Bảo đảm quyền bào chữa

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 102 - 107)

3.2. Giải pháp bảo đảm quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam

3.2.3. Bảo đảm quyền bào chữa

Quyền bào chữa là một trong những nội dung quan trọng của quyền được xét xử công bằng, đây cũng là một trong những quyền cơ bản cùa quyền con người trong tố tụng hình sự. Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa, muôn cải cách được nên tư pháp nước nhà thì cân phải đảm bảo hiệu quả quyền bào chữa trong thực tế. Đe nâng cao quyền quyền bào chừa tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, sửa đôi, hổ sung các quy định phảp luật nhằm hảo đảm quyền bào chữa

Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tại giai đoạn điều tra, luật sư có “quyền” có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can. Việc chỉ quy định là “quyền” thơi thì chưa thể hiện hết trách nhiệm của người bào chữa, pháp luật cần quy định đây là quyền đồng thời là nghĩa vụ của luật sư trong việc có mặt khi lấy lời khai của người bị buộc tội này. Sự có mặt của Luật sư khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can sẽ đảm bảo được lời khai có tính khách quan, tránh trường hợp khi ra tịa có sự phản cung, khiếu nại. Việc Luật sư có điều kiện và thời gian để gặp gờ bị can, bị cáo trao đổi những vấn đề có liên quan đến vụ án là điều rất cần thiết, chính vì vậy phái bảo đảm cho việc gặp gỡ, trao đồi trên mà khơng có bất kỳ cản trở hay hạn chế nào cả về không gian và thời gian.

Khi tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa, luật sư có quyền được nghiên cứu hồ sơ, được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có liên quan đến việc bào chữa. Nhiều nhũng vụ án có số lượng hồ sơ tất lớn và phức tạp chính vì vậy khơng nên hạn chế số lần và thời gian sao chụp, nghiên cứu tài liệu của luật sư.

Cần quy định thêm về thời hạn của việc chuyền đơn cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ đối với các địa phương có sự khó khăn, bất lợi về điều kiện cơ sở hạ tầng và cụ thề hoá trong các văn bản, tài liệu hướng dẫn.

Sửa đổi, bô sung các quy định của pháp luật liên quan đến quyền được tự bào chữa của người bị buộc tội và có văn bản hướng dẫn chi tiết về các quy trinh, thủ tục đảm bảo quyền này được thực thi trên thực tế.

Thứ hai, sửa đôi, hô sung Luật Luật SU' nhằm phù hợp với các đạo luật mới ban hành và yêu cầu của thực tiễn

Mặc dù Luật Luật sư đã được ban hành và sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng

tác giả nhận thây vân còn những bât cập, hạn chê cân được làm rõ và hoàn thiện đê nâng cao quyền bào chữa trên thực tế, cụ thể:

Tại khoản 2 Điều 9 Luật Luật sư có quy định “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề cùa luật sư”. Nhưng lại chưa có một chế tài xử phạt đối với những hành vi cản trở nếu có. Chính vì vậy Luật cần phải được bổ sung, chỉnh sửa trong đó nêu rõ chế tài xử phạt đối với những hành vi trên chứ không chỉ dừng lại ở việc “cấm”.

Tại điều 10 Luật Luật sư quy định tiêu chuẩn luật sư, theo đó: luật sư là• • • X V * • người có bằng cử nhân luật, đà được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm, có phẩm chất đạo đức tốt; không phải là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân (điểm a khoản 1 điều 18 Luật Luật sư). Trong điều kiện hiện nay không nên hạn chế đối tượng, đội ngũ hàng nghề luật sư, mà cần phải mở rộng phạm vi đối với đội ngũ cán bộ có kiến thức chun mơn, hiểu biết pháp luật, khơng có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án vào việc bào chừa trong vụ án hình sự. Khơng nên đế tình trạng “độc quyền” hành nghề luật sư như hiện nay. Ngồi ra có thể hạ thấp tiêu chuẩn của người bào chữa để nhiều người có thể tham

gia tố tụng với tư cách người bào chữa. Có như vậy, xã hội mới thu hút được đơng đảo nhiều người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vụ án hình sự tham gia bào chữa, tăng cường bảo đảm quyền con người cùa người bị buộc tội trong đó có quyền được xét xử cơng bằng trong tố tụng hình sự.

Hiện nay Luật Luật sư chưa có quy định cụ thề về việc bồi dường chuyên môn hàng năm cho các Luật sư. Trong khi đó nghề luật sư địi hỏi phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ nàng hành nghề. Chính vì vậy cần có những quy định cụ thể về việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn hàng năm cho Luật sư và được quy định tại các văn bản pháp luật cụ thể.

