà giải quyết, Tòa án trả lời cho các đương sự là khơng có căn cứ kháng nghị 7.655 đơn/vụ; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 521 đơn/vụ.

về bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:

Các Tòa án đã thụ lý 08 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án, đã giải quyết bồi thường đối với 02 trường hợp, đã chi trả số tiền bồi thường trên thực tế là 511 triệu đồng; ngoài ra, đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 21 vụ án dân sự mà người bị oan, sai khởi kiện các cơ quan nhà nước yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (10 vụ yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, 04 vụ yêu cầu bồi thường thuộc lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; 07 vụ yêu cầu bồi thường trong thi hành án dân sự); đã giải quyết được 15 vụ (trong đó 06 vụ sau khi xét xử đương sự có kháng cáo hoặc bi Viện kiểm sát kháng nghị), còn lại đang trong quá trinh xem xét, giải quyết.

Từ số liệu thống kê ở trên, ta có thể nhận thấy rằng:

Riêng tính trong năm 2019 số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)