Thứ ba, giải pháp nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên của Luật sư

Việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật tại Việt Nam là một vấn đề quan

trọng hàng đâu bởi khơng có cử nhân luật vững vàng vê kiên thức xã hội, khoa học pháp lý làm tiền đề cho việc đào tạo luật sư thi rất khó đề các cơ sở đào tạo luật sư có thể đào tạo được những vị luật sư giỏi trong tương lai. Chính vì vậỵ, việc đầu tiên là cần phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, xác định thống nhất chương trình đào tạo tại các đơn vị, đưa ra những chuẩn đầu ra thống nhất nhằm đáp ứng được nhu càu xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Việc đào tạo cử nhân luật càn phải gắn với đinh hướng nghề nghiệp của người học ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tiếp đó là việc nâng cao chất lượng đào tạo luật sư. cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về đào tạo nghề Luật sư. Tại khoản 4 điều 12 Luật Luật sư sửa đồi, bổ sung năm 2012 quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước đối với chương trinh đào tạo nghề luật sư theo đó: “Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư”. Việc quy định như vậy trong cơ chế tự chủ như hiện nay có phần khơng hợp lý mang tính chất hạn chế quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo. Thay vào đó có thể sửa đổi thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt khung chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của các cơ sờ đào tạo Luật sư.

Đồng thời, phải có những chính sách đào tạo nghề luật sư với những tiêu chí đảm bảo, cam kết quan tâm hơn nữa tới quyền lợi học tập của học viên. Lấy việc học và lợi ích học tập của từng học viên làm trung tâm của hệ thống giáo dục đào tạo. Gắn việc học tập lý thuyết kỹ năng trong nhà trường với các hoạt động hành nghề thực tiễn đáp ứng được điều kiện hội nhập của nền kinh tế quốc tế. Tất cả phải hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực của những người hành nghề Luật sư. về nội dung, kiến thức kỹ năng trong các mơn học thuộc chương trình đào tạo Luật sư cần được chú trọng, kết hợp hài hoà giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tế, đặc biệt cần phải phát triền các kỹ năng như tư duy lập luận và phân tích pháp lý của học viên. Các module học tập của người học có thể linh động theo nguyên tắc linh hoạt (trong khung chương trình đào tạo) để phù họp mới nhu cầu và điều kiện của từng học viên. Các module này có thể lịch hoạt đối với các hình thức đào tạo riêng như Luật sư tranh tụng, Luật sư tư vấn... Việc nâng cao năng lực của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật sư cũng là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao

công tác đào tạo luật sư. Giảng viên chính là linh hơn, là người định hướng cho các học viên, chính vì vậy cần phải nâng cao năng lực cùa đội ngũ giảng viên trong cơ sở đào tạo Luật sư hiện nay. Giảng viên cần phải thường xuyên trau dồi, cập nhật kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực cho học viên của mình. Thường xuyên tố chức tự đánh giá và nhận sự đóng góp, phản hồi của người học đế nâng cao nâng lực, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân. Có cơ chế thu hút những cán bộ, cơng chức, viên chức đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề liên quan đến hoạt động tư pháp và có trình độ cao làm giảng viên cơ hữu trong việc đào tạo luật sư.

Luật sư cần được bồi dường trình độ lý luận, chính trị và chun mơn nghiệp vụ thường xuyên. Đây cũng chính là giải pháp quan trọng, là cầu nối giữa luật sư với hệ thống chính trị nước ta. Chính vì vậy, việc cập nhật đường lối, chính sách của Đảng và kiến thức pháp luật mới của Nhà nước nhằm nâng cao kỷ năng chuyên môn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi luật sư. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là một nghĩa vụ bắt buộc đối với luật sư, đây cũng được coi là một điểm sáng trong việc cải cách mới trong Luật Luật sư và Nghị định số 123/2013/NĐ - CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. Tuy nhiên, những quy định này vẫn cịn mang nặng tính hình thức và chưa thực sự được chú trọng thực hiện trong thực tiễn. Việc quy định về bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ cịn tương đối ít, chưa xác định được trách nhiệm của việc đào tạo. Do đó, cần phải có những quy định cụ thể, nghiêm ngặt trong việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư theo hướng định kỳ lâu dài và bắt buộc nhằm bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng chuyên môn cho luật sư.

Không chi dừng lại ở việc bồi dường nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của Luật sư mà còn phải trau dồi cả đạo đức nghề nghiệp của bản thân. Chính vì vậy, luật sư cần được bồi dường đạo đức nghề nghiệp thường xuyên, mỗi luật sư cần phải tự ý thức được sứ mệnh của bản thân, biết gìn giữ phẩm chất và danh giá của nghề luật sư mà mình đang theo đuổi và cống hiến. Từ đó tạo niềm tin vững chẳc đối với khách hàng và tôn vinh được nghề luật sư cao quý. Luật sư có sứ mệnh cao cả hơn hết đó là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của các

cá nhân, tơ chức, bảo vệ công lý, quyên công băng. Luật sư phải luôn lây Bộ Quy tăc Đạo đức và ủng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp và thanh danh của luật sư.

Việc phân bổ tỷ lệ hoạt động của các Luật sư theo vùng miền cũng cần được xem xét nhằm đảm bảo quyền được tiếp cận quyền bào chữa của người bị buộc tội. Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các luật sư gia nhập các Đoàn luật sư ở các vùng xa xơi, hẻo lánh, vùng có điều kiện kinh tể - xã hội cịn khó khăn nhàm tạo cơ cấu họp lý về số lượng và chất lượng luật sư giữa các địa phương trên cả nước.

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền được xét xử công bằng ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)